Trong những năm 1965-1966, không quân Mỹ đã dội xuống miền Bắc nước ta một khối lượng bom đạn khổng lồ, tập trung đánh phá dữ dội vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu.Tháng 2/1967, Tổng thống Johnson chuẩn y đề nghị của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho phép mở rộng phạm vi đánh phá trong khu vực Hà Nội, Hải Phòng, tiến hành rải mìn trên các luồng sông, cửa biển; dùng không quân khống chế gắt gao khu vực ven biển từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20.Để thực hiện kế hoạch này, Mỹ đã tiến hành xây dựng những căn cứ không quân tại Thái Lan như sân bay Utapao, Ubon, Udon. Do rất gần Việt Nam, từ những sân bay này, những chiếc máy bay B-52 của Mỹ sẽ cất cánh đi đánh phá miền Bắc Việt Nam, mà không cần tiếp nhiên liệu trên không, cường độ xuất kích cao hơn, khả năng tiếp vận cũng sẽ nhanh và nhiều hơn.Với chủ trương địch xuất phát từ đâu, ta sẽ đánh trả ngay tại nơi sào huyệt của chúng, Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công đã giao nhiệm vụ cho Thượng tá Nguyễn Đức Trúng, Tham mưu trưởng Binh chủng, nghiên cứu và chuẩn bị phương án đánh thẳng vào những căn cứ máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ tại Thái Lan.Utapao là một sân bay quân sự của Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 190 km. Năm 1968, quân đội Mỹ xây dựng thành một căn cứ không quân chiến lược. Mỹ cho rằng đây là căn cứ quân sự bất khả xâm phạm và thường xuyên có khoảng 20 chiếc máy bay ném bom B-52; mỗi đêm, Mỹ sử dụng từ 3 đến 5 chiếc B-52 đi rải bom ở Việt Nam.Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công xác định, không thể đánh sân bay Utapao bằng lực lượng lớn từ xa, mà phải dùng một lực lượng nhỏ những người lính đặc công đang hoạt động trên đất Thái Lan, thì mới có điều kiện tiếp cận điều tra, nghiên cứu và tấn công mục tiêu.Tháng 5/1971, đồng chí Lê Toàn, Chính trị viên tiểu đoàn Đặc công 1A, đã cùng một tổ công tác sang Campuchia, rồi lên sát biên giới Thái Lan bắt liên lạc và thành lập một tổ đặc công gồm các anh Trần Thế Lại, Bùi Văn Phương, Vũ Công Đài lúc đó đang hoạt động trên đất Thái Lan. Đồng chí Lê Toàn giao nhiệm vụ đánh sân bay Utapao cho tổ đặc công này.Nhận nhiệm vụ tổ chức trận đánh, đồng chí Trần Thế Lại trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho đồng chí Bùi Văn Phương chuẩn bị vị trí cất giấu vũ khí, đóng giả làm dân thường đến khu vực sân bay Utapao để điều tra, nghiên cứu mục tiêu, nắm tình hình sơ bộ và kiểm tra nơi cất giấu vũ khí.Cũng trong tháng 10/1971, hai đồng chí Vũ Công Đài và Bùi Văn Phương, là người sẽ trực tiếp thực hiện trận đánh, đã gặp nhau bàn bạc thống nhất kế hoạch, nội dung và phương pháp trinh sát sân bay Utapao; thời gian từ ngày 5-9/11/1971, nắm chắc được quy luật hoạt động của địch trong sân bay.Phương án tấn công sân bay là phá hủy bí mật bằng thủ pháo nổ chậm, nếu bị lộ thì chuyển sang đánh nổ ngay. Vũ khí sử dụng là 10 quả thủ pháo loại 0,4kg chất nổ mạnh C4 và 2 quả lựu đạn. Trưa ngày 9/11/1972, hai đồng chí Phương và Đài đi xe đến gần khu vực sân bay, 19 giờ cùng ngày, các anh đã lấy xong số vũ khí được cất giấu.Sau khi quan sát nắm tình hình địch, cả hai tiến về phía mục tiêu, tiến hành khắc phục vật cản. Hàng rào bao quanh sân bay là loại dây thép gai 0,3cm, dựng cao đến 2m, những