Tiểu liên Kiểu 88 của Triều Tiên là phiên bản sao chép tiểu liên AK-74 của Liên Xô, sử dụng đạn 5,56x39mm; thời gian gần đây, loại súng này của Triều Tiên đã bỏ hộp tiếp đạn truyền thống, mà sử dụng hộp tiếp đạn hình trụ, có khả năng chứa được nhiều đạn hơn. Ảnh: Tiểu liên Kiểu 88 của Triều Tiên - Nguồn: SinaKhi khẩu tiểu liên với hộp tiếp đạn hình trụ của Triều Tiên lần đầu xuất hiện, tờ Bưu điện của Anh đưa tin, đó là loại súng phóng lựu kiểu mới, gắn dưới khẩu AK Triều Tiên; vì mọi người chưa bao giờ nhìn thấy loại hộp tiếp đạn lớn như vậy cho tiểu liên dòng AK.Trên thực tế, thiết kế hộp tiếp đạn hình trụ này không phải là phát minh của Triều Tiên mà là của Michael Miller và Warren Stockton, hai kỹ sư của Mỹ, phát minh ra vào năm 1985. Mục đích thiết kế của hộp đạn hình trụ là tăng khả năng chứa đạn, ít phải thay hộp tiếp đạn.Bằng cách này, có vẻ như thiết kế hộp tiếp đạn mà Triều Tiên sử dụng đã giải quyết hoàn hảo vấn đề chứa lượng đạn lớn; nếu một khẩu AK có hộp tiếp đạn xoắn với hơn 100 viên, thì hỏa lực sẽ được nhân đôi. Tuy nhiên hộp tiếp đạn hình trụ dài này không khả quan như mong muốn.Điều đầu tiên phải kể đến là độ tin cậy của hộp tiếp đạn hình trụ dài. Xét về trình độ hiện tại của ngành công nghiệp quân sự Triều Tiên, do không có được vật liệu tốt nhất và khả năng gia công, nên độ tin cậy của hộp tiếp đạn hình trụ dài của tiểu liên Kiểu 88 thực sự đáng lo ngại.Ngoài ra vấn đề phải giải quyết, là với số lượng đạn nhiều, nên lắp đạn vào hộp tiếp đạn loại này rất phức tạp. Lấy ví dụ về hộp tiếp đạn của anh em nhà Calico, khi nạp lại một hộp đạn, băng đạn 50 viên cần lên cót 10 vòng và băng đạn 100 viên lên cót 23 vòng.Chưa hết, theo suy đoán của các nhà phân tích quân sự, số đạn của hộp tiếp đạn hình trụ của tiểu liên Kiểu 88 của Triều Tiên vào khoảng từ 100-150 viên, tức là khi đầy đạn, hộp tiếp đạn của khẩu súng này nặng tới 1,6 kg.Trong khi đó, trọng lượng của khẩu AKS-74 khi không có đạn chỉ có 3,2 kg; có nghĩa là những người lính sử dụng hộp tiếp đạn này sẽ phải nâng thêm bằng một nửa trọng lượng của súng khi bắn. Điều này khiến người lính mệt mỏi hơn và không thể nâng súng lên trong thời gian dài. Ảnh: Mẫu tiểu liên Calico với hộp tiếp đạn chứa 50 viên đạn - Nguồn: SinaNgay cả đối với khẩu tiểu liên Kiểu 88 cũng không thể chịu nổi sức nặng và chiều dài của hộp tiếp đạn hình trụ này; việc lắp một hộp đạn nặng như vậy vào súng, rất dễ khiến miệng hộp tiếp đạn bị biến dạng, hoặc lẫy khóa giữ hộp tiếp đạn của súng không thể giữ được hộp tiếp đạn. Ảnh: Sơ đồ cung cấp đạn đơn giản của hộp tiếp đạn hình trụ dài - Nguồn: SinaĐiều này có thể được nhìn thấy trong lễ duyệt binh của Triều Tiên, một chiến sĩ trang bị tiểu liên Kiểu 88 với hộp tiếp đạn trụ dài, phải dùng dây sắt để cố định với nòng súng cho khỏi bị rơi hộp tiếp đạn (nên nhớ là khi duyệt binh, súng tuyệt đối không có đạn). Ảnh: Tiểu liên PP-19 Bizon của Nga sử dụng hộp tiếp đạn trụ dài, nhưng không thành công - Nguồn: TopwarMặc dù hộp tiếp đạn hình trụ có sức chứa lớn, nhưng khả năng mang theo cơ số đạn tối đa của một người lính sẽ không thay đổi; dù hộp tiếp đạn có chứa được nhiều đạn đi chăng nữa, thì không có nghĩa là người lính có thể