Theo giới phân tích, hành động trên được xem là phản ứng của Mỹ trước sự hiện diện của máy bay chiến đấu Nga ở Thái Bình Dương, khi gần đây Moskva đã tăng cường lực lượng tới Quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản.Được biết đây sẽ là lần thứ hai chiếc tiêm kích thế hệ năm của Mỹ xuất hiện trên bầu trời Hawaii, nhưng với số lượng đặc biệt lớn chuyên gia quân sự Eli Furman của Tạp chí 19FortyFive thông tin.Ông Furman cho rằng các cuộc diễn tập trên không theo kế hoạch của Không quân Mỹ nhằm mục đích kiểm tra khả năng sẵn sàng hoạt động của lực lượng tác chiến trong các khu vực điểm nóng.Cuộc tập trận có sự tham gia của 30 máy bay, 25 trong số đó là tiêm kích tàng hình F-22 Raptor, cùng với số lượng hùng hậu 800 phi công của các lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ, PolitRussia nói thêm."Khái niệm này là phản ứng trước thách thức mà Nga và Trung Quốc đặt ra cho Quân đội Mỹ. Cả hai đối thủ chính của Washington tiếp tục hoàn thiện chiến lược răn đe kẻ thù thông qua việc tạo ra các khu vực cấm tiếp cận và chống xâm nhập (A2/AD)", chuyên gia Furman bình luận.Nhà phân tích nhắc lại thực tế phi đội F-22 hiện có của Mỹ là một nguồn lực hạn chế, vì chương trình chế tạo những chiếc máy bay này chưa được khởi động lại. Việc sản xuất chiến đấu cơ tàng hình nói trên đã bị ngừng lại vào năm 2009 do chi phí quá cao.Chưa dừng lại đây, về dài hạn Không quân Mỹ có ý định sẽ sớm loại bỏ F-22 sau khi tiêm kích thế hệ thứ sáu NGAD hoàn thành, tuy vậy họ vẫn đặt niềm tin vào F-35 cũng như các phiên bản nâng cấp của F-15 hay F-16.Bất chấp trở ngại trên sự có mặt của 25 chiếc F-22 trên bầu trời Thái Bình Dương vào thời điểm hiện tại rõ ràng mang lại ưu thế tuyệt đối cho Mỹ trước Nga.Lý do là bởi lực lượng Nga đóng tại đây chỉ được trang bị Su-30SM hay Su-35S lạc hậu hơn cả một thế hệ, chúng bị đánh giá không phải đối thủ của F-22 trong trường hợp nổ ra xung đột.Nhược điểm lớn nhất của chiến đấu cơ Nga nằm ở diện tích phản xạ radar quá lớn, lên tới 12 - 14 m2, trong khi đó chỉ số của F-22 chỉ vào khoảng 0,001 m2, khiến chúng dễ bị thấy trước và bắn trước.Trường hợp xảy ra cuộc đối đầu trực diện, rất khó để tiêm kích Su-30SM hay Su-35S nhận biết sự có mặt của F-22, trong khi đó phi công lái chiếc Raptor lại đủ khả năng ngắm bắn đối phương một cách rất ung dung.Khả năng siêu cơ động của tiêm kích Flanker Nga trong tình huống trên tỏ ra gần như vô dụng, bởi họ không có cơ hội lôi kéo F-22 Raptor vào cuộc chiến quần vòng cự ly gần “cổ điển”.Trong khi đó, đối trọng với Raptor - tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 hiện mới chỉ có duy nhất 1 chiếc được chế tạo hàng loạt và đang làm công tác thử nghiệm chứ chưa chính thức trực chiến.Kể cả kế hoạch bàn giao 4 chiếc Su-57 trong năm 2021 của Nga thành hiện thực thì số lượng như trên vẫn bị thất thế hoàn toàn trước đối phương.
Theo giới phân tích, hành động trên được xem là phản ứng của Mỹ trước sự hiện diện của máy bay chiến đấu Nga ở Thái Bình Dương, khi gần đây Moskva đã tăng cường lực lượng tới Quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản.
Được biết đây sẽ là lần thứ hai chiếc tiêm kích thế hệ năm của Mỹ xuất hiện trên bầu trời Hawaii, nhưng với số lượng đặc biệt lớn chuyên gia quân sự Eli Furman của Tạp chí 19FortyFive thông tin.
Ông Furman cho rằng các cuộc diễn tập trên không theo kế hoạch của Không quân Mỹ nhằm mục đích kiểm tra khả năng sẵn sàng hoạt động của lực lượng tác chiến trong các khu vực điểm nóng.
Cuộc tập trận có sự tham gia của 30 máy bay, 25 trong số đó là tiêm kích tàng hình F-22 Raptor, cùng với số lượng hùng hậu 800 phi công của các lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ, PolitRussia nói thêm.
"Khái niệm này là phản ứng trước thách thức mà Nga và Trung Quốc đặt ra cho Quân đội Mỹ. Cả hai đối thủ chính của Washington tiếp tục hoàn thiện chiến lược răn đe kẻ thù thông qua việc tạo ra các khu vực cấm tiếp cận và chống xâm nhập (A2/AD)", chuyên gia Furman bình luận.
Nhà phân tích nhắc lại thực tế phi đội F-22 hiện có của Mỹ là một nguồn lực hạn chế, vì chương trình chế tạo những chiếc máy bay này chưa được khởi động lại. Việc sản xuất chiến đấu cơ tàng hình nói trên đã bị ngừng lại vào năm 2009 do chi phí quá cao.
Chưa dừng lại đây, về dài hạn Không quân Mỹ có ý định sẽ sớm loại bỏ F-22 sau khi tiêm kích thế hệ thứ sáu NGAD hoàn thành, tuy vậy họ vẫn đặt niềm tin vào F-35 cũng như các phiên bản nâng cấp của F-15 hay F-16.
Bất chấp trở ngại trên sự có mặt của 25 chiếc F-22 trên bầu trời Thái Bình Dương vào thời điểm hiện tại rõ ràng mang lại ưu thế tuyệt đối cho Mỹ trước Nga.
Lý do là bởi lực lượng Nga đóng tại đây chỉ được trang bị Su-30SM hay Su-35S lạc hậu hơn cả một thế hệ, chúng bị đánh giá không phải đối thủ của F-22 trong trường hợp nổ ra xung đột.
Nhược điểm lớn nhất của chiến đấu cơ Nga nằm ở diện tích phản xạ radar quá lớn, lên tới 12 - 14 m2, trong khi đó chỉ số của F-22 chỉ vào khoảng 0,001 m2, khiến chúng dễ bị thấy trước và bắn trước.
Trường hợp xảy ra cuộc đối đầu trực diện, rất khó để tiêm kích Su-30SM hay Su-35S nhận biết sự có mặt của F-22, trong khi đó phi công lái chiếc Raptor lại đủ khả năng ngắm bắn đối phương một cách rất ung dung.
Khả năng siêu cơ động của tiêm kích Flanker Nga trong tình huống trên tỏ ra gần như vô dụng, bởi họ không có cơ hội lôi kéo F-22 Raptor vào cuộc chiến quần vòng cự ly gần “cổ điển”.
Trong khi đó, đối trọng với Raptor - tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 hiện mới chỉ có duy nhất 1 chiếc được chế tạo hàng loạt và đang làm công tác thử nghiệm chứ chưa chính thức trực chiến.
Kể cả kế hoạch bàn giao 4 chiếc Su-57 trong năm 2021 của Nga thành hiện thực thì số lượng như trên vẫn bị thất thế hoàn toàn trước đối phương.