Trong Chiến tranh Iran-Iraq, phi đội F-14 của Iran buộc phải phát triển các chiến thuật của riêng mình để đánh chặn MiG-25, do hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba F-4 của nước này không có khả năng ngăn chặn MiG-25.Ngay cả những chiếc tiêm kích F-14 Tomcat có lợi thế lớn về vũ khí và tên lửa so với tất cả các loại máy bay chiến đấu khác vào thời điểm đó, nhưng MiG-25 vẫn tỏ ra là một thách thức nghiêm trọng.Trận giao tranh đầu tiên giữa F-14 và MiG-25 kết thúc với tỷ số hòa, cả hai đều gây sát thương cho đối phương trong các cuộc giao tranh tầm xa nhưng không gây ra thiệt hại đáng kể.Vì các máy bay MiG-25 của Iraq hoạt động ở độ cao 20 km, với tốc độ từ Mach 1,9 đến Mach 2,4, khiến chúng cực kỳ khó bị nhắm mục tiêu. Trong khi đó những chiếc F-14 của Iran buộc phải leo lên độ cao tối đa và tăng tốc lên tốc độ siêu âm mới bám kịp MiG-25.MiG-25 là máy bay duy nhất của Iraq được đánh giá cao hơn F-14 – loại máy bay vốn thống trị bầu trời khi đó. Tuy nhiên Iraq đã thất bại trong việc sử dụng những chiếc máy bay này một cách hiệu quả để giành ưu thế trên không và thay vào đó, phần lớn MiG-25 của Iraq chỉ sử dụng để ném bom chiến lược nhằm khủng bố các trung tâm dân cư của Iran.Các đơn vị F-14 và F-15 của Mỹ được huấn luyện đặc biệt để đánh chặn các đối thủ tốc độ cao, thông qua việc sử dụng máy bay trinh sát SR-71 Blackbird để mô phỏng khả năng của MiG-25.SR-71 là loại máy bay đắt tiền hơn và có tầm bay xa hơn nhiều so với MiG-25, nhưng được sản xuất với số lượng rất ít, chiếc máy bay này có khả năng hoạt động ở tốc độ và độ cao tương tự như MiG-25, nhưng SR-71 chưa bao giờ được chế tạo để chiến đấu, chiếc máy bay này chủ yếu trong vai trò thử nghiệm.Các chuyên gia Mỹ đã sử dụng SR-71 trong vai trò mô phỏng khả năng bay của MiG-25 để cho các phi công F-14 và F-15 thực hành các thao tác chiến đấu như tìm kiếm, bám đuổi, khóa mục tiêu và sử dụng các chiến thuật để có thể hạ gục MiG-25.Các chuyên gia quân sự đã giải thích chi tiết về những bài học của những phi công điều khiển F-14 và F-15 đã học được khi cố gắng đánh chặn SR-71, đồng thời chỉ ra những khó khăn mà những máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không như F-14, F-15 gặp phải khi nhắm mục tiêu vào những chiếc máy bay tốc độ cao như vậy MiG-25.Khó khăn lớn nhất của các phi công Mỹ là việc đưa máy bay lên độ cao thích hợp và phóng tên lửa vào mục tiêu, bởi giới hạn về độ cao sẽ khiến tên lửa không đủ trọng lực khi bắn vào mục tiêu, dẫn đến khả năng chính xác rất thấp.Lần cuối cùng các phi công Mỹ có cơ hội chạm trán với MiG-25 trước khi Liên Xô tan rã là trong Chiến tranh vùng Vịnh, khi các đơn vị F-15 của không quân Mỹ giao chiến với MiG-25 của Iraq và họ đã giành chiến thắng khi bắn hạ được 1 chiếc MiG-25.Mặc dù thiết kế khung máy bay có tiềm năng để kết hợp các nâng cấp tiếp theo, nhưng MiG-25 đã ngừng hoạt động trong biên chế của Nga vào năm 2013 do ngân sách hậu Xô Viết bị cắt giảm nghiêm trọng.Với việc đưa vào hoạt động MiG-31 Foxhound, một máy bay đánh chặn tiên tiến hơn nhiều của Liên Xô được đưa vào sử dụng từ năm 1981, điều này cũng đã khiến các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Mỹ phải thay đổi rất nhiều để đối mặt với các mục tiêu tốc hiện đại như vậy.Mặc dù MiG-31 chưa bao giờ giao chiến với các máy bay chiến đấu của Mỹ trên không và chỉ được vận hành bởi Nga và Kazakhstan, nhưng nó vẫn là mối đe dọa đáng gờm đối với các máy bay chiến đấu của Mỹ ngày nay với phạm vi giao chiến vô song khoảng 400 km khi sử dụng tên lửa R-37.
