39 máy bay chiến đấu Trung Quốc tiến về phía eo biển Đài Loan trong cuộc xuất kích lớn nhất kể từ đầu năm, trong bối cảnh căng thẳng về tương lai của hòn đảo tự trị này và khi Mỹ đẩy mạnh khẳng định sự hiện diện của mình trong khu vực.Đội hình của Trung Quốc đêm Chủ nhật ngày 23/01 bao gồm 24 máy bay chiến đấu J-16 và 10 máy bay phản lực J-10 cùng các máy bay hỗ trợ và tác chiến điện tử khác, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan.Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan đã điều động các máy bay phản lực của mình và theo dõi các máy bay của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trên hệ thống radar phòng không của họ.J-16 là một máy bay tiêm kích tấn công đa năng hai chỗ ngồi được phát triển từ Shenyang J-11 (có nguồn gốc từ Sukhoi Su-27). J-16 có lợi thế hơn các biến thể Flanker của Nga nhờ ứng dụng rộng rãi vật liệu composite, tên lửa tầm xa hơn, cảm biến và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.J-16 đại diện cho ngành hàng không Trung Quốc đã chuyển đổi từ quá khứ phụ thuộc vào công nghệ của Nga, sang phát triển các sản phẩm dẫn xuất hiện đại vượt trội hơn của Nga về nhiều mặt.Còn Shenyang J-11 là một loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư, dựa trên kiểu máy bay Sukhoi Su-27SK. Ban đầu là một dự án hợp tác giữa Sukhoi và Công ty Máy bay Shenyang (Thẩm Dương), hiện nay nó được Trung Quốc tiếp tục cải tiến và phát triển và đã được trang bị cho nhiều đơn vị Không quân Trung Quốc.Cuộc xuất kích của Trung Quốc diễn ra khi quân đội Mỹ cho biết hai trong số các nhóm tấn công tàu sân bay của nước này đã ra khơi hôm 23/01 trên Biển Đông, do tàu sân bay USS Carl Vinson và tàu sân bay USS Abraham Lincoln dẫn đầu tham gia vào các hoạt động chống tàu ngầm, trên không và sẵn sàng chiến đấu.Nói thêm về nhóm tàu sân bay của Mỹ, đầu tiên là USS Carl Vinson (CVN-70) là siêu tàu sân bay lớp Nimitz thứ ba của Mỹ, đặt theo tên nghị sĩ Carl Vinson để ghi nhận sự đóng góp của ông cho Hải quân nước này. Tàu được hạ thủy năm 1980, thực hiện chuyến đi đầu tiên năm 1983, được nạp lại nhiên liệu và đại tu giữa năm 2005 và 2009.USS Carl Vinson có lượng giãn nước 103.000 tấn, dài 333 m và rộng 77 m, đủ sức chở theo tối đa 90 máy bay các loại. Đóng vai trò là kỳ hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1, tàu USS Carl Vinson đang hoạt động ở khu vực Tây Thái Bình Dương.Tiếp theo là USS Abraham Lincoln (CVN-72) là hàng không mẫu hạm lớp Nimitz thứ năm của Hải quân Mỹ. Nó là con tàu hải quân thứ hai được đặt theo tên của cựu Tổng thống Abraham Lincoln, con tàu là một thành viên của Hạm đội Thái Bình Dương.Tàu được đưa trở lại hạm đội vào ngày 12/5/2017, sau quá trình tiếp nhiên liệu và đại tu phức tạp. Vào ngày 1/4/2019, USS Abraham Lincoln được triển khai đến Trung Đông với tư cách là soái hạm cho Nhóm tấn công tàu sân bay 12.Trở lại với diễn biến vụ việc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận về lý do tại sao PLA lại thực hiện một cuộc xuất kích lớn như vậy và nói rằng đó không phải là vấn đề ngoại giao.Đài Loan và Trung Quốc bị chia cắt trong một cuộc nội chiến vào năm 1949, nhưng Trung Quốc tuyên bố hòn đảo này là lãnh thổ của riêng mình. Bắc Kinh đã sử dụng các biện pháp ngoại giao và quân sự để cô lập và uy hiếp hòn đảo tự trị này nhưng Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ Đài Loan bằng cách bán cho nước này vũ khí và máy bay chiến đấu tiên tiến.Các phi công Trung Quốc đã bay về phía Đài Loan gần như hàng ngày trong một năm rưỡi qua, kể từ khi chính phủ Đài Loan bắt đầu công bố dữ liệu thường xuyên. Trận xuất kích lớn nhất là 56 máy bay chiến đấu chỉ trong một ngày duy nhất vào tháng 10 năm ngoái.Căng thẳng lên cao kể từ khi nhân dân Đài Loan bầu Thái Anh Văn làm lãnh đạo vào năm 2016, Bắc Kinh đáp trả bằng cách cắt đứt liên lạc đã thiết lập trước đó với chính quyền hòn đảo. Người tiền nhiệm là ông Mã Anh Cửu thân thiện với Trung Quốc và đã tán thành tuyên bố của Bắc Kinh rằng cả hai là một phần của một quốc gia Trung Quốc duy nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
39 máy bay chiến đấu Trung Quốc tiến về phía eo biển Đài Loan trong cuộc xuất kích lớn nhất kể từ đầu năm, trong bối cảnh căng thẳng về tương lai của hòn đảo tự trị này và khi Mỹ đẩy mạnh khẳng định sự hiện diện của mình trong khu vực.
