Dựa theo khái niệm tàu sân bay hiện tại thì Hải quân Mỹ đang có trong tay tổng cộng 10 tàu sân bay, phần lớn trong số đó thuộc lớp Nimitz, chỉ có duy nhất chiếc USS Gerald R. Ford thuộc lớp Ford. Đây là một con số khổng lồ khi trên cả thế giới hiện nay mới chỉ có tổng cộng 19 tàu sân bay các loại. Nguồn ảnh: National.Tuy nhiên, số lượng tàu sân bay thực sự của Hải quân Mỹ là điều khá khó xác định nếu như xét trên tiêu chí hiệu quả hoạt động. Thực chất, lực lượng này có rất nhiều tàu đổ bộ tấn công có khả năng hoạt động y hệt như một tàu sân bay. Nguồn ảnh: Info.Cụ thể, Mỹ hiện đang nắm trong tay tổng cộng 9 tàu đổ bộ tấn công, các tàu đổ bộ tấn công này của Hải quân Mỹ đều thuộc hai lớp tàu đổ bộ hiện đại nhất thế giới hiện nay là lớp Wasp và lớp American. Nguồn ảnh: CNN.Điểm đặc biệt trong thiết kế của các tàu đổ bộ tấn công này đó là hệ thống đường băng của chúng được thiết kế chắc chắn không thua kém gì so với các tàu sân bay thực thụ, lớp American thậm chí còn được trang bị máy phóng và thu hồi máy bay, có thể hoạt động được như một tàu sân bay thông thường. Nguồn ảnh: BI.Thêm vào đó, sự phổ biến của những chiếc máy bay có khả năng hạ cánh thẳng đứng-cất cánh trên đường băng ngắn như AV-8B hay mới đây nhất là chiếc F-35B có thể giúp các tàu đổ bộ tấn công này đảm nhận được nhiệm vụ của các tàu sân bay một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: BI.Để tiện so sánh, có thể thấy các tàu đổ bộ tấn công lớp American của Mỹ có độ giãn nước gần 45.000 tấn, tương đương với độ giãn nước của tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ được đóng theo lớp Kiev duối thời Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.So với các tàu sân bay hiện đại hơn như Type 001A của Trung Quốc hay HMS Queen Elizabeth của Anh thì các tàu đổ bộ tấn công của Mỹ có vẻ thua kém hơn về mặt tải trọng. Tuy nhiên về hiệu năng sử dụng thì có thể nói là khá tương đồng nếu được sắp xếp vào cùng một nhiệm vụ tương đương. Nguồn ảnh: BI.Nhiều chuyên gia quân sự thế giới cho rằng, các tàu đổ bộ tấn công của Mỹ thực chất được coi là các tàu sân bay không sử dụng động cơ hạt nhân. Chúng thường được sử dụng để triển khai tới các điểm cần tới sự hiện diện quân sự của Mỹ nhưng chưa đủ "nóng" để một đội tàu sân bay hùng hậu của Wanshington góp mặt. Nguồn ảnh: BI.Thêm vào đó, chi phí vận hành và nhân lực trên các tàu đổ bộ tấn công cũng ít hơn rất nhiều so với chi phí vận hành, bảo dưỡng và số lượng nhân lực trên các tàu sân bay. Điều này khiến cho việc điều động một tàu đổ bộ tấn công sẽ có phần ít tốn kém hơn so với việc sử dụng lực lượng tàu sân bay vốn hùng hậu nhưng lại rất đắt đỏ. Nguồn ảnh: BI.Với sự ra đời của các máy bay F-35B với khả năng cất cánh "gọn nhẹ" từ các tàu đổ bộ tấn công dường như sẽ xóa nhòa ranh giới của sự khác biệt hỏa lực giữa các tàu đổ bộ tấn công với những tàu sân bay thực thụ. Nguồn ảnh: BI.Song song với đó, khái niệm về một "tàu sân bay" rất có thể sẽ phải viết lại trong tương lai không xa, khi đó thì không phải ai khác mà cũng sẽ vẫn là nước Mỹ với đội tàu đổ bộ tấn công hùng hậu nhất thế giới tiếp tục thống trị đại dương. Nguồn ảnh: BI.
