Không quân Mỹ hôm nay (4/3) thông báo Phi đoàn Thử nghiệm và Đánh giá số 85 đã bay thử thành công với tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle mang 6 quả bom dẫn đường JDAM ở một bên thân, nhằm phô diễn khái niệm mới theo mô hình Triển khai Chiến đấu Linh hoạt (ACE).Đợt thử nghiệm diễn ra hôm 22/2, khi đó chiếc tiêm kích chiến đấu F-15E được gắn 6 mô hình bom dẫn đường GBU-38/B JDAM ở giá treo dọc thùng dầu phụ liền thân phía trái, mỗi quả nặng 225 kg.Những chiếc chiến đấu cơ F-15E thông thường chỉ có thể mang 3 quả JDAM ở loạt giá treo này, vì thế đây là một thử nghiệm mang tính đột phá trong tác chiến."Mỗi tiêm kích F-15E hiện nay chỉ được phép mang tối đa 9 quả bom JDAM, đợt thử nghiệm cho thấy chúng có thể mang tới 15 quả", thiếu tá Andrew Swanson, sĩ quan quân khí Phi đoàn số 85, cho hay.Thử nghiệm chứng minh F-15E có thể vừa chiến đấu trực tiếp vừa đóng vai trò "xe thồ bom", mạnh ngang máy bay ném bom chiến lược H-6 Trung Quốc, phù hợp với mô hình tác chiến ACE.Không quân Mỹ trước đây cần hai vận tải cơ C-130 để chuyển đủ bom và nhân lực cho một biên đội F-15E, họ cũng mất thời gian lắp ráp khi tới căn cứ tiền phương. Việc lắp bom JDAM hoàn thiện trên những chiếc F-15E sẽ cắt giảm một máy bay C-130 cũng như thời gian chuẩn bị cho nhiệm vụ."Các phi cơ Strike Eagle giờ có thể mang đủ bom JDAM cho một nhiệm vụ chiến đấu, sau đó hạ cánh ở địa điểm xa xôi để tái trang bị cho chính nó hoặc tiêm kích khác như F-22 Raptor và F-35 để tiếp tục xuất kích", trung tá Jacob Lindaman, chỉ huy Phi đoàn số 85, nói thêm.ACE là khái niệm tác chiến mới đang được áp dụng tại Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ để bảo đảm sự linh hoạt, khả năng răn đe và sống sót trong môi trường chiến đấu khốc liệt.Phương thức này đề cao sử dụng các căn cứ dã chiến để tăng khả năng sống sót của lực lượng không quân trong đòn đánh phủ đầu của đối phương, đồng thời cho phép chiến đấu cơ hạ cánh, tiếp dầu và vũ khí mà không cần tắt động cơ, sau đó nhanh chóng trở lại chiến trường.Trong khi đó F-15E Strike Eagle đang ngày càng thể hiện tính hiệu quả trong các đòn không kích của không quân Mỹ. Đây là phiên bản chiến đấu cơ đa năng có khả năng tấn công mặt đất được phát triển vào năm 1986 trên cơ sở F-15.Nguyên mẫu F-15E là một sự cải tiến dựa trên phiên bản 2 chỗ ngồi F-15B, bao gồm những thay đổi sâu rộng về cấu trúc và động cơ mạnh hơn.Cụ thể ghế sau được trang bị cho sĩ quan Hệ thống Vũ khí (WSO). Sĩ quan WSO sử dụng nhiều màn hình hiển thị thông tin từ đó có thể theo dõi tình trạng máy bay và vũ khí, các mối đe dọa tiềm năng, chọn lựa mục tiêu, và sử dụng bản đồ điện tử di động để dẫn đường.Hệ thống màn hình này tích hợp các nút bấm để có thể vận hành dễ dàng trong tác chiến.Điều đặc biệt là F-15E có thể được điều khiển bởi sĩ quan WSO dù với tầm nhìn hạn chế. Điều này rất quan trọng nếu phi công điều khiển ngồi ghế trước gặp vấn đề.Để gia tăng tầm bay, F-15E được gắn thêm 2 thùng nhiên liệu áp dưới thân chứa 2.800 lít nhiên liệu và có 6 giá treo gắn vũ khí bố trí thành 2 hàng.Hệ thống Chiến tranh Điện Tử Chiến thuật (TEWS) của F-15E Strike Eagle tích hợp tất cả hệ thống phòng vệ trên máy bay như: radar tiếp nhận cảnh báo (RWR), radar gây nhiễu, radar, và bộ phóng pháo sáng được nối kết với TEWS nhằm cung cấp sự bảo vệ toàn diện chống lại sự phát hiện và theo dõi.Một hệ thống dẫn đường quán tính dùng con quay laser liên tục theo dõi vị trí của máy bay và cung cấp thông tin đến máy tính trung tâm giúp phi công nắm vững tình trạng máy bay tốt hơn.F-15E trang bị radar APG-70 cho phép đội bay phát hiện các mục tiêu trên mặt đất từ khoảng cách xa và có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu cùng lúc.Ngoài ra F-15 còn được trang bị hệ thống LANTIRN (dẫn đường bay thấp, bay đêm và dò mục tiêu bằng hồng ngoại) cho phép máy bay bay ở cao độ thấp, bay đêm và bay trong mọi điều kiện thời tiết, tấn công mục tiêu mặt đất bằng nhiều loại vũ khí thông thường hay dẫn đường chính xác.Hiện không quân Mỹ đang có trong biên chế 224 chiếc F-15E, họ cũng đã đặt mua hàng trăm chiếc tiêm kích F-15EX, đây là phiên bản nâng cấp sâu rộng từ F-15E.
