Trong lúc những quốc gia láng giềng đang vất vả để chống chọi lại với dịch bệnh COVID-19, thì Triều Tiên dường như lại miễn nhiễm với loại virus chết người này. Hôm 9/9 vừa rồi, một cuộc duyệt binh quy mô lớn mừng Quốc khánh Triều Tiên, đã được tổ chức giữa đêm, tại Bình Nhưỡng.Như thường lệ, lễ duyệt binh sẽ có sự tham gia của những quan chức cấp cao của Triều Tiên, trong đó không thể thiếu sự có mặt của Lãnh đạo Kim Jong-un.Nhiều tầng lớp người dân Triều Tiên đã được tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 73 năm ngày thành lập nước. Có thể dễ dàng nhận ra, người dân Triều Tiên hoàn toàn không phải đeo khẩu trang, dù tụ tập rất đông người.Lễ duyệt binh bắt đầu với màn trình diễn pháo hoa rất mãn nhãn. Khác với mọi năm, năm nay Triều Tiên không đưa vũ khí hạng nặng ra duyệt binh.Pháo binh Triều Tiên nổ 21 phát đại bác khai mạc lễ duyệt binh mừng 73 năm ngày Quốc khánh của nước này.Năm nay, quân đội Triều Tiên tham gia duyệt binh chỉ với vũ khí và trang bị nhẹ, không có sự xuất hiện của bất cứ loại vũ khí hạng nặng nào.Truyền thông thế giới cho biết, đây có thể là một bước tiến của Triều Tiên, khi nước này không còn muốn sử dụng buổi lễ duyệt binh, như một dịp để phô trương sức mạnh quân sự.Không ít người lạc quan đánh giá rằng, việc Triều Tiên không còn đưa vũ khí hạng nặng vào các cuộc duyệt binh, rất có thể là biểu hiện đánh dấu cho sự thay đổi, trong chính sách đối ngoại của nước này.Tất nhiên, Bình Nhưỡng thừa hiểu rằng sự xuất hiện của mọi loại phương tiện, vũ khí của nước này trong lễ duyệt binh sẽ đều thu hút được rất nhiều sự chú ý của thế giới.Vậy nên, rất có thể Bình Nhưỡng muốn gửi một thông điệp thông qua cuộc duyệt binh hôm 9/9 vừa qua, khi nước này không đưa các loại vũ khí hạng nặng xuất hiện.Từ đầu tới cuối cuộc duyệt binh của Triều Tiên, chủ yếu chỉ bao gồm các loại vũ khí bộ binh, cùng nhiều khối binh lính, thuộc các quân binh chủng khác nhau.Giới quan sát quốc tế thậm chí còn cho rằng, những binh lính này dường như không phải lính đặc chủng, mà chỉ là binh lính tới từ những đơn vị thông thường.Lực lượng phòng hóa cực độc của Triều Tiên xuất hiện trong lễ duyệt binh, nhiều chuyên gia cho rằng đây là lực lượng được đào tạo đặc biệt, để giúp Triều Tiên chống COVID-19 trong trường hợp nước này bị bùng phát dịch.Kỵ binh Triều Tiên xuất hiện trong lễ duyệt binh mừng Quốc khánh lần thứ 73 của nước này.Lực lượng cảnh khuyển của Triều Tiên lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc duyệt binh. Có thể thấy dù bị cả quốc tế cấm vận, cảnh khuyển Triều Tiên vẫn tuyển chọn được những chú chó Đức thuần chủng.Nhiều đơn vị cơ động của Triều Tiên tới nay vẫn sử dụng xe ba bánh làm phương tiện di chuyển chính.Loại "vũ khí hạng nặng" nhất được Triều Tiên mang tới cuộc duyệt binh hôm 9/9 vừa rồi có lẽ là các dàn pháo phản lực phóng loạt được kéo bằng máy cầy.Cận cảnh các dàn pháo phản lực phóng loạt của Triều Tiên được kéo bằng máy cầy.Thậm chí cả lực lượng cứu hộ cứu nạn của Triều Tiên, cũng xuất hiện trong cuộc duyệt binh hôm 9/9 vừa rồi.Kết thúc buổi lễ duyệt binh là màn pháo hoa không thể đẹp mắt hơn, chiếu sáng rực thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên tiến hành duyệt binh vào buổi tối. Giới quan sát cho rằng, Việt Triều Tiên duyệt binh vào buổi tối, sẽ khiến các vệ tinh do thám của phương Tây không thể soi rõ được vị trí đóng quân của các đơn vị tham gia duyệt binh, sau khi kết thúc buổi lễ.Ngoài ra, duyệt binh vào ban đêm còn cho phép Bình Nhưỡng tổ chức được những màn pháo hoa độc đáo và mãn nhãn - thứ mà những cuộc duyệt binh tổ chức vào ban ngày thường không có, hoặc rất hời hợt. Nguồn ảnh: KCNA. Tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên với khả năng phóng tới lãnh thổ Mỹ khiến Washington "đứng ngồi không yên". Nguồn: KCNA.