mang thêm 3-5 lần cơ số đạn cùng lúc.Trong một bức ảnh trước đó, một người lính Triều Tiên mang theo một ba lô đạn, có thể chứa hai hộp đạn hình trụ dài sau lưng; nếu cộng một hộp đạn lắp sẵn trên súng của anh ta, thì anh ta có thể mang theo từ 300-450 viên đạn. Như vậy chỉ riêng trọng lượng của đạn đã là 4,8 kg.Vì vậy trong những bức ảnh lộ ra những năm gần đây, binh lính Triều Tiên sử dụng tiểu liên Kiểu 88, không bao giờ sử dụng ba lô đạn, mà chỉ sử dụng duy nhất một hộp tiếp đạn lắp vào súng; như vậy sẽ không có hộp tiếp đạn dự phòng.Không chỉ thêm trọng lượng khi sử dụng, mà hộp tiếp đạn hình trụ dài còn rất bất tiện khi sử dụng trong thực tế, đặc biệt là đối với những binh lính có thể trạng "nhỏ con" như của Triều Tiên.Quan sát kỹ không khó để nhận thấy, lòng bàn tay của binh lính về cơ bản chỉ có thể cầm được nửa vòng của hộp tiếp đạn; như vậy, liệu sức nặng của hộp tiếp đạn có giữ được chắc súng khi bắn? Ảnh: Ngay cả trong cuộc tập trận, các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên chỉ mang theo một hộp tiếp đạn vì quá nặng - Nguồn: SinaMặc dù hiệu quả chiến đấu thực tế của hộp tiếp đạn hình trụ cho súng tiểu liên Kiểu 88 của Triều Tiên chưa thực sự được kiểm chứng, còn nhiều nghi ngờ, nhưng từ góc độ duyệt binh của Triều Tiên, quốc gia này đang nhanh chóng phát triển các loại vũ khí mới và thể hiện khả năng sức mạnh quân sự của họ; có lẽ đây là thông điệp Triều Tiên muốn gửi đến toàn thế giới. Video Lễ duyệt binh hoành tráng tại Triều Tiên - Nguồn: VTV24
Tiểu liên Kiểu 88 của Triều Tiên là phiên bản sao chép tiểu liên AK-74 của Liên Xô, sử dụng đạn 5,56x39mm; thời gian gần đây, loại súng này của Triều Tiên đã bỏ hộp tiếp đạn truyền thống, mà sử dụng hộp tiếp đạn hình trụ, có khả năng chứa được nhiều đạn hơn. Ảnh: Tiểu liên Kiểu 88 của Triều Tiên - Nguồn: Sina
Khi khẩu tiểu liên với hộp tiếp đạn hình trụ của Triều Tiên lần đầu xuất hiện, tờ Bưu điện của Anh đưa tin, đó là loại súng phóng lựu kiểu mới, gắn dưới khẩu AK Triều Tiên; vì mọi người chưa bao giờ nhìn thấy loại hộp tiếp đạn lớn như vậy cho tiểu liên dòng AK.
Trên thực tế, thiết kế hộp tiếp đạn hình trụ này không phải là phát minh của Triều Tiên mà là của Michael Miller và Warren Stockton, hai kỹ sư của Mỹ, phát minh ra vào năm 1985. Mục đích thiết kế của hộp đạn hình trụ là tăng khả năng chứa đạn, ít phải thay hộp tiếp đạn.
Bằng cách này, có vẻ như thiết kế hộp tiếp đạn mà Triều Tiên sử dụng đã giải quyết hoàn hảo vấn đề chứa lượng đạn lớn; nếu một khẩu AK có hộp tiếp đạn xoắn với hơn 100 viên, thì hỏa lực sẽ được nhân đôi. Tuy nhiên hộp tiếp đạn hình trụ dài này không khả quan như mong muốn.
Điều đầu tiên phải kể đến là độ tin cậy của hộp tiếp đạn hình trụ dài. Xét về trình độ hiện tại của ngành công nghiệp quân sự Triều Tiên, do không có được vật liệu tốt nhất và khả năng gia công, nên độ tin cậy của hộp tiếp đạn hình trụ dài của tiểu liên Kiểu 88 thực sự đáng lo ngại.
Ngoài ra vấn đề phải giải quyết, là với số lượng đạn nhiều, nên lắp đạn vào hộp tiếp đạn loại này rất phức tạp. Lấy ví dụ về hộp tiếp đạn của anh em nhà Calico, khi nạp lại một hộp đạn, băng đạn 50 viên cần lên cót 10 vòng và băng đạn 100 viên lên cót 23 vòng.
