Hiện nay trên thế giới chỉ còn có 3 quốc gia là còn duy trì phi đội máy bay ném bom chuyên dụng đó là Mỹ, Nga, Trung Quốc và cả 3 quốc gia này đều đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Nga và Mỹ đều có các loại máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang được trên 20 tấn vũ khí, có tốc độ siêu âm hoặc cận âm; còn Trung Quốc chỉ sở hữu một loại máy bay ném bom duy nhất là máy bay H-6. Đây là phiên bản sao chép của máy bay ném bom tầm trung Tu-16, được Liên Xô phát triển vào đầu thập niên 1950. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.Nếu như Tu-22M3 là loại máy bay ném bom siêu thanh chiến lược nhỏ nhất của Nga, nhưng có thể mang tổng cộng tất cả là 21 tấn vũ khí, bán kính hoạt động 3.500 km, tốc độ bay siêu âm, thì chiếc H-6 của Trung Quốc chỉ mang được tổng cộng 9 tấn vũ khí. Trong khi bán kính hoạt động của H-6 chỉ là 3.000 km, tốc độ bay cận âm. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga - Nguồn: Wikipedia.Tuy mang danh là máy bay ném bom chiến lược, nhưng máy bay H-6 của Trung Quốc chỉ mang số vũ khí nhiều hơn các loại tiêm kích hạng nhẹ và hạng trung như F-16 của Mỹ hay MiG-35 của Nga; không hơn nhiều so với các loại tiêm kích hạng nặng và hạng trung như Su-30SM của Nga và Rafale của Pháp (đều mang được 8 tấn). Ảnh: Chiến đấu cơ F-16V của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Thậm chí nếu so sánh với chiếc chiến đấu cơ hạng nặng nhất của Mỹ hiện nay là F-15E thì tải trọng vũ khí của H-6 của Trung Quốc còn kém 1,4 tấn. Tải trọng vũ khí tối đa của chiếc F-15E là 10,4 tấn, tải trọng chiến đấu thì thấp hơn, vào khoảng 7-8 tấn vũ khí. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Nếu tiêm kích F-15E mang tối đa vũ khí (10,4 tấn), thì bán kính chiến đấu của loại máy bay này chỉ khoảng 500 km; nếu làm nhiệm vụ chặn kích, số vũ khí của F-15E sẽ giảm xuống, để tăng tính năng cơ động cho máy bay. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Phiên bản mới nhất của máy bay ném bom H-6 đó là H-6K, khi lắp động cơ Soloviev D-30-KP2 cải tiến của Nga, bán kính hoạt động của H-6K được nâng lên 3.500 km; tuy nhiên số lượng vũ khí cũng chỉ giới hạn ở 9 tấn. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K - Nguồn: Wikipedia.Chiến đấu cơ F-15E được gọi là "taxi chở vũ khí", tức là tải trọng vũ khí của nó lớn hơn rất nhiều so với các loại máy bay chiến đấu thông thường. Mặc dù nó không có khoang vũ khí riêng biệt như các loại máy bay ném bom, nhưng các điểm treo bên ngoài cho phép mang đến 10,4 tấn vũ khí. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Nhưng để đạt bán kính chiến đấu tối đa (2.000 km), thì các mấu bên ngoài của F-15X còn phải giành để treo thùng nhiên liệu phụ; như vậy tải trọng vũ khí của F-15E thực tế chỉ còn là khoảng 7 tấn. Máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên H-6K cũng chỉ là loại máy bay có tốc độ cận âm, khả năng xoay sở kém và khả năng tự vệ hạn chế; ưu điểm của H-6K đó là có khoang bom, nên có khả năng mang các loại vũ khí ngoại cỡ như các loại tên lửa hành trình hoặc các loại bom loại lớn. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên F-15E cũng không hề kém cạnh, mặc dù chỉ có các mấu treo vũ khí dưới cánh và bụng máy bay, nhưng F-15E có thể mang những loại vũ khí lớn như tên lửa hành trình AGM-183 hoặc bom hạt nhân B-61. Ảnh: Đồ họa tên lửa hành trình AGM-183 - Nguồn: Lockheed MartinCác nhà lãnh đạo Quân đội Trung Quốc cũng nhận rõ điểm yếu của máy bay ném bom của họ; sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã liên hệ nhập khẩu máy bay ném bom chiến lược Tu-22M, nhưng không được sự đồng ý của Nga.Còn hiện tại, Trung Quốc vẫn phải bằng lòng với loại máy bay ném bom cổ lỗ của họ và Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh việc nghiên cứu, chế tạo máy bay ném bom tàng hình H-20, có tính năng tương đương máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 của Mỹ. Ảnh: Đồ họa được cho là mô hình máy bay ném bom H-20 của Trung Quốc - Nguồn: Sina. Video Tìm Hiểu Máy Bay Cảnh Báo Sớm Của Trung Quốc - Nguồn: QPVN
