KCNA cho biết, tên lửa hành trình tầm xa là vũ khí chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm phát triển khoa học quốc phòng và phát triển các hệ thống vũ khí mới, do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Lao động Triều Tiên đề ra.Trong hai năm qua, công việc phát triển vũ khí này được tiến hành khẩn trương và đúng kế hoạch. Trong quá trình phát triển, đã tiến hành các cuộc thử nghiệm chi tiết, cũng như hàng chục thử nghiệm trên mặt đất và các thử nghiệm bay khác nhau, như thử nghiệm dẫn đường, thử nghiệm sức mạnh đầu đạn và đều đã thành công.Thông tin của KCNA, được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, việc phát triển hệ thống vũ khí này như một dự án cốt lõi, có ý nghĩa chiến lược to lớn, là phương tiện ngăn chặn chiến tranh hiệu quả.Theo thông tin, tên lửa hành trình tầm xa được phóng lần này, đã di chuyển theo đường bay hình elip và hình số tám, được xác định trước trên lãnh thổ và lãnh hải của Triều Tiên trong tổng cộng 7.580 giây, tấn công chính xác mục tiêu ở cự ly 1.500 km.KCNA cho biết: Kết quả bắn thử nghiệm cho thấy, động cơ tuabin mới được chế tạo dùng cho tên lửa hành trình thử nghiệm lần này cũng như hiệu suất điều khiển bay của tên lửa, độ chính xác đánh trúng đều đạt yêu cầu thiết kế.Khi biết tin Triều Tiên tiến hành thử thành công tên lửa hành trình, Đài Phát thanh Truyền hình Nhật Bản (NHK) vào ngày 13/9 đã phỏng vấn Toshito Nagawa, cựu tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, ông Nagawa cho biết: “Tokyo hoàn toàn nằm trong tầm bắn tên lửa hành trình của Triều Tiên và tên lửa này gây ra mối đe dọa cho Nhật Bản”.Trong cuộc phỏng vấn, ông Nagawa chia sẻ: “Không giống như chương trình tên lửa đạn đạo, Nhật Bản không biết nhiều về tên lửa hành trình của Triều Tiên và chưa thể đưa ra đánh giá cụ thể về nội dung các thông tin của KCNA”.Ông Nagawa cho biết thêm, nếu tên lửa hành trình của Triều Tiên có tầm bắn 1.500 km, thì phạm vi tấn công của tên lửa có thể bao trùm thủ đô Tokyo; như vậy loại tên lửa này có khả năng tấn công bên ngoài khu vực,từ góc độ chiến thuật, có thể là một tên lửa hiệu quả.Mặc dù tên lửa hành trình không có tốc độ nhanh, nhưng chúng rất khó bị radar phát hiện vì độ cao bay cực thấp của chúng. Nếu Triều Tiên thử nghiệm thành công loại tên lửa này, nó có thể gây ra mối đe dọa cho Nhật Bản nên Nhật Bản cần phân tích hiệu suất của tên lửa càng sớm càng tốt; Nagawa khẳng định.Trong khi đó, Lầu Năm Góc đã được thông báo về vụ thử tên lửa ngày 11, 12/9 của Triều Tiên và coi hoạt động này là mối đe dọa đối với cộng đồng quốc tế. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ “Quan ngại nghiêm trọng” khi Triều Tiên thử nghiệm tên lửa hành trình tầm xa mới“Chúng tôi biết các thông tin về các vụ phóng tên lửa hành trình của CHDCND Triều Tiên. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và đang tham vấn chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của chúng tôi”, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hôm Chủ nhật.Lầu Năm Góc nói thêm rằng, hoạt động quân sự của Triều Tiên đã làm nổi bật “các mối đe dọa mà họ gây ra đối với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế” và khẳng định, Washington vẫn cam kết bảo vệ các đồng minh là Hàn Quốc và Nhật Bản.Hồi đầu tháng 9, Giám đốc Bộ Chỉ huy Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) Glen VanHerck cho biết, Mỹ đã có các thông tin của cơ quan giám sát liên quan, đến việc Triều Tiên nối lại các hoạt động phát triển hạt nhân và sẵn sàng bảo vệ trước bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào từ Bình Nhưỡng.Phản ứng trước quyết định khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên, VanHerck nói: “Chúng tôi tự tin vào năng lực của mình, tôi biết về thông tin mà bạn đang nói đến, nhưng điều đó không thay đổi tư thế của tôi. Chúng tôi tiếp tục sẵn sàng đáp trả nếu Triều Tiên quyết định phóng tên lửa”.Ngày 30/8, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) công bố một báo cáo cho thấy, Triều Tiên đã nối lại hoạt động của lò phản ứng hạt nhân 5MW để sản xuất plutonium ở khu phức hợp Yongbyon từ hồi tháng 7 vừa qua.IAEA đã đăng ký các dấu hiệu về hoạt động của lò phản ứng, bao gồm cả việc xả nước làm mát, bất chấp việc Triều Tiên hứa vào năm 2018 sẽ tháo dỡ tất cả các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon. Tuy nhiên các hành động dỡ bỏ cấm vận của Mỹ không như lời hứa trước đó, nên Triều Tiên quyết định tiếp tục các hoạt động làm giàu uranium. Nguồn ảnh: TTXVN/Vietnamplus. Tên lửa đạn đạo Hwasong-12 của Triều Tiên từng khiến Washington kinh hãi khi có tầm bắn vươn tới tận lãnh thổ Mỹ. Nguồn: KCNA.