Không quân Mỹ hôm nay (4/3) thông báo Phi đoàn Thử nghiệm và Đánh giá số 85 đã bay thử thành công với tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle mang 6 quả bom dẫn đường JDAM ở một bên thân, nhằm phô diễn khái niệm mới theo mô hình Triển khai Chiến đấu Linh hoạt (ACE).
Đợt thử nghiệm diễn ra hôm 22/2, khi đó chiếc tiêm kích chiến đấu F-15E được gắn 6 mô hình bom dẫn đường GBU-38/B JDAM ở giá treo dọc thùng dầu phụ liền thân phía trái, mỗi quả nặng 225 kg.
Những chiếc chiến đấu cơ F-15E thông thường chỉ có thể mang 3 quả JDAM ở loạt giá treo này, vì thế đây là một thử nghiệm mang tính đột phá trong tác chiến.
"Mỗi tiêm kích F-15E hiện nay chỉ được phép mang tối đa 9 quả bom JDAM, đợt thử nghiệm cho thấy chúng có thể mang tới 15 quả", thiếu tá Andrew Swanson, sĩ quan quân khí Phi đoàn số 85, cho hay.
Thử nghiệm chứng minh F-15E có thể vừa chiến đấu trực tiếp vừa đóng vai trò "xe thồ bom", mạnh ngang máy bay ném bom chiến lược H-6 Trung Quốc, phù hợp với mô hình tác chiến ACE.
Không quân Mỹ trước đây cần hai vận tải cơ C-130 để chuyển đủ bom và nhân lực cho một biên đội F-15E, họ cũng mất thời gian lắp ráp khi tới căn cứ tiền phương. Việc lắp bom JDAM hoàn thiện trên những chiếc F-15E sẽ cắt giảm một máy bay C-130 cũng như thời gian chuẩn bị cho nhiệm vụ.
"Các phi cơ Strike Eagle giờ có thể mang đủ bom JDAM cho một nhiệm vụ chiến đấu, sau đó hạ cánh ở địa điểm xa xôi để tái trang bị cho chính nó hoặc tiêm kích khác như F-22 Raptor và F-35 để tiếp tục xuất kích", trung tá Jacob Lindaman, chỉ huy Phi đoàn số 85, nói thêm.
ACE là khái niệm tác chiến mới đang được áp dụng tại Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ để bảo đảm sự linh hoạt, khả năng răn đe và sống sót trong môi trường chiến đấu khốc liệt.
Phương thức này đề cao sử dụng các căn cứ dã chiến để tăng khả năng sống sót của lực lượng không quân trong đòn đánh phủ đầu của đối phương, đồng thời cho phép chiến đấu cơ hạ cánh, tiếp dầu và vũ khí mà không cần tắt động cơ, sau đó nhanh chóng trở lại chiến trường.
Trong khi đó F-15E Strike Eagle đang ngày càng thể hiện tính hiệu quả trong các đòn không kích của không quân Mỹ. Đây là phiên bản chiến đấu cơ đa năng có khả năng tấn công mặt đất được phát triển vào năm 1986 trên cơ sở F-15.
Nguyên mẫu F-15E là một sự cải tiến dựa trên phiên bản 2 chỗ ngồi F-15B, bao gồm những thay đổi sâu rộng về cấu trúc và động cơ mạnh hơn.
Cụ thể ghế sau được trang bị cho sĩ quan Hệ thống Vũ khí (WSO). Sĩ quan WSO sử dụng nhiều màn hình hiển thị thông tin từ đó có thể theo dõi tình trạng máy bay và vũ khí, các mối đe dọa tiềm năng, chọn lựa mục tiêu, và sử dụng bản đồ điện tử di động để dẫn đường.
Hệ thống màn hình này tích hợp các nút bấm để có thể vận hành dễ dàng trong tác chiến.
Điều đặc biệt là F-15E có thể được điều khiển bởi sĩ quan WSO dù với tầm nhìn hạn chế. Điều này rất quan trọng nếu phi công điều khiển ngồi ghế trước gặp vấn đề.
Để gia tăng tầm bay, F-15E được gắn thêm 2 thùng nhiên liệu áp dưới thân chứa 2.800 lít nhiên liệu và có 6 giá treo gắn vũ khí bố trí thành 2 hàng.
Hệ thống Chiến tranh Điện Tử Chiến thuật (TEWS) của F-15E Strike Eagle tích hợp tất cả hệ thống phòng vệ trên máy bay như: radar tiếp nhận cảnh báo (RWR), radar gây nhiễu, radar, và bộ phóng pháo sáng được nối kết với TEWS nhằm cung cấp sự bảo vệ toàn diện chống lại sự phát hiện và theo dõi.
Một hệ thống dẫn đường quán tính dùng con quay laser liên tục theo dõi vị trí của máy bay và cung cấp thông tin đến máy tính trung tâm giúp phi công nắm vững tình trạng máy bay tốt hơn.
F-15E trang bị radar APG-70 cho phép đội bay phát hiện các mục tiêu trên mặt đất từ khoảng cách xa và có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu cùng lúc.
Ngoài ra F-15 còn được trang bị hệ thống LANTIRN (dẫn đường bay thấp, bay đêm và dò mục tiêu bằng hồng ngoại) cho phép máy bay bay ở cao độ thấp, bay đêm và bay trong mọi điều kiện thời tiết, tấn công mục tiêu mặt đất bằng nhiều loại vũ khí thông thường hay dẫn đường chính xác.
Hiện không quân Mỹ đang có trong biên chế 224 chiếc F-15E, họ cũng đã đặt mua hàng trăm chiếc tiêm kích F-15EX, đây là phiên bản nâng cấp sâu rộng từ F-15E.