Chưa hết, theo suy đoán của các nhà phân tích quân sự, số đạn của hộp tiếp đạn hình trụ của tiểu liên Kiểu 88 của Triều Tiên vào khoảng từ 100-150 viên, tức là khi đầy đạn, hộp tiếp đạn của khẩu súng này nặng tới 1,6 kg.
Trong khi đó, trọng lượng của khẩu AKS-74 khi không có đạn chỉ có 3,2 kg; có nghĩa là những người lính sử dụng hộp tiếp đạn này sẽ phải nâng thêm bằng một nửa trọng lượng của súng khi bắn. Điều này khiến người lính mệt mỏi hơn và không thể nâng súng lên trong thời gian dài. Ảnh: Mẫu tiểu liên Calico với hộp tiếp đạn chứa 50 viên đạn - Nguồn: Sina
Ngay cả đối với khẩu tiểu liên Kiểu 88 cũng không thể chịu nổi sức nặng và chiều dài của hộp tiếp đạn hình trụ này; việc lắp một hộp đạn nặng như vậy vào súng, rất dễ khiến miệng hộp tiếp đạn bị biến dạng, hoặc lẫy khóa giữ hộp tiếp đạn của súng không thể giữ được hộp tiếp đạn. Ảnh: Sơ đồ cung cấp đạn đơn giản của hộp tiếp đạn hình trụ dài - Nguồn: Sina
Điều này có thể được nhìn thấy trong lễ duyệt binh của Triều Tiên, một chiến sĩ trang bị tiểu liên Kiểu 88 với hộp tiếp đạn trụ dài, phải dùng dây sắt để cố định với nòng súng cho khỏi bị rơi hộp tiếp đạn (nên nhớ là khi duyệt binh, súng tuyệt đối không có đạn). Ảnh: Tiểu liên PP-19 Bizon của Nga sử dụng hộp tiếp đạn trụ dài, nhưng không thành công - Nguồn: Topwar
Mặc dù hộp tiếp đạn hình trụ có sức chứa lớn, nhưng khả năng mang theo cơ số đạn tối đa của một người lính sẽ không thay đổi; dù hộp tiếp đạn có chứa được nhiều đạn đi chăng nữa, thì không có nghĩa là người lính có thể mang thêm 3-5 lần cơ số đạn cùng lúc.
Trong một bức ảnh trước đó, một người lính Triều Tiên mang theo một ba lô đạn, có thể chứa hai hộp đạn hình trụ dài sau lưng; nếu cộng một hộp đạn lắp sẵn trên súng của anh ta, thì anh ta có thể mang theo từ 300-450 viên đạn. Như vậy chỉ riêng trọng lượng của đạn đã là 4,8 kg.
Vì vậy trong những bức ảnh lộ ra những năm gần đây, binh lính Triều Tiên sử dụng tiểu liên Kiểu 88, không bao giờ sử dụng ba lô đạn, mà chỉ sử dụng duy nhất một hộp tiếp đạn lắp vào súng; như vậy sẽ không có hộp tiếp đạn dự phòng.
Không chỉ thêm trọng lượng khi sử dụng, mà hộp tiếp đạn hình trụ dài còn rất bất tiện khi sử dụng trong thực tế, đặc biệt là đối với những binh lính có thể trạng "nhỏ con" như của Triều Tiên.
Quan sát kỹ không khó để nhận thấy, lòng bàn tay của binh lính về cơ bản chỉ có thể cầm được nửa vòng của hộp tiếp đạn; như vậy, liệu sức nặng của hộp tiếp đạn có giữ được chắc súng khi bắn? Ảnh: Ngay cả trong cuộc tập trận, các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên chỉ mang theo một hộp tiếp đạn vì quá nặng - Nguồn: Sina
Mặc dù hiệu quả chiến đấu thực tế của hộp tiếp đạn hình trụ cho súng tiểu liên Kiểu 88 của Triều Tiên chưa thực sự được kiểm chứng, còn nhiều nghi ngờ, nhưng từ góc độ duyệt binh của Triều Tiên, quốc gia này đang nhanh chóng phát triển các loại vũ khí mới và thể hiện khả năng sức mạnh quân sự của họ; có lẽ đây là thông điệp Triều Tiên muốn gửi đến toàn thế giới.
Video Lễ duyệt binh hoành tráng tại Triều Tiên - Nguồn: VTV24