KCNA cho biết, tên lửa hành trình tầm xa là vũ khí chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm phát triển khoa học quốc phòng và phát triển các hệ thống vũ khí mới, do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Lao động Triều Tiên đề ra.
Trong hai năm qua, công việc phát triển vũ khí này được tiến hành khẩn trương và đúng kế hoạch. Trong quá trình phát triển, đã tiến hành các cuộc thử nghiệm chi tiết, cũng như hàng chục thử nghiệm trên mặt đất và các thử nghiệm bay khác nhau, như thử nghiệm dẫn đường, thử nghiệm sức mạnh đầu đạn và đều đã thành công.
Thông tin của KCNA, được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, việc phát triển hệ thống vũ khí này như một dự án cốt lõi, có ý nghĩa chiến lược to lớn, là phương tiện ngăn chặn chiến tranh hiệu quả.
Theo thông tin, tên lửa hành trình tầm xa được phóng lần này, đã di chuyển theo đường bay hình elip và hình số tám, được xác định trước trên lãnh thổ và lãnh hải của Triều Tiên trong tổng cộng 7.580 giây, tấn công chính xác mục tiêu ở cự ly 1.500 km.
KCNA cho biết: Kết quả bắn thử nghiệm cho thấy, động cơ tuabin mới được chế tạo dùng cho tên lửa hành trình thử nghiệm lần này cũng như hiệu suất điều khiển bay của tên lửa, độ chính xác đánh trúng đều đạt yêu cầu thiết kế.
Khi biết tin Triều Tiên tiến hành thử thành công tên lửa hành trình, Đài Phát thanh Truyền hình Nhật Bản (NHK) vào ngày 13/9 đã phỏng vấn Toshito Nagawa, cựu tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, ông Nagawa cho biết: “Tokyo hoàn toàn nằm trong tầm bắn tên lửa hành trình của Triều Tiên và tên lửa này gây ra mối đe dọa cho Nhật Bản”.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Nagawa chia sẻ: “Không giống như chương trình tên lửa đạn đạo, Nhật Bản không biết nhiều về tên lửa hành trình của Triều Tiên và chưa thể đưa ra đánh giá cụ thể về nội dung các thông tin của KCNA”.
Ông Nagawa cho biết thêm, nếu tên lửa hành trình của Triều Tiên có tầm bắn 1.500 km, thì phạm vi tấn công của tên lửa có thể bao trùm thủ đô Tokyo; như vậy loại tên lửa này có khả năng tấn công bên ngoài khu vực,từ góc độ chiến thuật, có thể là một tên lửa hiệu quả.
Mặc dù tên lửa hành trình không có tốc độ nhanh, nhưng chúng rất khó bị radar phát hiện vì độ cao bay cực thấp của chúng. Nếu Triều Tiên thử nghiệm thành công loại tên lửa này, nó có thể gây ra mối đe dọa cho Nhật Bản nên Nhật Bản cần phân tích hiệu suất của tên lửa càng sớm càng tốt; Nagawa khẳng định.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc đã được thông báo về vụ thử tên lửa ngày 11, 12/9 của Triều Tiên và coi hoạt động này là mối đe dọa đối với cộng đồng quốc tế. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ “Quan ngại nghiêm trọng” khi Triều Tiên thử nghiệm tên lửa hành trình tầm xa mới
“Chúng tôi biết các thông tin về các vụ phóng tên lửa hành trình của CHDCND Triều Tiên. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và đang tham vấn chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của chúng tôi”, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hôm Chủ nhật.
Lầu Năm Góc nói thêm rằng, hoạt động quân sự của Triều Tiên đã làm nổi bật “các mối đe dọa mà họ gây ra đối với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế” và khẳng định, Washington vẫn cam kết bảo vệ các đồng minh là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hồi đầu tháng 9, Giám đốc Bộ Chỉ huy Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) Glen VanHerck cho biết, Mỹ đã có các thông tin của cơ quan giám sát liên quan, đến việc Triều Tiên nối lại các hoạt động phát triển hạt nhân và sẵn sàng bảo vệ trước bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào từ Bình Nhưỡng.
Phản ứng trước quyết định khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên, VanHerck nói: “Chúng tôi tự tin vào năng lực của mình, tôi biết về thông tin mà bạn đang nói đến, nhưng điều đó không thay đổi tư thế của tôi. Chúng tôi tiếp tục sẵn sàng đáp trả nếu Triều Tiên quyết định phóng tên lửa”.
Ngày 30/8, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) công bố một báo cáo cho thấy, Triều Tiên đã nối lại hoạt động của lò phản ứng hạt nhân 5MW để sản xuất plutonium ở khu phức hợp Yongbyon từ hồi tháng 7 vừa qua.
IAEA đã đăng ký các dấu hiệu về hoạt động của lò phản ứng, bao gồm cả việc xả nước làm mát, bất chấp việc Triều Tiên hứa vào năm 2018 sẽ tháo dỡ tất cả các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon. Tuy nhiên các hành động dỡ bỏ cấm vận của Mỹ không như lời hứa trước đó, nên Triều Tiên quyết định tiếp tục các hoạt động làm giàu uranium. Nguồn ảnh: TTXVN/Vietnamplus.
Tên lửa đạn đạo Hwasong-12 của Triều Tiên từng khiến Washington kinh hãi khi có tầm bắn vươn tới tận lãnh thổ Mỹ. Nguồn: KCNA.