Theo các chuyên gia quân sự, tư duy quân sự của Trung Quốc dường như phản ánh rất chặt chẽ các phương pháp tiếp cận, từng được các nhà phát triển Mỹ sử dụng để chế tạo và cải tiến các máy bay thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35.Ngoài ra, các khái niệm mới nổi về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc cũng tương đồng rất chặt chẽ với các phương pháp tiếp cận của Mỹ hiện đang được thực hiện trong nhiều năm.Thuật ngữ được các nhà phát triển vũ khí Trung Quốc sử dụng để mô tả mức độ về “thông tin”, “cảm biến” và “ra quyết định” được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), bản thân nó là sự phỏng theo nguyên tắc tác chiến đường không nổi tiếng do Mỹ phát triển được gọi là vòng lặp OODA.Chương trình nổi tiếng này được thực hiện bởi cựu phi công máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ là Đại tá John Boyd. Quy trình vòng lặp OODA là viết tắt của Quan sát, Định hướng và Hành động Quyết định, là chu trình hoặc vòng lặp nhằm đảm bảo ưu thế khi không chiến của các phi công.Nếu một phi công có thể hoàn thành vòng lặp hoặc quá trình ra quyết định, trước hoặc sau kẻ thù thì khả năng giành chiến thắng trong một cuộc không chiến trên không sẽ cao hơn nhiều.Một báo cáo trên tờ Global Times của Trung Quốc về việc sử dụng ngày càng nhiều phương pháp huấn luyện mô phỏng AI, bao gồm quy trình không chiến và ra quyết định của phi công. Trong báo cáo đã trích dẫn lời của nhà thiết kế tiêm kích J-20 thế hệ thứ 5 của Trung Quốc đề cập đến bản chất của “OODA 3.0”.Tờ báo của Trung Quốc cho biết thuật ngữ “OODA 3.0” được đặt ra bởi kỹ sư Yang Wei của Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn thì kỹ sư Yang đã nói rằng “trí thông minh nhân tạo đang trở thành yếu tố quyết định quan trọng” và điều này thì gần giống với cơ sở lý luận mà chiến đấu cơ F-35 được phát triển."Thông tin giờ đây đã trở thành yếu tố quyết định khi các máy bay chiến đấu hiện đại tập trung vào việc thu thập thêm thông tin với sự trợ giúp của radar AESA và chuỗi dữ liệu, đồng thời làm giảm khả năng thu thập thông tin của đối thủ bao gồm cả việc sử dụng công nghệ tàng hình và các biện pháp đối phó điện tử", Global Times viết.Các cảm biến tầm xa của F-35, hệ thống dữ liệu kết hợp cảm biến hỗ trợ AI và xử lý thông tin đã được phát triển ở Mỹ trong hơn một thập kỷ, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Không quân Mỹ công bố sự phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.Song song đó, các tờ báo của Trung Quốc cũng cho biết những nhà phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của nước này, đang thành công trong việc sử dụng AI cho các chương trình mô phỏng không chiến được đánh giá thông qua tốc độ ra quyết định.Họ trích dẫn cách các nhà khoa học Trung Quốc thiết kế một trình mô phỏng ra quyết định không chiến dựa trên AI. Trình mô phỏng có khả năng AI của Trung Quốc đã có thể đánh bại các phi công con người trong một số trường hợp, đây là một hiện tượng được các nhà phát triển Mỹ phát hiện ra cách đây nhiều năm trước.Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm sao chép, tái tạo hoặc thậm chí “ăn cắp” các công nghệ, các khái niệm thiết kế và chiến lược hiện đại hóa của Mỹ đã được nhiều người biết đến, dư luận ít được biết đến hơn là sự tinh vi tương đối của công nghệ thí điểm AI của Trung Quốc.Liệu nó có thể thực sự cạnh tranh với những công nghệ tiến bộ của Mỹ trong khu vực? Chẳng hạn, Không quân Mỹ thành công trong việc cho các phi công con người phối hợp với các phi công AI để tối ưu hóa hiệu suất chiến đấu.Mỹ có thể đã có máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn mơ hồ đánh giá thấp khả năng rất giỏi của Trung Quốc trong việc sao chép các thiết kế một cách nhanh chóng, thậm chí họ còn sao chép cả chiến lược phát triển của Mỹ trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nguồn ảnh: Foxt. Nể phục với khả năng cơ động của tiêm kích J-20 - chiến đấu cơ thế hệ 5 do Trung Quốc sản xuất với động cơ nhập khẩu từ Nga. Nguồn: Tianxian.