Trong Chiến tranh Iran-Iraq, phi đội F-14 của Iran buộc phải phát triển các chiến thuật của riêng mình để đánh chặn MiG-25, do hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba F-4 của nước này không có khả năng ngăn chặn MiG-25.
Ngay cả những chiếc tiêm kích F-14 Tomcat có lợi thế lớn về vũ khí và tên lửa so với tất cả các loại máy bay chiến đấu khác vào thời điểm đó, nhưng MiG-25 vẫn tỏ ra là một thách thức nghiêm trọng.
Trận giao tranh đầu tiên giữa F-14 và MiG-25 kết thúc với tỷ số hòa, cả hai đều gây sát thương cho đối phương trong các cuộc giao tranh tầm xa nhưng không gây ra thiệt hại đáng kể.
Vì các máy bay MiG-25 của Iraq hoạt động ở độ cao 20 km, với tốc độ từ Mach 1,9 đến Mach 2,4, khiến chúng cực kỳ khó bị nhắm mục tiêu. Trong khi đó những chiếc F-14 của Iran buộc phải leo lên độ cao tối đa và tăng tốc lên tốc độ siêu âm mới bám kịp MiG-25.
MiG-25 là máy bay duy nhất của Iraq được đánh giá cao hơn F-14 – loại máy bay vốn thống trị bầu trời khi đó. Tuy nhiên Iraq đã thất bại trong việc sử dụng những chiếc máy bay này một cách hiệu quả để giành ưu thế trên không và thay vào đó, phần lớn MiG-25 của Iraq chỉ sử dụng để ném bom chiến lược nhằm khủng bố các trung tâm dân cư của Iran.
Các đơn vị F-14 và F-15 của Mỹ được huấn luyện đặc biệt để đánh chặn các đối thủ tốc độ cao, thông qua việc sử dụng máy bay trinh sát SR-71 Blackbird để mô phỏng khả năng của MiG-25.
SR-71 là loại máy bay đắt tiền hơn và có tầm bay xa hơn nhiều so với MiG-25, nhưng được sản xuất với số lượng rất ít, chiếc máy bay này có khả năng hoạt động ở tốc độ và độ cao tương tự như MiG-25, nhưng SR-71 chưa bao giờ được chế tạo để chiến đấu, chiếc máy bay này chủ yếu trong vai trò thử nghiệm.
Các chuyên gia Mỹ đã sử dụng SR-71 trong vai trò mô phỏng khả năng bay của MiG-25 để cho các phi công F-14 và F-15 thực hành các thao tác chiến đấu như tìm kiếm, bám đuổi, khóa mục tiêu và sử dụng các chiến thuật để có thể hạ gục MiG-25.
Các chuyên gia quân sự đã giải thích chi tiết về những bài học của những phi công điều khiển F-14 và F-15 đã học được khi cố gắng đánh chặn SR-71, đồng thời chỉ ra những khó khăn mà những máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không như F-14, F-15 gặp phải khi nhắm mục tiêu vào những chiếc máy bay tốc độ cao như vậy MiG-25.
Khó khăn lớn nhất của các phi công Mỹ là việc đưa máy bay lên độ cao thích hợp và phóng tên lửa vào mục tiêu, bởi giới hạn về độ cao sẽ khiến tên lửa không đủ trọng lực khi bắn vào mục tiêu, dẫn đến khả năng chính xác rất thấp.
Lần cuối cùng các phi công Mỹ có cơ hội chạm trán với MiG-25 trước khi Liên Xô tan rã là trong Chiến tranh vùng Vịnh, khi các đơn vị F-15 của không quân Mỹ giao chiến với MiG-25 của Iraq và họ đã giành chiến thắng khi bắn hạ được 1 chiếc MiG-25.
Mặc dù thiết kế khung máy bay có tiềm năng để kết hợp các nâng cấp tiếp theo, nhưng MiG-25 đã ngừng hoạt động trong biên chế của Nga vào năm 2013 do ngân sách hậu Xô Viết bị cắt giảm nghiêm trọng.
Với việc đưa vào hoạt động MiG-31 Foxhound, một máy bay đánh chặn tiên tiến hơn nhiều của Liên Xô được đưa vào sử dụng từ năm 1981, điều này cũng đã khiến các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Mỹ phải thay đổi rất nhiều để đối mặt với các mục tiêu tốc hiện đại như vậy.
Mặc dù MiG-31 chưa bao giờ giao chiến với các máy bay chiến đấu của Mỹ trên không và chỉ được vận hành bởi Nga và Kazakhstan, nhưng nó vẫn là mối đe dọa đáng gờm đối với các máy bay chiến đấu của Mỹ ngày nay với phạm vi giao chiến vô song khoảng 400 km khi sử dụng tên lửa R-37.