người lính đặc công với chiếc kìm cắt loại nhỏ, không thể cắt nổi, phải luồn lách chui qua.Quá trình tiềm nhập, các chiến sĩ đặc công đã 3 lần gặp địch. Hai lần đầu ngụy trang qua khỏi tầm mắt của chúng, đến lần thứ ba thì bị lộ, buộc phải nổ súng tiêu diệt nhóm tuần tra gồm 2 lính Mỹ và một chó béc giê. Khi vào cách nơi máy bay B-52 đỗ khoảng 300m, bất ngờ gặp 3 xe ôtô và 2 lính Mỹ, hai anh phải vòng tránh theo hướng khác.Khi khoảng cách còn 50m, một tổ tuần tra khác của địch phát hiện nổ súng bắn chặn, trong tích tắc, đồng chí Phương tung lựu đạn về phía địch. Lợi dụng thời cơ địch dạt ra tránh, 2 người lính đặc công lao nhanh đến mục tiêu, dùng thủ pháo đánh vào từng chiếc máy bay. Số thủ pháo vừa hết, đồng chí Phương ra lệnh rút lui.Đồng chí Đài và Phương chia làm hai hướng rút lui, khi đồng chí Phương chạy tắt qua khu bom, vượt rào ra ngoài an toàn thì những tiếng nổ lớn bắt đầu vang lên bên trong sân bay, một hàng dài máy bay ném bom B-52 của Mỹ bốc cháy gần như cùng lúc, khối lửa khổng lồ thắp sáng cả sân bay Utapao.Ngay ngày hôm sau, các hãng thông tấn phương Tây đã đưa tin, bình luận. Mỹ thật sự hoảng hốt và không hiểu Utapao đã bị đánh bằng cách nào. Chúng không ngờ đặc công Việt Nam đã vào được tận sào huyệt và chỉ với 2 người mà phối hợp ăn ý phá hủy được 8 máy bay B-52. Nguồn ảnh: TL. (còn nữa) Lính Mỹ cùng máy bay ném bom B-52 hoạt động "nhộn nhịp" ở sân bay Utapao, Thái Lan giai đoạn năm 1969 tới năm 1971.
Trong những năm 1965-1966, không quân Mỹ đã dội xuống miền Bắc nước ta một khối lượng bom đạn khổng lồ, tập trung đánh phá dữ dội vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Tháng 2/1967, Tổng thống Johnson chuẩn y đề nghị của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho phép mở rộng phạm vi đánh phá trong khu vực Hà Nội, Hải Phòng, tiến hành rải mìn trên các luồng sông, cửa biển; dùng không quân khống chế gắt gao khu vực ven biển từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20.
Để thực hiện kế hoạch này, Mỹ đã tiến hành xây dựng những căn cứ không quân tại Thái Lan như sân bay Utapao, Ubon, Udon. Do rất gần Việt Nam, từ những sân bay này, những chiếc máy bay B-52 của Mỹ sẽ cất cánh đi đánh phá miền Bắc Việt Nam, mà không cần tiếp nhiên liệu trên không, cường độ xuất kích cao hơn, khả năng tiếp vận cũng sẽ nhanh và nhiều hơn.
Với chủ trương địch xuất phát từ đâu, ta sẽ đánh trả ngay tại nơi sào huyệt của chúng, Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công đã giao nhiệm vụ cho Thượng tá Nguyễn Đức Trúng, Tham mưu trưởng Binh chủng, nghiên cứu và chuẩn bị phương án đánh thẳng vào những căn cứ máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ tại Thái Lan.
Utapao là một sân bay quân sự của Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 190 km. Năm 1968, quân đội Mỹ xây dựng thành một căn cứ không quân chiến lược. Mỹ cho rằng đây là căn cứ quân sự bất khả xâm phạm và thường xuyên có khoảng 20 chiếc máy bay ném bom B-52; mỗi đêm, Mỹ sử dụng từ 3 đến 5 chiếc B-52 đi rải bom ở Việt Nam.
Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công xác định, không thể đánh sân bay Utapao bằng lực lượng lớn từ xa, mà phải dùng một lực lượng nhỏ những người lính đặc công đang hoạt động trên đất Thái Lan, thì mới có điều kiện tiếp cận điều tra, nghiên cứu và tấn công mục tiêu.