Theo các chuyên gia quân sự, tư duy quân sự của Trung Quốc dường như phản ánh rất chặt chẽ các phương pháp tiếp cận, từng được các nhà phát triển Mỹ sử dụng để chế tạo và cải tiến các máy bay thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35.
Ngoài ra, các khái niệm mới nổi về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc cũng tương đồng rất chặt chẽ với các phương pháp tiếp cận của Mỹ hiện đang được thực hiện trong nhiều năm.
Thuật ngữ được các nhà phát triển vũ khí Trung Quốc sử dụng để mô tả mức độ về “thông tin”, “cảm biến” và “ra quyết định” được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), bản thân nó là sự phỏng theo nguyên tắc tác chiến đường không nổi tiếng do Mỹ phát triển được gọi là vòng lặp OODA.
Chương trình nổi tiếng này được thực hiện bởi cựu phi công máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ là Đại tá John Boyd. Quy trình vòng lặp OODA là viết tắt của Quan sát, Định hướng và Hành động Quyết định, là chu trình hoặc vòng lặp nhằm đảm bảo ưu thế khi không chiến của các phi công.
Nếu một phi công có thể hoàn thành vòng lặp hoặc quá trình ra quyết định, trước hoặc sau kẻ thù thì khả năng giành chiến thắng trong một cuộc không chiến trên không sẽ cao hơn nhiều.
Một báo cáo trên tờ Global Times của Trung Quốc về việc sử dụng ngày càng nhiều phương pháp huấn luyện mô phỏng AI, bao gồm quy trình không chiến và ra quyết định của phi công. Trong báo cáo đã trích dẫn lời của nhà thiết kế tiêm kích J-20 thế hệ thứ 5 của Trung Quốc đề cập đến bản chất của “OODA 3.0”.
Tờ báo của Trung Quốc cho biết thuật ngữ “OODA 3.0” được đặt ra bởi kỹ sư Yang Wei của Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn thì kỹ sư Yang đã nói rằng “trí thông minh nhân tạo đang trở thành yếu tố quyết định quan trọng” và điều này thì gần giống với cơ sở lý luận mà chiến đấu cơ F-35 được phát triển.
"Thông tin giờ đây đã trở thành yếu tố quyết định khi các máy bay chiến đấu hiện đại tập trung vào việc thu thập thêm thông tin với sự trợ giúp của radar AESA và chuỗi dữ liệu, đồng thời làm giảm khả năng thu thập thông tin của đối thủ bao gồm cả việc sử dụng công nghệ tàng hình và các biện pháp đối phó điện tử", Global Times viết.
Các cảm biến tầm xa của F-35, hệ thống dữ liệu kết hợp cảm biến hỗ trợ AI và xử lý thông tin đã được phát triển ở Mỹ trong hơn một thập kỷ, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Không quân Mỹ công bố sự phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.
Song song đó, các tờ báo của Trung Quốc cũng cho biết những nhà phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của nước này, đang thành công trong việc sử dụng AI cho các chương trình mô phỏng không chiến được đánh giá thông qua tốc độ ra quyết định.
Họ trích dẫn cách các nhà khoa học Trung Quốc thiết kế một trình mô phỏng ra quyết định không chiến dựa trên AI. Trình mô phỏng có khả năng AI của Trung Quốc đã có thể đánh bại các phi công con người trong một số trường hợp, đây là một hiện tượng được các nhà phát triển Mỹ phát hiện ra cách đây nhiều năm trước.
Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm sao chép, tái tạo hoặc thậm chí “ăn cắp” các công nghệ, các khái niệm thiết kế và chiến lược hiện đại hóa của Mỹ đã được nhiều người biết đến, dư luận ít được biết đến hơn là sự tinh vi tương đối của công nghệ thí điểm AI của Trung Quốc.
Liệu nó có thể thực sự cạnh tranh với những công nghệ tiến bộ của Mỹ trong khu vực? Chẳng hạn, Không quân Mỹ thành công trong việc cho các phi công con người phối hợp với các phi công AI để tối ưu hóa hiệu suất chiến đấu.
Mỹ có thể đã có máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn mơ hồ đánh giá thấp khả năng rất giỏi của Trung Quốc trong việc sao chép các thiết kế một cách nhanh chóng, thậm chí họ còn sao chép cả chiến lược phát triển của Mỹ trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nguồn ảnh: Foxt.
Nể phục với khả năng cơ động của tiêm kích J-20 - chiến đấu cơ thế hệ 5 do Trung Quốc sản xuất với động cơ nhập khẩu từ Nga. Nguồn: Tianxian.