Hình ảnh những chiếc trực thăng CH-46E bay trên nóc đại sứ quán Mỹ để sơ tán nhân viên ngoại giao đã trở thành một biểu tượng đáng buồn không chỉ người Mỹ, mà còn cho cả người dân Afghanistan sau khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul.Những chiếc trực thăng vận tải CH-46E này thuộc biên chế Bộ Ngoại giao Mỹ, sau khi chúng hoàn thành việc sơ tán nhân viên tới sân bay quốc tế Hamid Karzai, quân đội Mỹ đã phải bỏ lại vì không thể đem theo."Bộ Ngoại giao Mỹ bỏ lại 7 trực thăng CH-46 ở Afghanistan, chúng đã bị vô hiệu hóa và không còn khả năng vận hành", quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết hôm 19/8.Tuy quan chức này cũng lý giải việc phải bỏ lại rằng: "Những trực thăng Ch-46E này đang dần bị loại khỏi biên chế, đáng lẽ sẽ bị rã sắt vụn do tuổi thọ cao và các vấn đề trong bảo dưỡng", nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng, những gì đang diễn ra tại Afghanistan là điều Mỹ không mong muốn.Hiện không rõ số phận của những chiếc trực thăng hạng trung HH-60L từng được cơ quan ngoại giao Mỹ triển khai ở Kabul đầu năm nay sẽ thế nào.Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) từng cho biết Bộ Ngoại giao đăng ký sử dụng 23 trực thăng CH-46E Sea Knight,Nhưng hiện tại không rõ còn bao nhiêu chiếc CH-46E trong biên chế bộ này hoạt động và chúng đang vận hành ở những đâu.Số trực thăng CH-46E này trước đây thuộc về Thủy quân lục chiến Mỹ, họ đã bàn giao lại cho Bộ Ngoại giao Mỹ vào năm 2012.Sau khi bàn giao, chúng được đại tu và khôi phục lại tình trạng như mới để phục vụ cho Bộ Ngoại giao Mỹ.Phi đội CH-46E được các nhà thầu tư nhân vận hành, đây là phương tiện di chuyển chủ yếu của nhân viên ngoại giao Mỹ giữa đại sứ quán ở Kabul và sân bay quốc tế Hamid Karzai, cũng như nhiều địa điểm khác tại Afghanistan.Phi đội CH-46E và nhiều trực thăng quân sự đã được triển khai cho chiến dịch sơ tán người không tham chiến trực tiếp (NEO) tại Kabul.Lầu Năm Góc cho biết, đây là một trong những chiến dịch NEO lớn nhất lịch sử, cũng có thể là nhiệm vụ lớn cuối cùng với những chiếc CH-46E Sea Knight của chính phủ Mỹ.CH-46 được phát triển vào thập niên 1950, chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngay 222/4/1958.Chúng được chính thức đi vào phục vụ vào năm 1964. Tổng cộng đã có tới 524 chiếc được sản xuất trong giai đoạn 1960-1971 để phục vụ trong quân đội Mỹ và đồng minh.Sau thời gian dài phục vụ, trực thăng CH-46 chính thức loại biên trong Hải quân Mỹ vào năm 2004 và trong Thủy quân lục chiến Mỹ vào năm năm 2015.Sau khi loại biên, một số chiếc CH-46 được nâng cấp lên chuẩn CH-46E và chỉ phục vụ trong Bộ Ngoại giao Mỹ.CH-46 có phi hành đoàn 5 người, trong đó gồm 2 phi công, 1 trưởng phi hành đoàn, 2 xạ thủ súng máy.Chiếc trực thăng này có chiều dài 13,67 m, chiều cao 5,11 m, trọng lượng rỗng 7.047 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 11.022 kg.Chúng có thể chở theo 24 binh sĩ với trang bị đầy đủ hoặc 15 cáng cứu thương.Để cơ động, CH-46 được trang bị 2 động cơ General Electric T58-GE-16, mội chiếc có công suất 1.870 mã lực giúp máy bay đạt vận tốc tối đa 267km/h, tầm bay 1.020 km và trần bay 5.200 m.Từ CH-46, Mỹ đã phát triển thành công biến thể trực thăng hạng nặng CH-47 huyền thoại. So với người tiền nhiệm, CH-47 có kích thước lớn hơn, số lượng sản xuất nhiều hơn và cũng nổi tiếng hơn. Chúng hiện vẫn đang phục vụ đắc lực trong quân đội Mỹ.