Đội hình của Trung Quốc đêm Chủ nhật ngày 23/01 bao gồm 24 máy bay chiến đấu J-16 và 10 máy bay phản lực J-10 cùng các máy bay hỗ trợ và tác chiến điện tử khác, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan đã điều động các máy bay phản lực của mình và theo dõi các máy bay của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trên hệ thống radar phòng không của họ.
J-16 là một máy bay tiêm kích tấn công đa năng hai chỗ ngồi được phát triển từ Shenyang J-11 (có nguồn gốc từ Sukhoi Su-27). J-16 có lợi thế hơn các biến thể Flanker của Nga nhờ ứng dụng rộng rãi vật liệu composite, tên lửa tầm xa hơn, cảm biến và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.
J-16 đại diện cho ngành hàng không Trung Quốc đã chuyển đổi từ quá khứ phụ thuộc vào công nghệ của Nga, sang phát triển các sản phẩm dẫn xuất hiện đại vượt trội hơn của Nga về nhiều mặt.
Còn Shenyang J-11 là một loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư, dựa trên kiểu máy bay Sukhoi Su-27SK. Ban đầu là một dự án hợp tác giữa Sukhoi và Công ty Máy bay Shenyang (Thẩm Dương), hiện nay nó được Trung Quốc tiếp tục cải tiến và phát triển và đã được trang bị cho nhiều đơn vị Không quân Trung Quốc.
Cuộc xuất kích của Trung Quốc diễn ra khi quân đội Mỹ cho biết hai trong số các nhóm tấn công tàu sân bay của nước này đã ra khơi hôm 23/01 trên Biển Đông, do tàu sân bay USS Carl Vinson và tàu sân bay USS Abraham Lincoln dẫn đầu tham gia vào các hoạt động chống tàu ngầm, trên không và sẵn sàng chiến đấu.
Nói thêm về nhóm tàu sân bay của Mỹ, đầu tiên là USS Carl Vinson (CVN-70) là siêu tàu sân bay lớp Nimitz thứ ba của Mỹ, đặt theo tên nghị sĩ Carl Vinson để ghi nhận sự đóng góp của ông cho Hải quân nước này. Tàu được hạ thủy năm 1980, thực hiện chuyến đi đầu tiên năm 1983, được nạp lại nhiên liệu và đại tu giữa năm 2005 và 2009.
USS Carl Vinson có lượng giãn nước 103.000 tấn, dài 333 m và rộng 77 m, đủ sức chở theo tối đa 90 máy bay các loại. Đóng vai trò là kỳ hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1, tàu USS Carl Vinson đang hoạt động ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Tiếp theo là USS Abraham Lincoln (CVN-72) là hàng không mẫu hạm lớp Nimitz thứ năm của
Hải quân Mỹ. Nó là con tàu hải quân thứ hai được đặt theo tên của cựu Tổng thống Abraham Lincoln, con tàu là một thành viên của Hạm đội Thái Bình Dương.
Tàu được đưa trở lại hạm đội vào ngày 12/5/2017, sau quá trình tiếp nhiên liệu và đại tu phức tạp. Vào ngày 1/4/2019, USS Abraham Lincoln được triển khai đến Trung Đông với tư cách là soái hạm cho Nhóm tấn công tàu sân bay 12.
Trở lại với diễn biến vụ việc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận về lý do tại sao PLA lại thực hiện một cuộc xuất kích lớn như vậy và nói rằng đó không phải là vấn đề ngoại giao.
Đài Loan và Trung Quốc bị chia cắt trong một cuộc nội chiến vào năm 1949, nhưng Trung Quốc tuyên bố hòn đảo này là lãnh thổ của riêng mình. Bắc Kinh đã sử dụng các biện pháp ngoại giao và quân sự để cô lập và uy hiếp hòn đảo tự trị này nhưng Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ Đài Loan bằng cách bán cho nước này vũ khí và máy bay chiến đấu tiên tiến.
Các phi công Trung Quốc đã bay về phía Đài Loan gần như hàng ngày trong một năm rưỡi qua, kể từ khi chính phủ Đài Loan bắt đầu công bố dữ liệu thường xuyên. Trận xuất kích lớn nhất là 56 máy bay chiến đấu chỉ trong một ngày duy nhất vào tháng 10 năm ngoái.
Căng thẳng lên cao kể từ khi nhân dân Đài Loan bầu Thái Anh Văn làm lãnh đạo vào năm 2016, Bắc Kinh đáp trả bằng cách cắt đứt liên lạc đã thiết lập trước đó với chính quyền hòn đảo. Người tiền nhiệm là ông Mã Anh Cửu thân thiện với Trung Quốc và đã tán thành tuyên bố của Bắc Kinh rằng cả hai là một phần của một quốc gia Trung Quốc duy nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.