Dựa theo khái niệm tàu sân bay hiện tại thì Hải quân Mỹ đang có trong tay tổng cộng 10 tàu sân bay, phần lớn trong số đó thuộc lớp Nimitz, chỉ có duy nhất chiếc USS Gerald R. Ford thuộc lớp Ford. Đây là một con số khổng lồ khi trên cả thế giới hiện nay mới chỉ có tổng cộng 19 tàu sân bay các loại. Nguồn ảnh: National.
Tuy nhiên, số lượng tàu sân bay thực sự của Hải quân Mỹ là điều khá khó xác định nếu như xét trên tiêu chí hiệu quả hoạt động. Thực chất, lực lượng này có rất nhiều tàu đổ bộ tấn công có khả năng hoạt động y hệt như một tàu sân bay. Nguồn ảnh: Info.
Cụ thể, Mỹ hiện đang nắm trong tay tổng cộng 9 tàu đổ bộ tấn công, các tàu đổ bộ tấn công này của Hải quân Mỹ đều thuộc hai lớp tàu đổ bộ hiện đại nhất thế giới hiện nay là lớp Wasp và lớp American. Nguồn ảnh: CNN.
Điểm đặc biệt trong thiết kế của các tàu đổ bộ tấn công này đó là hệ thống đường băng của chúng được thiết kế chắc chắn không thua kém gì so với các tàu sân bay thực thụ, lớp American thậm chí còn được trang bị máy phóng và thu hồi máy bay, có thể hoạt động được như một tàu sân bay thông thường. Nguồn ảnh: BI.
Thêm vào đó, sự phổ biến của những chiếc máy bay có khả năng hạ cánh thẳng đứng-cất cánh trên đường băng ngắn như AV-8B hay mới đây nhất là chiếc F-35B có thể giúp các tàu đổ bộ tấn công này đảm nhận được nhiệm vụ của các tàu sân bay một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: BI.
Để tiện so sánh, có thể thấy các tàu đổ bộ tấn công lớp American của Mỹ có độ giãn nước gần 45.000 tấn, tương đương với độ giãn nước của tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ được đóng theo lớp Kiev duối thời Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.
So với các tàu sân bay hiện đại hơn như Type 001A của Trung Quốc hay HMS Queen Elizabeth của Anh thì các tàu đổ bộ tấn công của Mỹ có vẻ thua kém hơn về mặt tải trọng. Tuy nhiên về hiệu năng sử dụng thì có thể nói là khá tương đồng nếu được sắp xếp vào cùng một nhiệm vụ tương đương. Nguồn ảnh: BI.
Nhiều chuyên gia quân sự thế giới cho rằng, các tàu đổ bộ tấn công của Mỹ thực chất được coi là các tàu sân bay không sử dụng động cơ hạt nhân. Chúng thường được sử dụng để triển khai tới các điểm cần tới sự hiện diện quân sự của Mỹ nhưng chưa đủ "nóng" để một đội tàu sân bay hùng hậu của Wanshington góp mặt. Nguồn ảnh: BI.
Thêm vào đó, chi phí vận hành và nhân lực trên các tàu đổ bộ tấn công cũng ít hơn rất nhiều so với chi phí vận hành, bảo dưỡng và số lượng nhân lực trên các tàu sân bay. Điều này khiến cho việc điều động một tàu đổ bộ tấn công sẽ có phần ít tốn kém hơn so với việc sử dụng lực lượng tàu sân bay vốn hùng hậu nhưng lại rất đắt đỏ. Nguồn ảnh: BI.
Với sự ra đời của các máy bay F-35B với khả năng cất cánh "gọn nhẹ" từ các tàu đổ bộ tấn công dường như sẽ xóa nhòa ranh giới của sự khác biệt hỏa lực giữa các tàu đổ bộ tấn công với những tàu sân bay thực thụ. Nguồn ảnh: BI.
Song song với đó, khái niệm về một "tàu sân bay" rất có thể sẽ phải viết lại trong tương lai không xa, khi đó thì không phải ai khác mà cũng sẽ vẫn là nước Mỹ với đội tàu đổ bộ tấn công hùng hậu nhất thế giới tiếp tục thống trị đại dương. Nguồn ảnh: BI.