Hiện nay trên thế giới chỉ còn có 3 quốc gia là còn duy trì phi đội máy bay ném bom chuyên dụng đó là Mỹ, Nga, Trung Quốc và cả 3 quốc gia này đều đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Nga và Mỹ đều có các loại máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang được trên 20 tấn vũ khí, có tốc độ siêu âm hoặc cận âm; còn Trung Quốc chỉ sở hữu một loại máy bay ném bom duy nhất là máy bay H-6. Đây là phiên bản sao chép của máy bay ném bom tầm trung Tu-16, được Liên Xô phát triển vào đầu thập niên 1950. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Nếu như Tu-22M3 là loại máy bay ném bom siêu thanh chiến lược nhỏ nhất của Nga, nhưng có thể mang tổng cộng tất cả là 21 tấn vũ khí, bán kính hoạt động 3.500 km, tốc độ bay siêu âm, thì chiếc H-6 của Trung Quốc chỉ mang được tổng cộng 9 tấn vũ khí. Trong khi bán kính hoạt động của H-6 chỉ là 3.000 km, tốc độ bay cận âm. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Tuy mang danh là máy bay ném bom chiến lược, nhưng máy bay H-6 của Trung Quốc chỉ mang số vũ khí nhiều hơn các loại tiêm kích hạng nhẹ và hạng trung như F-16 của Mỹ hay MiG-35 của Nga; không hơn nhiều so với các loại tiêm kích hạng nặng và hạng trung như Su-30SM của Nga và Rafale của Pháp (đều mang được 8 tấn). Ảnh: Chiến đấu cơ F-16V của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Thậm chí nếu so sánh với chiếc chiến đấu cơ hạng nặng nhất của Mỹ hiện nay là F-15E thì tải trọng vũ khí của H-6 của Trung Quốc còn kém 1,4 tấn. Tải trọng vũ khí tối đa của chiếc F-15E là 10,4 tấn, tải trọng chiến đấu thì thấp hơn, vào khoảng 7-8 tấn vũ khí. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Nếu tiêm kích F-15E mang tối đa vũ khí (10,4 tấn), thì bán kính chiến đấu của loại máy bay này chỉ khoảng 500 km; nếu làm nhiệm vụ chặn kích, số vũ khí của F-15E sẽ giảm xuống, để tăng tính năng cơ động cho máy bay. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Phiên bản mới nhất của máy bay ném bom H-6 đó là H-6K, khi lắp động cơ Soloviev D-30-KP2 cải tiến của Nga, bán kính hoạt động của H-6K được nâng lên 3.500 km; tuy nhiên số lượng vũ khí cũng chỉ giới hạn ở 9 tấn. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K - Nguồn: Wikipedia.
Chiến đấu cơ F-15E được gọi là "taxi chở vũ khí", tức là tải trọng vũ khí của nó lớn hơn rất nhiều so với các loại máy bay chiến đấu thông thường. Mặc dù nó không có khoang vũ khí riêng biệt như các loại máy bay ném bom, nhưng các điểm treo bên ngoài cho phép mang đến 10,4 tấn vũ khí. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Nhưng để đạt bán kính chiến đấu tối đa (2.000 km), thì các mấu bên ngoài của F-15X còn phải giành để treo thùng nhiên liệu phụ; như vậy tải trọng vũ khí của F-15E thực tế chỉ còn là khoảng 7 tấn. Máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên H-6K cũng chỉ là loại máy bay có tốc độ cận âm, khả năng xoay sở kém và khả năng tự vệ hạn chế; ưu điểm của H-6K đó là có khoang bom, nên có khả năng mang các loại vũ khí ngoại cỡ như các loại tên lửa hành trình hoặc các loại bom loại lớn. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên F-15E cũng không hề kém cạnh, mặc dù chỉ có các mấu treo vũ khí dưới cánh và bụng máy bay, nhưng F-15E có thể mang những loại vũ khí lớn như tên lửa hành trình AGM-183 hoặc bom hạt nhân B-61. Ảnh: Đồ họa tên lửa hành trình AGM-183 - Nguồn: Lockheed Martin
Các nhà lãnh đạo Quân đội Trung Quốc cũng nhận rõ điểm yếu của máy bay ném bom của họ; sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã liên hệ nhập khẩu máy bay ném bom chiến lược Tu-22M, nhưng không được sự đồng ý của Nga.
Còn hiện tại, Trung Quốc vẫn phải bằng lòng với loại máy bay ném bom cổ lỗ của họ và Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh việc nghiên cứu, chế tạo máy bay ném bom tàng hình H-20, có tính năng tương đương máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 của Mỹ. Ảnh: Đồ họa được cho là mô hình máy bay ném bom H-20 của Trung Quốc - Nguồn: Sina.
Video Tìm Hiểu Máy Bay Cảnh Báo Sớm Của Trung Quốc - Nguồn: QPVN