Một nhà khoa học, ông Mark Episkopos đã gọi phiên bản đổi mới của máy bay trinh sát Beriev A-50U là một trong những thành tố quan trọng then chốt, để tạo nên thành công của nền Quốc phòng Nga.Việc hiện đại hoá chiếc máy bay A-50U được thực hiện bởi nhà sản xuất Beriev kết hợp với Liên hiệp Tập đoàn Kỹ thuật số vô tuyến – Vega thực hiện.Theo ghi nhận, đổi mới cơ bản trên A-50U này nằm ở việc cải tiến sự hoạt động của tổ hợp lỹ thuật vô tuyến Shmel-M của máy bay này, đồng thời cũng hoàn thiện các đặc tính bay và chiến đấu của A-50U.“Nhà sản xuất tuyên bố rằng bản thân vòm radar nhẹ hơn nhờ các thành phần Shmel-M hiện đại. Nó cũng đạt hiệu quả cao hơn vì có thể theo dõi các mục tiêu trên không ở khoảng cách 650 km và mục tiêu mặt đất ở cự ly 300 km. Lại có thể đồng thời theo dõi khoảng 300 mục tiêu trên mặt đất hoặc 40 mục tiêu trên không” – theo ông Episkopos.Theo một số ý kiến quan điểm, Mỹ sẽ cần chú ý nhất trong việc, máy bay trinh sát A-50U đã chứng tỏ khả năng của nó qua việc hoạt động thực chiến ở Syria.Hơn nữa, các phiên bản xuất khẩu của A-50U, nay đã hiện diện trong hệ thống thiết bị quân dụng của nước ngoài.Theo ý kiến từ các chuyên gia, A-50U cũng tương tự như Boeing E-3 Sentry của Mỹ, ít nhất là về cấu trúc và chức năng. Nhưng, vẫn chưa rõ việc so sánh hai máy bay này sẽ ra sao trong hoạt động thực tế.Ví dụ, một phiên bản dành riêng cho xuất khẩu từ chiếc A-50 gốc là A-50I đã được bán cho Ấn Độ, thuộc biên chế Không quân Ấn Độ.Từ đó, tính đến chiến lược ráo riết của Điện Kremlin về xuất khẩu vũ khí trong thập kỷ qua, khá chắc chắn rằng Ấn Độ sẽ là khách hàng tiềm năng của Moscow khi mẫu A-50U này tiến hành sản xuất hàng loạt.Về A-50U, máy bay này được thiết kế để phát hiện, theo dõi và xác định các mục tiêu trên không, đất liền hay cả trên biển. Máy bay này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về các mục tiêu cho sở chỉ huy để triển khai tác chiến.A-50U là phiên bản hiện đại hoá mới nhất của chiếc A-50 - một máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW), được phát triển bởi Beriev của Nga và giới thiệu lần đầu vào năm 1984.Hiện nay, chúng ta chưa có các thông tin chính thức về A-50U. Song, vì là một biến thể của A-50, chúng ta có thể tin rằng các thông số sẽ không có khác biệt quá lớn.Về A-50, các máy bay cảnh báo sớm trên không này được thiết kế với chiều dài thân là 49.59m, sải cánh rộng 50.5m và chiều cao là 14.76m.Các máy bay A-50 sẽ được vận hành bởi 15 phi hành đoàn trên máy bay này, với trọng lượng cất cánh tối đa đạt trên 170.000kg.Với việc được trang bị tới 4 động cơ phản lực Soloviev D-30KP mạnh mẽ, các A-50 đảm bảo tốc độ lên tới 900km/h, phạm vi bay đạt 7.500km và trần bay phụ vụ là 12.000m.Các A-50 này có khả năng kiểm soát cùng lúc 10 chiến đấu cơ khác nhau với sự bổ trợ từ hệ thống điện tử hàng không tân tiến.Hiện nay, với các phiên bản của A-50, chỉ có hai nhà khai thác chính là Nga, Ấn Độ, trước đó Liên Xô cũng từng sử dụng rất hiệu quả loại máy bay này.Trong tương lai, nếu Nga không xuất khẩu rộng rãi A-50U ra nước ngoài, sẽ rất khó để tình báo của phương Tây có khả năng tiếp cận và "lột trần" bí mật của loại máy bay nguy hiểm nhưng ít tiếng tăm này. Hình ảnh ấn tượng khi chiếc A-50U của Nga cất cánh trong thực tế. Nguồn: Miketheavgeek.
