Ngày 6/1 vừa qua, tờ The New York Times của Mỹ viết, “ Có thể Washington sẽ ngừng hoàn toàn đưa tên lửa Patriot tới Ukraine, vì những hệ thống phòng không Patriot của Ukraine mà Mỹ đưa tới thường xuyên bị tên lửa Nga phá hủy”. Các hệ thống phòng không của Mỹ giúp Ukraine tự vệ trước các cuộc tấn công bằng đường không của Nga; nhưng Washington đã cảnh báo rằng, họ sẽ không thể hỗ trợ Ukraine theo cách này lâu dài.Tờ New York Times tiếp tục đưa tin, hệ thống phòng không Patriot chỉ có thể đạt được "sự bảo vệ mạnh mẽ", nếu nó không bị đối phương phá hủy và hiện tại, Mỹ chỉ có thể sản xuất vài trăm tên lửa Patriot và vài hệ thống mỗi năm. Nhưng Ukraine sử dụng tên lửa và bị phá hủy, con số đó gấp nhiều lần năng lực sản xuất của Mỹ. Đánh giá nội dung các thông tin truyền thông Mỹ đưa ra, các chuyên gia quân sự cho rằng, rõ ràng Mỹ sẽ không cung cấp lâu dài tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine. Và lý do mà Mỹ đưa ra cũng rất đơn giản, đó là Ukraine không thể tiêu diệt được bệ phóng tên lửa của Nga, thì tên lửa Mỹ cung cấp cho Nga “đâu có lại được”. Theo các chuyên gia phân tích, Mỹ đã “bị choáng” trước việc các hệ thống phòng không và tên lửa có giá trị của Ukraine bị phá hủy và đang cố gắng hết sức để ngăn việc chuyển giao tên lửa Patriot mới cho Ukraine. Nhưng cho dù sớm hay muộn, họ cũng phải đưa ra lựa chọn.Mặc dù phương Tây bị sốc trước các cuộc tấn công tên lửa của Nga vào các mục tiêu chiến lược ở Ukraine trong mấy ngày qua, nhưng việc Mỹ không thể cung cấp thêm tên lửa Patriot cho Ukraine rõ ràng không phải vì những lý do “hời hợt” hay “đơn giản”; vì người Mỹ vốn rất thực dụng.Ngay từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine mọi thứ có thể; nhưng cuộc chiến kéo dài lại ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Hamas-Israel, nên đến nay, Mỹ đã cạn nguồn ngân sách viện trợ. Rõ ràng đây là vấn đề về thái độ ủng hộ.Tuy nhiên, nhà phân tích người Anh Alexander Mercuris lại đưa ra phân tích khác về việc Mỹ ngừng cung cấp tên lửa Patriot cho Ukraine, ông cho rằng, Quân đội Nga đã phá hủy 2 bệ phóng tên lửa Patriot và tấn công nhiều mục tiêu quân sự, cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như nhiều mục tiêu khác nhau. Các cuộc tấn công quân sự như vậy đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng gần Kiev, khiến năng lực công nghiệp và khả năng phòng thủ tổng thể của Ukraine bị tổn thất nghiêm trọng. Về vấn đề này, chuyên gia Merculis nói trên kênh YouTube The Duran: "Rõ ràng, người Mỹ, người Ukraine và các đồng minh phương Tây của họ bị sốc trước những cuộc tấn công này". Phương Tây không thể cung cấp những hệ thống phòng không hiệu quả cho Ukraine, thậm chí là bảo vệ an ninh của chính mình. Trước tình hình như vậy, phương Tây cũng ngay lập tức cảnh báo Kiev không nên trông cậy hoàn toàn vào hệ thống phòng không Patriot mới sau làn sóng tấn công tên lửa của Nga. Nói trắng ra, Mỹ không còn khả năng cung cấp những tên lửa này cho Ukraine nữa, vì Kiev đã hủy hoại thương hiệu Mỹ.Mặt khác, Mỹ cũng cần phải chi rất nhiều tiền để cung cấp cho Ukraine tên lửa phòng không Patriot; xét cho cùng, thì những tên lửa đánh chặn phòng không như vậy rất có giá trị. Ví dụ, đơn giá của tên lửa phòng không Standard 2 dùng cho hệ thống phòng không Patriot có giá lên tới 2 triệu USD/quả đạn; nếu là tên lửa Standard 3 và Standard 6, giá có thể trực tiếp tăng vọt lên 4 triệu USD/quả đạn.Dựa trên chi phí phóng, phải dùng hai tên lửa để đánh chặn một tên lửa hoặc một máy bay; rõ ràng Ukraine muốn đánh chặn tên lửa hoặc máy bay Nga, sẽ cần phóng số lượng đạn tên lửa nhiều hơn gấp đôi số tên lửa và máy bay của Nga sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ tiêu thụ một lượng lớn tên lửa phòng không Patriot (và các loại tên lửa khác), ngay cả khi Ukraine chỉ sử dụng tên lửa phòng không Standard II, thì đây cũng sẽ là một khoản chi phí tiêu hao rất lớn.Vì vậy, đối với Mỹ, dù họ có thể cung cấp cho Ukraine nhiều tên lửa phòng không hơn, nhưng điều này cũng không thể đối địch được với số lượng tên lửa của Nga sử dụng. Hơn nữa, các hoạt động “quá tay” của Ukraine đã khiến Mỹ tức giận. Ukraine thậm chí còn sử dụng nhiều tên lửa hơn để đánh chặn tên lửa và UAV tự sát của Nga, quy mô này lớn hơn nhiều so với hai tên lửa/một mục tiêu. Hơn nữa, chỉ trong vòng một giờ, một khẩu đội tên lửa Patriot của Ukraine tại Kiev, đã phóng đi 32 tên lửa đánh chặn. Có thể theo suy nghĩ của người Mỹ, tên lửa Patriot dù đắt tiền nhưng được miễn phí, thì sẽ không được người Ukraine trân trọng; nhưng nó đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tiêu tốn một lượng lớn vật tư chiến tranh. Rõ ràng, Mỹ không thể để Ukraine tiêu hao như vậy. Xét cho cùng, một chiếc UAV tự sát Geran-2 của Nga trị giá 20.000 USD, rẻ hơn nhiều so với một tên lửa đánh chặn của Mỹ trị giá 2 triệu USD, chứ chưa nói đến phải dùng hai tên lửa mới tiêu diệt được một chiếc UAV. Vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay là các hệ thống phòng không Patriot của Ukraine cũng đã bị Nga phá hủy, vậy làm sao tên lửa phòng không Patriot có thể bảo vệ Ukraine, khi chúng thậm chí còn không thể tự bảo vệ mình?Có thể nói, huyền thoại về tên lửa phòng không Patriot của Mỹ đã tan vỡ ở Ukraine, chỉ là truyền thông Mỹ và phương Tây kiểm soát dư luận và sẽ chọn cách làm ngơ trước những tin tức không có lợi cho mình như vậy, với mục đích là tiếp tục xuất khẩu loại vũ khí này sang các quốc gia khác.Nhưng các nhà phân tích quân sự đã đưa ra câu trả lời, chính Ukraine đã đóng “chiếc đinh cuối cùng” để loại bỏ danh tiếng hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. Điều này cũng khiến việc Mỹ cung cấp tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine trở nên vô nghĩa, dù sao các bệ phóng đã bị phá hủy thì việc cung cấp thêm tên lửa có hữu ích không?
Ngày 6/1 vừa qua, tờ The New York Times của Mỹ viết, “ Có thể Washington sẽ ngừng hoàn toàn đưa tên lửa Patriot tới Ukraine, vì những hệ thống phòng không Patriot của Ukraine mà Mỹ đưa tới thường xuyên bị tên lửa Nga phá hủy”.
Các hệ thống phòng không của Mỹ giúp Ukraine tự vệ trước các cuộc tấn công bằng đường không của Nga; nhưng Washington đã cảnh báo rằng, họ sẽ không thể hỗ trợ Ukraine theo cách này lâu dài.
Tờ New York Times tiếp tục đưa tin, hệ thống phòng không Patriot chỉ có thể đạt được "sự bảo vệ mạnh mẽ", nếu nó không bị đối phương phá hủy và hiện tại, Mỹ chỉ có thể sản xuất vài trăm tên lửa Patriot và vài hệ thống mỗi năm. Nhưng Ukraine sử dụng tên lửa và bị phá hủy, con số đó gấp nhiều lần năng lực sản xuất của Mỹ.
Đánh giá nội dung các thông tin truyền thông Mỹ đưa ra, các chuyên gia quân sự cho rằng, rõ ràng Mỹ sẽ không cung cấp lâu dài tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine. Và lý do mà Mỹ đưa ra cũng rất đơn giản, đó là Ukraine không thể tiêu diệt được bệ phóng tên lửa của Nga, thì tên lửa Mỹ cung cấp cho Nga “đâu có lại được”.
Theo các chuyên gia phân tích, Mỹ đã “bị choáng” trước việc các hệ thống phòng không và tên lửa có giá trị của Ukraine bị phá hủy và đang cố gắng hết sức để ngăn việc chuyển giao tên lửa Patriot mới cho Ukraine. Nhưng cho dù sớm hay muộn, họ cũng phải đưa ra lựa chọn.
Mặc dù phương Tây bị sốc trước các cuộc tấn công tên lửa của Nga vào các mục tiêu chiến lược ở Ukraine trong mấy ngày qua, nhưng việc Mỹ không thể cung cấp thêm tên lửa Patriot cho Ukraine rõ ràng không phải vì những lý do “hời hợt” hay “đơn giản”; vì người Mỹ vốn rất thực dụng.
Ngay từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine mọi thứ có thể; nhưng cuộc chiến kéo dài lại ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Hamas-Israel, nên đến nay, Mỹ đã cạn nguồn ngân sách viện trợ. Rõ ràng đây là vấn đề về thái độ ủng hộ.
