Công ty Maxar Technologies của Mỹ - chuyên hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ và viễn thám - vừa công bố một loạt ảnh chụp vệ tinh tại căn cứ sân bay quân sự Akhtuibinsk của Nga với độ nét cao.Qua những bức hình viễn thám vừa được công bố, có thể thấy rõ các máy bay chiến đấu Su-57 của Nga kèm theo các máy bay không người lái S-70, đang được đậu tại căn cứ sân bay này.Ngoài ra, còn có nhiều loại chiến đấu cơ khác được cho là tiêm kích đánh chặn MiG-31, cùng với máy bay chiến đấu Su-35 xuất hiện trong khung hình.Căn cứ Không quân Akhtubinsk được đặt tại thành phố Volgograd, nằm tại cao độ 48 mét so với mực nước biển. Đây là một trong những căn cứ không quân quan trọng bậc nhất của Nga.Trong quá khứ, căn cứ quân sự Akhtubinsk từng rất tấp nập với hàng loạt chiến đấu cơ, máy bay đánh chặn được Không quân Vũ trụ Nga đặt tại đây.Đây cũng được coi là một trong những căn cứ không quân đầu tiên của Nga, có sự xuất hiện của máy bay không người lái tàng hình S-70.Tiêm kích chiến đấu Su-57 được coi là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên nhược điểm của loại tiêm kích này, đó là nó có số lượng không quá nhiều.Truyền thông Nga mới đây vừa thông báo, từ giờ tới cuối năm 2021, Nga sẽ nhập biên thêm 4 tiêm kích chiến đấu loại này. Đây là một số lượng rất nhỏ, không thấm vào đâu so với số lượng chiến đấu cơ F-35 đang được Mỹ xuất khẩu ra khắp thế giới.Một trong những nguyên nhân khiến Su-57 không thể nhập biên với số lượng lớn, được cho là vì giá thành của loại tiêm kích này quá cao. Việc Ấn Độ rút khỏi chương trình phát triển Su-57 cũng khiến Moscow gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính.Để tháo gỡ những khó khăn này, Nga thậm chí đã vội vã tuyên bố sẽ sẵn sàng xuất khẩu Su-57 ra nước ngoài, ưu tiên bất cứ quốc gia nào đặt mua ngay ở thời điểm hiện tại.Thậm chí truyền thông Nga còn "úp mở" về việc một khách hàng giấu tên ở khu vực Đông Nam Á đang tỏ ra quan tâm tới loại chiến đấu cơ thế hệ 5 này.Tuy nhiên giới quan sát lại cho rằng, chiến đấu cơ Su-57 về cơ bản vẫn chưa thực sự là tiêm kích thế hệ 5, do nó có nhiều vấn đề liên quan tới lớp vỏ tàng hình - đặc biệt là ở khu vực động cơ.Ngoài ra, việc Không quân Nga chưa mặn mà với loại tiêm kích này, mà vẫn lựa chọn các chiến đấu cơ thế hệ 4++ làm chủ lực, cũng có thể khiến các đại gia nhập khẩu vũ khí Nga - như Ấn Độ - phải cảm thấy "lăn tăn" nếu muốn mua chiến đấu cơ Su-57. Nguồn ảnh: BMDP. Tiêm kích chiến đấu Su-57 được các phi công thử nghiệm của Nga đẩy tới giới hạn chịu đựng bằng bài bay cực kỳ thô bạo. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.
Công ty Maxar Technologies của Mỹ - chuyên hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ và viễn thám - vừa công bố một loạt ảnh chụp vệ tinh tại căn cứ sân bay quân sự Akhtuibinsk của Nga với độ nét cao.
Qua những bức hình viễn thám vừa được công bố, có thể thấy rõ các máy bay chiến đấu Su-57 của Nga kèm theo các máy bay không người lái S-70, đang được đậu tại căn cứ sân bay này.
Ngoài ra, còn có nhiều loại chiến đấu cơ khác được cho là tiêm kích đánh chặn MiG-31, cùng với máy bay chiến đấu Su-35 xuất hiện trong khung hình.
Căn cứ Không quân Akhtubinsk được đặt tại thành phố Volgograd, nằm tại cao độ 48 mét so với mực nước biển. Đây là một trong những căn cứ không quân quan trọng bậc nhất của Nga.
Trong quá khứ, căn cứ quân sự Akhtubinsk từng rất tấp nập với hàng loạt chiến đấu cơ, máy bay đánh chặn được Không quân Vũ trụ Nga đặt tại đây.
Đây cũng được coi là một trong những căn cứ không quân đầu tiên của Nga, có sự xuất hiện của máy bay không người lái tàng hình S-70.
Tiêm kích chiến đấu Su-57 được coi là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên nhược điểm của loại tiêm kích này, đó là nó có số lượng không quá nhiều.
Truyền thông Nga mới đây vừa thông báo, từ giờ tới cuối năm 2021, Nga sẽ nhập biên thêm 4 tiêm kích chiến đấu loại này. Đây là một số lượng rất nhỏ, không thấm vào đâu so với số lượng chiến đấu cơ F-35 đang được Mỹ xuất khẩu ra khắp thế giới.
Một trong những nguyên nhân khiến Su-57 không thể nhập biên với số lượng lớn, được cho là vì giá thành của loại tiêm kích này quá cao. Việc Ấn Độ rút khỏi chương trình phát triển Su-57 cũng khiến Moscow gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính.
Để tháo gỡ những khó khăn này, Nga thậm chí đã vội vã tuyên bố sẽ sẵn sàng xuất khẩu Su-57 ra nước ngoài, ưu tiên bất cứ quốc gia nào đặt mua ngay ở thời điểm hiện tại.
Thậm chí truyền thông Nga còn "úp mở" về việc một khách hàng giấu tên ở khu vực Đông Nam Á đang tỏ ra quan tâm tới loại chiến đấu cơ thế hệ 5 này.
Tuy nhiên giới quan sát lại cho rằng, chiến đấu cơ Su-57 về cơ bản vẫn chưa thực sự là tiêm kích thế hệ 5, do nó có nhiều vấn đề liên quan tới lớp vỏ tàng hình - đặc biệt là ở khu vực động cơ.
Ngoài ra, việc Không quân Nga chưa mặn mà với loại tiêm kích này, mà vẫn lựa chọn các chiến đấu cơ thế hệ 4++ làm chủ lực, cũng có thể khiến các đại gia nhập khẩu vũ khí Nga - như Ấn Độ - phải cảm thấy "lăn tăn" nếu muốn mua chiến đấu cơ Su-57. Nguồn ảnh: BMDP.
Tiêm kích chiến đấu Su-57 được các phi công thử nghiệm của Nga đẩy tới giới hạn chịu đựng bằng bài bay cực kỳ thô bạo. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.