Một nhà khoa học, ông Mark Episkopos đã gọi phiên bản đổi mới của máy bay trinh sát Beriev A-50U là một trong những thành tố quan trọng then chốt, để tạo nên thành công của nền Quốc phòng Nga.
Việc hiện đại hoá chiếc máy bay A-50U được thực hiện bởi nhà sản xuất Beriev kết hợp với Liên hiệp Tập đoàn Kỹ thuật số vô tuyến – Vega thực hiện.
Theo ghi nhận, đổi mới cơ bản trên A-50U này nằm ở việc cải tiến sự hoạt động của tổ hợp lỹ thuật vô tuyến Shmel-M của máy bay này, đồng thời cũng hoàn thiện các đặc tính bay và chiến đấu của A-50U.
“Nhà sản xuất tuyên bố rằng bản thân vòm radar nhẹ hơn nhờ các thành phần Shmel-M hiện đại. Nó cũng đạt hiệu quả cao hơn vì có thể theo dõi các mục tiêu trên không ở khoảng cách 650 km và mục tiêu mặt đất ở cự ly 300 km. Lại có thể đồng thời theo dõi khoảng 300 mục tiêu trên mặt đất hoặc 40 mục tiêu trên không” – theo ông Episkopos.
Theo một số ý kiến quan điểm, Mỹ sẽ cần chú ý nhất trong việc, máy bay trinh sát A-50U đã chứng tỏ khả năng của nó qua việc hoạt động thực chiến ở Syria.
Hơn nữa, các phiên bản xuất khẩu của A-50U, nay đã hiện diện trong hệ thống thiết bị quân dụng của nước ngoài.
Theo ý kiến từ các chuyên gia, A-50U cũng tương tự như Boeing E-3 Sentry của Mỹ, ít nhất là về cấu trúc và chức năng. Nhưng, vẫn chưa rõ việc so sánh hai máy bay này sẽ ra sao trong hoạt động thực tế.
Ví dụ, một phiên bản dành riêng cho xuất khẩu từ chiếc A-50 gốc là A-50I đã được bán cho Ấn Độ, thuộc biên chế Không quân Ấn Độ.
Từ đó, tính đến chiến lược ráo riết của Điện Kremlin về xuất khẩu vũ khí trong thập kỷ qua, khá chắc chắn rằng Ấn Độ sẽ là khách hàng tiềm năng của Moscow khi mẫu A-50U này tiến hành sản xuất hàng loạt.
Về A-50U, máy bay này được thiết kế để phát hiện, theo dõi và xác định các mục tiêu trên không, đất liền hay cả trên biển. Máy bay này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về các mục tiêu cho sở chỉ huy để triển khai tác chiến.
A-50U là phiên bản hiện đại hoá mới nhất của chiếc A-50 - một máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW), được phát triển bởi Beriev của Nga và giới thiệu lần đầu vào năm 1984.
Hiện nay, chúng ta chưa có các thông tin chính thức về A-50U. Song, vì là một biến thể của A-50, chúng ta có thể tin rằng các thông số sẽ không có khác biệt quá lớn.
Về A-50, các máy bay cảnh báo sớm trên không này được thiết kế với chiều dài thân là 49.59m, sải cánh rộng 50.5m và chiều cao là 14.76m.
Các máy bay A-50 sẽ được vận hành bởi 15 phi hành đoàn trên máy bay này, với trọng lượng cất cánh tối đa đạt trên 170.000kg.
Với việc được trang bị tới 4 động cơ phản lực Soloviev D-30KP mạnh mẽ, các A-50 đảm bảo tốc độ lên tới 900km/h, phạm vi bay đạt 7.500km và trần bay phụ vụ là 12.000m.
Các A-50 này có khả năng kiểm soát cùng lúc 10 chiến đấu cơ khác nhau với sự bổ trợ từ hệ thống điện tử hàng không tân tiến.
Hiện nay, với các phiên bản của A-50, chỉ có hai nhà khai thác chính là Nga, Ấn Độ, trước đó Liên Xô cũng từng sử dụng rất hiệu quả loại máy bay này.
Trong tương lai, nếu Nga không xuất khẩu rộng rãi A-50U ra nước ngoài, sẽ rất khó để tình báo của phương Tây có khả năng tiếp cận và "lột trần" bí mật của loại máy bay nguy hiểm nhưng ít tiếng tăm này.
Hình ảnh ấn tượng khi chiếc A-50U của Nga cất cánh trong thực tế. Nguồn: Miketheavgeek.