Tuy nhiên, nhà phân tích người Anh Alexander Mercuris lại đưa ra phân tích khác về việc Mỹ ngừng cung cấp tên lửa Patriot cho Ukraine, ông cho rằng, Quân đội Nga đã phá hủy 2 bệ phóng tên lửa Patriot và tấn công nhiều mục tiêu quân sự, cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như nhiều mục tiêu khác nhau.
Các cuộc tấn công quân sự như vậy đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng gần Kiev, khiến năng lực công nghiệp và khả năng phòng thủ tổng thể của Ukraine bị tổn thất nghiêm trọng.
Về vấn đề này, chuyên gia Merculis nói trên kênh YouTube The Duran: "Rõ ràng, người Mỹ, người Ukraine và các đồng minh phương Tây của họ bị sốc trước những cuộc tấn công này". Phương Tây không thể cung cấp những hệ thống phòng không hiệu quả cho Ukraine, thậm chí là bảo vệ an ninh của chính mình.
Trước tình hình như vậy, phương Tây cũng ngay lập tức cảnh báo Kiev không nên trông cậy hoàn toàn vào hệ thống phòng không Patriot mới sau làn sóng tấn công tên lửa của Nga. Nói trắng ra, Mỹ không còn khả năng cung cấp những tên lửa này cho Ukraine nữa, vì Kiev đã hủy hoại thương hiệu Mỹ.
Mặt khác, Mỹ cũng cần phải chi rất nhiều tiền để cung cấp cho Ukraine tên lửa phòng không Patriot; xét cho cùng, thì những tên lửa đánh chặn phòng không như vậy rất có giá trị.
Ví dụ, đơn giá của tên lửa phòng không Standard 2 dùng cho hệ thống phòng không Patriot có giá lên tới 2 triệu USD/quả đạn; nếu là tên lửa Standard 3 và Standard 6, giá có thể trực tiếp tăng vọt lên 4 triệu USD/quả đạn.
Dựa trên chi phí phóng, phải dùng hai tên lửa để đánh chặn một tên lửa hoặc một máy bay; rõ ràng Ukraine muốn đánh chặn tên lửa hoặc máy bay Nga, sẽ cần phóng số lượng đạn tên lửa nhiều hơn gấp đôi số tên lửa và máy bay của Nga sử dụng.
Điều này đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ tiêu thụ một lượng lớn tên lửa phòng không Patriot (và các loại tên lửa khác), ngay cả khi Ukraine chỉ sử dụng tên lửa phòng không Standard II, thì đây cũng sẽ là một khoản chi phí tiêu hao rất lớn.
Vì vậy, đối với Mỹ, dù họ có thể cung cấp cho Ukraine nhiều tên lửa phòng không hơn, nhưng điều này cũng không thể đối địch được với số lượng tên lửa của Nga sử dụng. Hơn nữa, các hoạt động “quá tay” của Ukraine đã khiến Mỹ tức giận.
Ukraine thậm chí còn sử dụng nhiều tên lửa hơn để đánh chặn tên lửa và UAV tự sát của Nga, quy mô này lớn hơn nhiều so với hai tên lửa/một mục tiêu. Hơn nữa, chỉ trong vòng một giờ, một khẩu đội tên lửa Patriot của Ukraine tại Kiev, đã phóng đi 32 tên lửa đánh chặn.
Có thể theo suy nghĩ của người Mỹ, tên lửa Patriot dù đắt tiền nhưng được miễn phí, thì sẽ không được người Ukraine trân trọng; nhưng nó đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tiêu tốn một lượng lớn vật tư chiến tranh. Rõ ràng, Mỹ không thể để Ukraine tiêu hao như vậy.
Xét cho cùng, một chiếc UAV tự sát Geran-2 của Nga trị giá 20.000 USD, rẻ hơn nhiều so với một tên lửa đánh chặn của Mỹ trị giá 2 triệu USD, chứ chưa nói đến phải dùng hai tên lửa mới tiêu diệt được một chiếc UAV.
Vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay là các hệ thống phòng không Patriot của Ukraine cũng đã bị Nga phá hủy, vậy làm sao tên lửa phòng không Patriot có thể bảo vệ Ukraine, khi chúng thậm chí còn không thể tự bảo vệ mình?
Có thể nói, huyền thoại về tên lửa phòng không Patriot của Mỹ đã tan vỡ ở Ukraine, chỉ là truyền thông Mỹ và phương Tây kiểm soát dư luận và sẽ chọn cách làm ngơ trước những tin tức không có lợi cho mình như vậy, với mục đích là tiếp tục xuất khẩu loại vũ khí này sang các quốc gia khác.
Nhưng các nhà phân tích quân sự đã đưa ra câu trả lời, chính Ukraine đã đóng “chiếc đinh cuối cùng” để loại bỏ danh tiếng hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. Điều này cũng khiến việc Mỹ cung cấp tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine trở nên vô nghĩa, dù sao các bệ phóng đã bị phá hủy thì việc cung cấp thêm tên lửa có hữu ích không?