Trang Avia của Nga vừa đăng tải thông tin cho biết, một loạt các máy bay đánh chặn MiG-25 đã bị phát hiện ở Libya thông qua ảnh chụp vệ tinh.Các chiến đấu cơ MiG-25 này được đặt giữa sa mạc, bên trong những chiến hào được xây dựng khá đơn sơ. Đây được xem là bằng chứng cho thấy, Nga đã chuyển giao MiG-25 cho quân đội quốc gia Libya.Nhiều khả năng, các máy bay MiG-25 này đã được Nga chuyển giao cho phía Libya, sau khi toàn bộ dàn MiG-25 của Không quân Vũ trụ Nga, đã bị loại biên hoàn toàn từ năm 2013.Trước đó, quân đội Nga cũng đã chuyển giao cho Libya một loạt các loại chiến đấu cơ hiện đại khác, bao gồm cường kích Su-24 và máy bay chiến đấu đa năng MiG-29.Ra đời từ năm 1970 của thế kỷ trước, máy bay chiến đấu MiG-25 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ đánh chặn ở tốc độ siêu âm, hoặc tuần tra giám sát trên không.Với tốc độ tối đa lên tới 3.000 km/h - tương đương với khoảng Mach 2.83 khi bay ở độ cao lớn, cho tới tận thế kỷ 21, MiG-25 vẫn là loại máy bay nhanh bậc nhất lịch sử nhân loạiTiêm kích đánh chặn MiG-25 chỉ có một người lái, dài 23,82 mét, sải cánh rộng 14,01 mét và được trang bị 2 động cơ Tumansky R-15B-300.Loại máy bay đánh chặn này có thể đạt tầm bay tối đa lên tới 2500 km, trần bay cực đại 20.700 km khi mang theo 4 tên lửa, tối đa lên tới 24.000 mét khi mang theo 2 tên lửa.Do được sử dụng vào nhiệm vụ đánh chặn, khả năng mang vũ khí của MiG-25 là không quá cao, tối đa chỉ mang theo được 4 tên lửa không đối không, tuy nhiên đó đều là các loại tên lửa đối không hiện đại bậc nhất thế giới.Cụ thể, với ba loại tên lửa R-40RD, R-60 và R-73A, máy bay đánh chặn MiG-25 có thể mang theo tối đa 4 quả, trong khi đó với tên lửa R-23, tối đa máy bay MiG-25 chỉ mang theo được 2 quả.Trong thời gian từ năm 1964 tới năm 1984, tổng cộng Nga đã cho xuất xưởng 1186 chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-25, trước khi chuyển sang sản xuất tiêm kích MiG-31 cho nhiệm vụ tương đương.Tới nay, gần như toàn bộ dàn tiêm kích đánh chặn MiG-25 trên khắp thế giới đều đã bị loại biên, chỉ còn một số lượng nhỏ phục vụ trong biên chế Không quân Algeria, Syria và Libya. Nguồn ảnh: Pinterest.Tiêm kích đánh chặn MiG-25 - quái thú thống trị bầu trời một thời, tới nay vẫn giữ nhiều kỷ lục hàng không. Nguồn: RDoD.
Trang Avia của Nga vừa đăng tải thông tin cho biết, một loạt các máy bay đánh chặn MiG-25 đã bị phát hiện ở Libya thông qua ảnh chụp vệ tinh.
Các chiến đấu cơ MiG-25 này được đặt giữa sa mạc, bên trong những chiến hào được xây dựng khá đơn sơ. Đây được xem là bằng chứng cho thấy, Nga đã chuyển giao MiG-25 cho quân đội quốc gia Libya.
Nhiều khả năng, các máy bay MiG-25 này đã được Nga chuyển giao cho phía Libya, sau khi toàn bộ dàn MiG-25 của Không quân Vũ trụ Nga, đã bị loại biên hoàn toàn từ năm 2013.
Trước đó, quân đội Nga cũng đã chuyển giao cho Libya một loạt các loại chiến đấu cơ hiện đại khác, bao gồm cường kích Su-24 và máy bay chiến đấu đa năng MiG-29.
Ra đời từ năm 1970 của thế kỷ trước, máy bay chiến đấu MiG-25 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ đánh chặn ở tốc độ siêu âm, hoặc tuần tra giám sát trên không.
Với tốc độ tối đa lên tới 3.000 km/h - tương đương với khoảng Mach 2.83 khi bay ở độ cao lớn, cho tới tận thế kỷ 21, MiG-25 vẫn là loại máy bay nhanh bậc nhất lịch sử nhân loại
Tiêm kích đánh chặn MiG-25 chỉ có một người lái, dài 23,82 mét, sải cánh rộng 14,01 mét và được trang bị 2 động cơ Tumansky R-15B-300.
Loại máy bay đánh chặn này có thể đạt tầm bay tối đa lên tới 2500 km, trần bay cực đại 20.700 km khi mang theo 4 tên lửa, tối đa lên tới 24.000 mét khi mang theo 2 tên lửa.
Do được sử dụng vào nhiệm vụ đánh chặn, khả năng mang vũ khí của MiG-25 là không quá cao, tối đa chỉ mang theo được 4 tên lửa không đối không, tuy nhiên đó đều là các loại tên lửa đối không hiện đại bậc nhất thế giới.
Cụ thể, với ba loại tên lửa R-40RD, R-60 và R-73A, máy bay đánh chặn MiG-25 có thể mang theo tối đa 4 quả, trong khi đó với tên lửa R-23, tối đa máy bay MiG-25 chỉ mang theo được 2 quả.
Trong thời gian từ năm 1964 tới năm 1984, tổng cộng Nga đã cho xuất xưởng 1186 chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-25, trước khi chuyển sang sản xuất tiêm kích MiG-31 cho nhiệm vụ tương đương.
Tới nay, gần như toàn bộ dàn tiêm kích đánh chặn MiG-25 trên khắp thế giới đều đã bị loại biên, chỉ còn một số lượng nhỏ phục vụ trong biên chế Không quân Algeria, Syria và Libya. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích đánh chặn MiG-25 - quái thú thống trị bầu trời một thời, tới nay vẫn giữ nhiều kỷ lục hàng không. Nguồn: RDoD.