Trong lúc những quốc gia láng giềng đang vất vả để chống chọi lại với dịch bệnh COVID-19, thì Triều Tiên dường như lại miễn nhiễm với loại virus chết người này. Hôm 9/9 vừa rồi, một cuộc duyệt binh quy mô lớn mừng Quốc khánh Triều Tiên, đã được tổ chức giữa đêm, tại Bình Nhưỡng.
Như thường lệ, lễ duyệt binh sẽ có sự tham gia của những quan chức cấp cao của Triều Tiên, trong đó không thể thiếu sự có mặt của Lãnh đạo Kim Jong-un.
Nhiều tầng lớp người dân Triều Tiên đã được tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 73 năm ngày thành lập nước. Có thể dễ dàng nhận ra, người dân Triều Tiên hoàn toàn không phải đeo khẩu trang, dù tụ tập rất đông người.
Lễ duyệt binh bắt đầu với màn trình diễn pháo hoa rất mãn nhãn. Khác với mọi năm, năm nay Triều Tiên không đưa vũ khí hạng nặng ra duyệt binh.
Pháo binh Triều Tiên nổ 21 phát đại bác khai mạc lễ duyệt binh mừng 73 năm ngày Quốc khánh của nước này.
Năm nay, quân đội Triều Tiên tham gia duyệt binh chỉ với vũ khí và trang bị nhẹ, không có sự xuất hiện của bất cứ loại vũ khí hạng nặng nào.
Truyền thông thế giới cho biết, đây có thể là một bước tiến của Triều Tiên, khi nước này không còn muốn sử dụng buổi lễ duyệt binh, như một dịp để phô trương sức mạnh quân sự.
Không ít người lạc quan đánh giá rằng, việc Triều Tiên không còn đưa vũ khí hạng nặng vào các cuộc duyệt binh, rất có thể là biểu hiện đánh dấu cho sự thay đổi, trong chính sách đối ngoại của nước này.
Tất nhiên, Bình Nhưỡng thừa hiểu rằng sự xuất hiện của mọi loại phương tiện, vũ khí của nước này trong lễ duyệt binh sẽ đều thu hút được rất nhiều sự chú ý của thế giới.
Vậy nên, rất có thể Bình Nhưỡng muốn gửi một thông điệp thông qua cuộc duyệt binh hôm 9/9 vừa qua, khi nước này không đưa các loại vũ khí hạng nặng xuất hiện.
Từ đầu tới cuối cuộc duyệt binh của Triều Tiên, chủ yếu chỉ bao gồm các loại vũ khí bộ binh, cùng nhiều khối binh lính, thuộc các quân binh chủng khác nhau.
Giới quan sát quốc tế thậm chí còn cho rằng, những binh lính này dường như không phải lính đặc chủng, mà chỉ là binh lính tới từ những đơn vị thông thường.
Lực lượng phòng hóa cực độc của Triều Tiên xuất hiện trong lễ duyệt binh, nhiều chuyên gia cho rằng đây là lực lượng được đào tạo đặc biệt, để giúp Triều Tiên chống COVID-19 trong trường hợp nước này bị bùng phát dịch.
Kỵ binh Triều Tiên xuất hiện trong lễ duyệt binh mừng Quốc khánh lần thứ 73 của nước này.
Lực lượng cảnh khuyển của Triều Tiên lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc duyệt binh. Có thể thấy dù bị cả quốc tế cấm vận, cảnh khuyển Triều Tiên vẫn tuyển chọn được những chú chó Đức thuần chủng.
Nhiều đơn vị cơ động của Triều Tiên tới nay vẫn sử dụng xe ba bánh làm phương tiện di chuyển chính.
Loại "vũ khí hạng nặng" nhất được Triều Tiên mang tới cuộc duyệt binh hôm 9/9 vừa rồi có lẽ là các dàn pháo phản lực phóng loạt được kéo bằng máy cầy.
Cận cảnh các dàn pháo phản lực phóng loạt của Triều Tiên được kéo bằng máy cầy.
Thậm chí cả lực lượng cứu hộ cứu nạn của Triều Tiên, cũng xuất hiện trong cuộc duyệt binh hôm 9/9 vừa rồi.
Kết thúc buổi lễ duyệt binh là màn pháo hoa không thể đẹp mắt hơn, chiếu sáng rực thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên tiến hành duyệt binh vào buổi tối. Giới quan sát cho rằng, Việt Triều Tiên duyệt binh vào buổi tối, sẽ khiến các vệ tinh do thám của phương Tây không thể soi rõ được vị trí đóng quân của các đơn vị tham gia duyệt binh, sau khi kết thúc buổi lễ.
Ngoài ra, duyệt binh vào ban đêm còn cho phép Bình Nhưỡng tổ chức được những màn pháo hoa độc đáo và mãn nhãn - thứ mà những cuộc duyệt binh tổ chức vào ban ngày thường không có, hoặc rất hời hợt. Nguồn ảnh: KCNA.
Tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên với khả năng phóng tới lãnh thổ Mỹ khiến Washington "đứng ngồi không yên". Nguồn: KCNA.