Chương trình Lend-Lease (cho vay - mượn) của Mỹ với mục đích viện trợ hàng hóa, vũ khí cho Liên Xô và các nước phe Cộng sản ở châu Âu Đánh phát xít Đức được bắt đầu từ năm 1941 và kéo dài tới hết chiến tranh. Ảnh: Sơ đồ viện trợ của Mỹ với hai tuyến hàng hải qua Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, có tới ba tuyến viện trợ có đích đến là Liên Xô. Nguồn ảnh: RBTH.Không chỉ vũ khí và đạn dược, chương trình Cho vay - Mượn của Mỹ còn bao gồm cả lương thực thực phẩm, thuốc men, quần áo cùng nhiều nhu yếu phẩm cần thiết khác cho không những Quân đội Liên Xô mà còn cho cả người dân Liên Xô. Nguồn ảnh: RBTH.Số lượng hàng hóa được Mỹ cung cấp cho Liên Xô và đồng minh trong toàn bộ chương trình Lend-Lease có tổng giá trị khoảng 50 tỷ USD, tương đương với khoảng 681 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại. Nguồn ảnh: RBTH.Trong số đó có khoảng 19.000 máy bay chiến đấu được phía Mỹ chuyển cho Liên Xô. Đặc biệt là loại chiến đấu cơ P-39 Aircobra, ước tính có khoảng 1/2 số chiến đấu cơ P-39 được Mỹ chuyển cho Liên Xô tương đương với khoảng 2000 trên tổng số 4000 chiếc chiến đấu cơ loại này được Mỹ sản xuất ra. Nguồn ảnh: RBTH.Tương tự, khoảng 20.000 xe tăng và xe thiết giáp các loại đã được Mỹ và Anh chuyển cho Liên Xô, tương đương với khoảng 16% số lượng xe tăng - thiết giáp được Mỹ và Anh sản xuất ra trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: RBTH.Các xe tăng phương Tây được lính tăng Liên Xô đánh giá là hỏa lực yếu, cơ động kém, giáp "giấy" nhưng bù lại lại có thiết kế rất thoải mái cho kíp chiến đấu với ghế bọc đệm da, hệ thống lái trợ lực. Nguồn ảnh: RBTH.Xe tăng M3 Lee của Mỹ được viện trợ cho Liên Xô. Nguồn ảnh: RBTH.Lính Liên Xô chiến đấu trên xe tăng hạng nhẹ Stuart của Mỹ cùng súng tiểu liên Thompson cũng do Mỹ viện trợ. Nguồn ảnh: RBTH.Một điều khó tin đó là Liên Xô không chịu sản xuất xe chở quân bọc thép trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tất cả số lượng xe chở quân bọc thép của Hồng quân đều là hàng Mỹ. Trong ảnh, Hồng quân đang chiến đấu bên cạnh chiếc M3A1 - một loại xe chở quân bọc thép do thám do Mỹ thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: RBTH.Loại xe Jeep huyền thoại của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 cũng được Liên Xô sử dụng vào mục đích chỉ huy và do thám trên chiến trường, tổng cộng có khoảng 50.000 chiếc xe Jeep loại này được Mỹ chuyển cho Liên Xô trong toàn chiến tranh. Nguồn ảnh: RBTH.Liên Xô chỉ sản xuất được khoảng 18% xe tải để phục vụ Chiến tranh Thế giới thứ hai, số còn lại đều là hàng viện trợ của Mỹ, các loại xe tải của Mỹ được sản xuất bởi Dodge, Chevrolet, GMC, Ford, Albion, Austin đã giúp Liên Xô đỡ phải sản xuất loại phương tiện này và chuyển gần như toàn bộ nhà máy sản xuất xe tải sang sản xuất... xe tăng. Nguồn ảnh: RBTH.Xe tăng M4 Sherman cũng nổi tiếng trong Hồng quân Liên Xô với độ thoải mái cho kíp chiến đấu nhưng lại có hỏa lực quá kém khi sử dụng nòng 76mm - cỡ nòng hoàn toàn không đủ để xuyên qua mặt của Tiger ở khoảng cách trên 500 mét. Nguồn ảnh: RBTH.Đài tưởng niệm những phi công Mỹ hy sinh ở Alaska và Siberia khi làm nhiệm vụ vận tải cho chương trình Lend-Lease. Nguồn ảnh: RBTH. Mời độc giả xem Video: Xe tăng Mỹ lăn bánh trên đất Liên Xô sau khi chương trình Lend - Lease được khởi động.
