Tiêm kích F-15 Eagle (hay còn gọi là Đại bàng F-15), bắt đầu hoạt động trong Không quân Mỹ từ năm 1976. Trong suốt 3 thập kỷ, F-15 được xem là "kẻ thống trị" bầu trời cho đến khi tiêm kích tàng hình F-22 Raptor được đưa vào hoạt động.Mặc dù không có tính năng tàng hình như F-22 hay F-35, nhưng chiến đấu cơ F-15 vẫn là mối đe dọa nguy hiểm trên bầu trời, đối với bất kỳ chiến đấu cơ tiên tiến nào. Sự vượt trội trên không của F-15 có được là nhờ sự kết hợp giữa khả năng cơ động, tầm hoạt động, vũ khí và hệ thống điện tử hàng không.Chưa hết, Không quân Mỹ mới đây tuyên bố, họ đã tìm ra công dụng tuyệt vời của F-15 và chuẩn bị biến chiến đấu cơ hạng nặng F-15E thành máy bay vận chuyển vũ khí; nâng tầm cho loại chiến đấu cơ “bất bại” này.Theo khái niệm "Triển khai chiến đấu nhanh" (ACE) của Không quân Mỹ, những loại máy bay vận tải như C-5, C-17 hoặc C-130, có thể tạo thành một đội phản ứng nhanh khi kết hợp với một số máy bay chiến đấu và nhanh chóng triển khai tới các sân bay từ xa để hoạt động.Nhưng do năng lực hạn chế của máy bay vận tải trong ACE, chúng chủ yếu được sử dụng để tiếp dầu, vận chuyển trang thiết bị; không đáp ứng được yêu cầu vận chuyển vũ khí. Trong khi đó, F-15F có khả năng mang tải tới 8 tấn, thậm chí phiên bản mới nhất là F-15EX lại có thể mang tới 14 tấn vũ khí, đây là một lợi thế rất lớn.Trong các cuộc thử nghiệm gần đây của Không quân Mỹ, một chiếc F-15E có thể mang 15 quả bom có điều khiển JDAM đến những sân bay xa, sau đó dỡ xuống để lắp cho các loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-22 hoặc F-35.F-15E trước đây chỉ được phép gắn 6 quả bom JDAM 227 kg GBU-38/B trên các giá treo ở cả hai bên cánh máy bay. Nhưng do cải tiến của thùng nhiên liệu phụ thành hình thuyền, lắp ở gốc cánh; nên đã tăng gấp đôi số bom JDAM mang theo.Cùng với những giá treo dưới thùng nhiên liệu phụ, một chiếc F-15E có thể mang thêm trên mỗi giá một quả GBU-38 hoặc 1 quả GBU-31/B có trọng lượng 907 kg, nâng tổng số bom JDAM trên một chiếc F-15E lên 15 quả.Nhưng muốn ném bom trên, F-15E chỉ có thể ném một hàng JDAM bên dưới thùng nhiên liệu; còn giá trên chỉ có thể dùng để vận chuyển vũ khí.So với việc sử dụng máy bay vận tải C-130 Hercules để vận chuyển bom, sử dụng F-15E có nhiều ưu điểm: Thứ nhất, bộ dẫn đường JDAM có thể được lắp ráp hoàn chỉnh trên bom và được vận chuyển thẳng đến địa điểm tác chiến bằng F-15E; do vậy không cần nhiều thời gian lắp ráp.Thứ hai, F-15E bay nhanh hơn và có thể tiếp cận khu vực chiến đấu nhanh hơn; và cuối cùng, ngoài việc cung cấp vũ khí cho các máy bay chiến đấu khác, F-15E còn có thể trực tiếp tham chiến, thả một hàng 6 quả JDAM xuống mục tiêu; sau đó hạ cánh để dỡ 6 quả bom còn lại ở hàng trên.Nhược điểm duy nhất của F-15E trong việc vận chuyển đạn dược là F-15E có tầm bay hạn chế so với C-130, nên việc hạ cánh khi còn mang lượng đạn lớn, sẽ làm tiêu hao tuổi thọ của máy bay nhanh hơn.Trong sự phát triển tiếp theo của khái niệm "Triển khai chiến đấu nhanh" (ACE), F-15E thậm chí có thể trở thành một máy bay vận tải hỗ trợ hậu cần. Như vậy những chiếc F-15 có thể trang bị nhiều khoang để vận chuyển những hàng hóa, thiết bị để giảm áp lực lên vận tải cơ.Trên thực tế, việc nghiên cứu và biến chiếc máy bay F-15E, thành máy bay vận tải đã bắt đầu từ lâu. Thay đổi lớn nhất của phiên bản F-15E so với phiên bản chiếm ưu thế trên không F-15C/D là cấu trúc thân máy bay đã được tăng cường hơn; số lượng giá treo tích hợp trên thùng nhiên liệu chính đã tăng từ 4 lên 12.Thùng nhiên liệu phụ của F-15E được thiết kế hình thuyền kiểu mô-đun, có thể chứa 3.200 lít nhiên liệu, cũng như thiết bị trinh sát, hệ thống tác chiến điện tử, … và thậm chí được sử dụng làm khoang chứa hàng hóa; biến F-15E thành máy bay vận tải chiến trường ...Nhưng hiện tại, ngoại trừ nhiên liệu, các chức năng của thùng dầu phụ của F-15E đều chưa sử dụng; tuy nhiên với việc triển khai khái niệm triển khai chiến đấu nhanh, F-15 sẽ trở thành “ngựa thồ” chiến trường theo đúng nghĩa. Nguồn ảnh: Pinterest. Chiến đấu cơ có khả năng mang vác vũ khí cực khủng của Không quân Mỹ. Nguồn: Elwyn R.