Hình ảnh những chiếc trực thăng CH-46E bay trên nóc đại sứ quán Mỹ để sơ tán nhân viên ngoại giao đã trở thành một biểu tượng đáng buồn không chỉ người Mỹ, mà còn cho cả người dân Afghanistan sau khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul.
Những chiếc trực thăng vận tải CH-46E này thuộc biên chế Bộ Ngoại giao Mỹ, sau khi chúng hoàn thành việc sơ tán nhân viên tới sân bay quốc tế Hamid Karzai, quân đội Mỹ đã phải bỏ lại vì không thể đem theo.
"Bộ Ngoại giao Mỹ bỏ lại 7 trực thăng CH-46 ở Afghanistan, chúng đã bị vô hiệu hóa và không còn khả năng vận hành", quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết hôm 19/8.
Tuy quan chức này cũng lý giải việc phải bỏ lại rằng: "Những trực thăng Ch-46E này đang dần bị loại khỏi biên chế, đáng lẽ sẽ bị rã sắt vụn do tuổi thọ cao và các vấn đề trong bảo dưỡng", nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng, những gì đang diễn ra tại Afghanistan là điều Mỹ không mong muốn.
Hiện không rõ số phận của những chiếc trực thăng hạng trung HH-60L từng được cơ quan ngoại giao Mỹ triển khai ở Kabul đầu năm nay sẽ thế nào.
Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) từng cho biết Bộ Ngoại giao đăng ký sử dụng 23 trực thăng CH-46E Sea Knight,
Nhưng hiện tại không rõ còn bao nhiêu chiếc CH-46E trong biên chế bộ này hoạt động và chúng đang vận hành ở những đâu.
Số trực thăng CH-46E này trước đây thuộc về Thủy quân lục chiến Mỹ, họ đã bàn giao lại cho Bộ Ngoại giao Mỹ vào năm 2012.
Sau khi bàn giao, chúng được đại tu và khôi phục lại tình trạng như mới để phục vụ cho Bộ Ngoại giao Mỹ.
Phi đội CH-46E được các nhà thầu tư nhân vận hành, đây là phương tiện di chuyển chủ yếu của nhân viên ngoại giao Mỹ giữa đại sứ quán ở Kabul và sân bay quốc tế Hamid Karzai, cũng như nhiều địa điểm khác tại Afghanistan.
Phi đội CH-46E và nhiều trực thăng quân sự đã được triển khai cho chiến dịch sơ tán người không tham chiến trực tiếp (NEO) tại Kabul.
Lầu Năm Góc cho biết, đây là một trong những chiến dịch NEO lớn nhất lịch sử, cũng có thể là nhiệm vụ lớn cuối cùng với những chiếc CH-46E Sea Knight của chính phủ Mỹ.
CH-46 được phát triển vào thập niên 1950, chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngay 222/4/1958.
Chúng được chính thức đi vào phục vụ vào năm 1964. Tổng cộng đã có tới 524 chiếc được sản xuất trong giai đoạn 1960-1971 để phục vụ trong quân đội Mỹ và đồng minh.
Sau thời gian dài phục vụ, trực thăng CH-46 chính thức loại biên trong Hải quân Mỹ vào năm 2004 và trong Thủy quân lục chiến Mỹ vào năm năm 2015.
Sau khi loại biên, một số chiếc CH-46 được nâng cấp lên chuẩn CH-46E và chỉ phục vụ trong Bộ Ngoại giao Mỹ.
CH-46 có phi hành đoàn 5 người, trong đó gồm 2 phi công, 1 trưởng phi hành đoàn, 2 xạ thủ súng máy.
Chiếc trực thăng này có chiều dài 13,67 m, chiều cao 5,11 m, trọng lượng rỗng 7.047 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 11.022 kg.
Chúng có thể chở theo 24 binh sĩ với trang bị đầy đủ hoặc 15 cáng cứu thương.
Để cơ động, CH-46 được trang bị 2 động cơ General Electric T58-GE-16, mội chiếc có công suất 1.870 mã lực giúp máy bay đạt vận tốc tối đa 267km/h, tầm bay 1.020 km và trần bay 5.200 m.
Từ CH-46, Mỹ đã phát triển thành công biến thể trực thăng hạng nặng CH-47 huyền thoại. So với người tiền nhiệm, CH-47 có kích thước lớn hơn, số lượng sản xuất nhiều hơn và cũng nổi tiếng hơn. Chúng hiện vẫn đang phục vụ đắc lực trong quân đội Mỹ.