Chương trình Lend-Lease (cho vay - mượn) của Mỹ với mục đích viện trợ hàng hóa, vũ khí cho Liên Xô và các nước phe Cộng sản ở châu Âu Đánh phát xít Đức được bắt đầu từ năm 1941 và kéo dài tới hết chiến tranh. Ảnh: Sơ đồ viện trợ của Mỹ với hai tuyến hàng hải qua Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, có tới ba tuyến viện trợ có đích đến là Liên Xô. Nguồn ảnh: RBTH.
Không chỉ vũ khí và đạn dược, chương trình Cho vay - Mượn của Mỹ còn bao gồm cả lương thực thực phẩm, thuốc men, quần áo cùng nhiều nhu yếu phẩm cần thiết khác cho không những Quân đội Liên Xô mà còn cho cả người dân Liên Xô. Nguồn ảnh: RBTH.
Số lượng hàng hóa được Mỹ cung cấp cho Liên Xô và đồng minh trong toàn bộ chương trình Lend-Lease có tổng giá trị khoảng 50 tỷ USD, tương đương với khoảng 681 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại. Nguồn ảnh: RBTH.
Trong số đó có khoảng 19.000 máy bay chiến đấu được phía Mỹ chuyển cho Liên Xô. Đặc biệt là loại chiến đấu cơ P-39 Aircobra, ước tính có khoảng 1/2 số chiến đấu cơ P-39 được Mỹ chuyển cho Liên Xô tương đương với khoảng 2000 trên tổng số 4000 chiếc chiến đấu cơ loại này được Mỹ sản xuất ra. Nguồn ảnh: RBTH.
Tương tự, khoảng 20.000 xe tăng và xe thiết giáp các loại đã được Mỹ và Anh chuyển cho Liên Xô, tương đương với khoảng 16% số lượng xe tăng - thiết giáp được Mỹ và Anh sản xuất ra trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: RBTH.
Các xe tăng phương Tây được lính tăng Liên Xô đánh giá là hỏa lực yếu, cơ động kém, giáp "giấy" nhưng bù lại lại có thiết kế rất thoải mái cho kíp chiến đấu với ghế bọc đệm da, hệ thống lái trợ lực. Nguồn ảnh: RBTH.
Xe tăng M3 Lee của Mỹ được viện trợ cho Liên Xô. Nguồn ảnh: RBTH.
Lính Liên Xô chiến đấu trên xe tăng hạng nhẹ Stuart của Mỹ cùng súng tiểu liên Thompson cũng do Mỹ viện trợ. Nguồn ảnh: RBTH.
Một điều khó tin đó là Liên Xô không chịu sản xuất xe chở quân bọc thép trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tất cả số lượng xe chở quân bọc thép của Hồng quân đều là hàng Mỹ. Trong ảnh, Hồng quân đang chiến đấu bên cạnh chiếc M3A1 - một loại xe chở quân bọc thép do thám do Mỹ thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: RBTH.
Loại xe Jeep huyền thoại của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 cũng được Liên Xô sử dụng vào mục đích chỉ huy và do thám trên chiến trường, tổng cộng có khoảng 50.000 chiếc xe Jeep loại này được Mỹ chuyển cho Liên Xô trong toàn chiến tranh. Nguồn ảnh: RBTH.
Liên Xô chỉ sản xuất được khoảng 18% xe tải để phục vụ Chiến tranh Thế giới thứ hai, số còn lại đều là hàng viện trợ của Mỹ, các loại xe tải của Mỹ được sản xuất bởi Dodge, Chevrolet, GMC, Ford, Albion, Austin đã giúp Liên Xô đỡ phải sản xuất loại phương tiện này và chuyển gần như toàn bộ nhà máy sản xuất xe tải sang sản xuất... xe tăng. Nguồn ảnh: RBTH.
Xe tăng M4 Sherman cũng nổi tiếng trong Hồng quân Liên Xô với độ thoải mái cho kíp chiến đấu nhưng lại có hỏa lực quá kém khi sử dụng nòng 76mm - cỡ nòng hoàn toàn không đủ để xuyên qua mặt của Tiger ở khoảng cách trên 500 mét. Nguồn ảnh: RBTH.
Đài tưởng niệm những phi công Mỹ hy sinh ở Alaska và Siberia khi làm nhiệm vụ vận tải cho chương trình Lend-Lease. Nguồn ảnh: RBTH.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng Mỹ lăn bánh trên đất Liên Xô sau khi chương trình Lend - Lease được khởi động.