Tiêm kích F-15 Eagle (hay còn gọi là Đại bàng F-15), bắt đầu hoạt động trong Không quân Mỹ từ năm 1976. Trong suốt 3 thập kỷ, F-15 được xem là "kẻ thống trị" bầu trời cho đến khi tiêm kích tàng hình F-22 Raptor được đưa vào hoạt động.
Mặc dù không có tính năng tàng hình như F-22 hay F-35, nhưng chiến đấu cơ F-15 vẫn là mối đe dọa nguy hiểm trên bầu trời, đối với bất kỳ chiến đấu cơ tiên tiến nào. Sự vượt trội trên không của F-15 có được là nhờ sự kết hợp giữa khả năng cơ động, tầm hoạt động, vũ khí và hệ thống điện tử hàng không.
Chưa hết, Không quân Mỹ mới đây tuyên bố, họ đã tìm ra công dụng tuyệt vời của F-15 và chuẩn bị biến chiến đấu cơ hạng nặng F-15E thành máy bay vận chuyển vũ khí; nâng tầm cho loại chiến đấu cơ “bất bại” này.
Theo khái niệm "Triển khai chiến đấu nhanh" (ACE) của Không quân Mỹ, những loại máy bay vận tải như C-5, C-17 hoặc C-130, có thể tạo thành một đội phản ứng nhanh khi kết hợp với một số máy bay chiến đấu và nhanh chóng triển khai tới các sân bay từ xa để hoạt động.
Nhưng do năng lực hạn chế của máy bay vận tải trong ACE, chúng chủ yếu được sử dụng để tiếp dầu, vận chuyển trang thiết bị; không đáp ứng được yêu cầu vận chuyển vũ khí. Trong khi đó, F-15F có khả năng mang tải tới 8 tấn, thậm chí phiên bản mới nhất là F-15EX lại có thể mang tới 14 tấn vũ khí, đây là một lợi thế rất lớn.
Trong các cuộc thử nghiệm gần đây của Không quân Mỹ, một chiếc F-15E có thể mang 15 quả bom có điều khiển JDAM đến những sân bay xa, sau đó dỡ xuống để lắp cho các loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-22 hoặc F-35.
F-15E trước đây chỉ được phép gắn 6 quả bom JDAM 227 kg GBU-38/B trên các giá treo ở cả hai bên cánh máy bay. Nhưng do cải tiến của thùng nhiên liệu phụ thành hình thuyền, lắp ở gốc cánh; nên đã tăng gấp đôi số bom JDAM mang theo.
Cùng với những giá treo dưới thùng nhiên liệu phụ, một chiếc F-15E có thể mang thêm trên mỗi giá một quả GBU-38 hoặc 1 quả GBU-31/B có trọng lượng 907 kg, nâng tổng số bom JDAM trên một chiếc F-15E lên 15 quả.
Nhưng muốn ném bom trên, F-15E chỉ có thể ném một hàng JDAM bên dưới thùng nhiên liệu; còn giá trên chỉ có thể dùng để vận chuyển vũ khí.
So với việc sử dụng máy bay vận tải C-130 Hercules để vận chuyển bom, sử dụng F-15E có nhiều ưu điểm: Thứ nhất, bộ dẫn đường JDAM có thể được lắp ráp hoàn chỉnh trên bom và được vận chuyển thẳng đến địa điểm tác chiến bằng F-15E; do vậy không cần nhiều thời gian lắp ráp.
Thứ hai, F-15E bay nhanh hơn và có thể tiếp cận khu vực chiến đấu nhanh hơn; và cuối cùng, ngoài việc cung cấp vũ khí cho các máy bay chiến đấu khác, F-15E còn có thể trực tiếp tham chiến, thả một hàng 6 quả JDAM xuống mục tiêu; sau đó hạ cánh để dỡ 6 quả bom còn lại ở hàng trên.
Nhược điểm duy nhất của F-15E trong việc vận chuyển đạn dược là F-15E có tầm bay hạn chế so với C-130, nên việc hạ cánh khi còn mang lượng đạn lớn, sẽ làm tiêu hao tuổi thọ của máy bay nhanh hơn.
Trong sự phát triển tiếp theo của khái niệm "Triển khai chiến đấu nhanh" (ACE), F-15E thậm chí có thể trở thành một máy bay vận tải hỗ trợ hậu cần. Như vậy những chiếc F-15 có thể trang bị nhiều khoang để vận chuyển những hàng hóa, thiết bị để giảm áp lực lên vận tải cơ.
Trên thực tế, việc nghiên cứu và biến chiếc máy bay F-15E, thành máy bay vận tải đã bắt đầu từ lâu. Thay đổi lớn nhất của phiên bản F-15E so với phiên bản chiếm ưu thế trên không F-15C/D là cấu trúc thân máy bay đã được tăng cường hơn; số lượng giá treo tích hợp trên thùng nhiên liệu chính đã tăng từ 4 lên 12.
Thùng nhiên liệu phụ của F-15E được thiết kế hình thuyền kiểu mô-đun, có thể chứa 3.200 lít nhiên liệu, cũng như thiết bị trinh sát, hệ thống tác chiến điện tử, … và thậm chí được sử dụng làm khoang chứa hàng hóa; biến F-15E thành máy bay vận tải chiến trường ...
Nhưng hiện tại, ngoại trừ nhiên liệu, các chức năng của thùng dầu phụ của F-15E đều chưa sử dụng; tuy nhiên với việc triển khai khái niệm triển khai chiến đấu nhanh, F-15 sẽ trở thành “ngựa thồ” chiến trường theo đúng nghĩa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến đấu cơ có khả năng mang vác vũ khí cực khủng của Không quân Mỹ. Nguồn: Elwyn R.