Tháng 5/1971, đồng chí Lê Toàn, Chính trị viên tiểu đoàn Đặc công 1A, đã cùng một tổ công tác sang Campuchia, rồi lên sát biên giới Thái Lan bắt liên lạc và thành lập một tổ đặc công gồm các anh Trần Thế Lại, Bùi Văn Phương, Vũ Công Đài lúc đó đang hoạt động trên đất Thái Lan. Đồng chí Lê Toàn giao nhiệm vụ đánh sân bay Utapao cho tổ đặc công này.
Nhận nhiệm vụ tổ chức trận đánh, đồng chí Trần Thế Lại trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho đồng chí Bùi Văn Phương chuẩn bị vị trí cất giấu vũ khí, đóng giả làm dân thường đến khu vực sân bay Utapao để điều tra, nghiên cứu mục tiêu, nắm tình hình sơ bộ và kiểm tra nơi cất giấu vũ khí.
Cũng trong tháng 10/1971, hai đồng chí Vũ Công Đài và Bùi Văn Phương, là người sẽ trực tiếp thực hiện trận đánh, đã gặp nhau bàn bạc thống nhất kế hoạch, nội dung và phương pháp trinh sát sân bay Utapao; thời gian từ ngày 5-9/11/1971, nắm chắc được quy luật hoạt động của địch trong sân bay.
Phương án tấn công sân bay là phá hủy bí mật bằng thủ pháo nổ chậm, nếu bị lộ thì chuyển sang đánh nổ ngay. Vũ khí sử dụng là 10 quả thủ pháo loại 0,4kg chất nổ mạnh C4 và 2 quả lựu đạn. Trưa ngày 9/11/1972, hai đồng chí Phương và Đài đi xe đến gần khu vực sân bay, 19 giờ cùng ngày, các anh đã lấy xong số vũ khí được cất giấu.
Sau khi quan sát nắm tình hình địch, cả hai tiến về phía mục tiêu, tiến hành khắc phục vật cản. Hàng rào bao quanh sân bay là loại dây thép gai 0,3cm, dựng cao đến 2m, những người lính đặc công với chiếc kìm cắt loại nhỏ, không thể cắt nổi, phải luồn lách chui qua.
Quá trình tiềm nhập, các chiến sĩ đặc công đã 3 lần gặp địch. Hai lần đầu ngụy trang qua khỏi tầm mắt của chúng, đến lần thứ ba thì bị lộ, buộc phải nổ súng tiêu diệt nhóm tuần tra gồm 2 lính Mỹ và một chó béc giê. Khi vào cách nơi máy bay B-52 đỗ khoảng 300m, bất ngờ gặp 3 xe ôtô và 2 lính Mỹ, hai anh phải vòng tránh theo hướng khác.
Khi khoảng cách còn 50m, một tổ tuần tra khác của địch phát hiện nổ súng bắn chặn, trong tích tắc, đồng chí Phương tung lựu đạn về phía địch. Lợi dụng thời cơ địch dạt ra tránh, 2 người lính đặc công lao nhanh đến mục tiêu, dùng thủ pháo đánh vào từng chiếc máy bay. Số thủ pháo vừa hết, đồng chí Phương ra lệnh rút lui.
Đồng chí Đài và Phương chia làm hai hướng rút lui, khi đồng chí Phương chạy tắt qua khu bom, vượt rào ra ngoài an toàn thì những tiếng nổ lớn bắt đầu vang lên bên trong sân bay, một hàng dài máy bay ném bom B-52 của Mỹ bốc cháy gần như cùng lúc, khối lửa khổng lồ thắp sáng cả sân bay Utapao.
Ngay ngày hôm sau, các hãng thông tấn phương Tây đã đưa tin, bình luận. Mỹ thật sự hoảng hốt và không hiểu Utapao đã bị đánh bằng cách nào. Chúng không ngờ đặc công Việt Nam đã vào được tận sào huyệt và chỉ với 2 người mà phối hợp ăn ý phá hủy được 8 máy bay B-52. Nguồn ảnh: TL. (còn nữa)
Lính Mỹ cùng máy bay ném bom B-52 hoạt động "nhộn nhịp" ở sân bay Utapao, Thái Lan giai đoạn năm 1969 tới năm 1971.