Theo Bộ Quốc phòng Nga, đây là lần đầu tiên quân đội nước này xác nhận chiến đấu cơ Su-35S của họ được trang bị tên lửa không đối không tầm xa R-37M. Điều đáng chú ý là hình dáng của loại tên lửa này tương đối lớn và vẫn duy trì cách bố trí khí động học tương tự như tên lửa R-33 hay Phoenix đời đầu.Tên lửa không đối không tầm xa R-37M được phát triển từ tên lửa R-37 của Cục thiết kế quốc gia Vympel. Tên lửa R-37 lần đầu tiên được lên kế hoạch trang bị cho máy bay chiến đấu MiG-31M, được phát triển từ năm 1983 và thử nghiệm vào năm 1988.Sau khi Liên Xô tan rã, cuộc thử nghiệm tiếp tục cho đến năm 1997; lúc đó MiG-31M mới được trang bị tên lửa R-37. Xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế năm MAKS-1997, tên lửa R-37 có nhiều thành phần sản xuất của Ukraine và cần được thay thế.Sau khi thay thế các thành phần tên lửa R-37 do Ukraine sản xuất, đặc biệt là thay thế thiết bị tìm kiếm mục tiêu, R-37 trở thành tên lửa R-37M / RVV-BD và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2014. Không chỉ trang bị trên MiG-31BM, tại triển lãm MAKS-2019, tên lửa R-37M còn được trang bị trên tiêm kích đa năng Su-35S. Su-35S có thể mang hai tên lửa R-37 trên hai cánh và hai tên lửa còn lại được gắn dưới thân máy bay. Vào tháng 10/2020, Trung tâm báo chí của Bộ Quốc phòng Nga, đã chiếu một đoạn video của Trung tâm thử nghiệm bay nhà nước Nga (GLITs), về chiếc máy bay chiến đấu Su-35S phóng tên lửa R-37M, được cho là diễn ra từ tháng 4/2020.Chương trình thử nghiệm chủ yếu là để kiểm tra khả năng tương thích của tên lửa và máy bay. Trong các tài liệu giới thiệu, tên lửa R-37M cũng có thể sử dụng trên chiến đấu cơ Su-57. Tuy nhiên, xét về kích thước của loại tên lửa này, thì Su-57 chỉ có thể lắp dưới cánh, nên sẽ mất tính năng tàng hình.Tên lửa không đối không tầm xa R-37M có chiều dài 4,06 mét, đường kính 0,38 mét, sải cánh 0,72 mét, cánh lái 1,02 mét, tổng trọng lượng không quá 510 kg.Tên lửa R-37M có thiết kế thân đạn hình trụ, đầu đạn hình chóp nón nhọn. Phần giữa thân đạn là cánh nâng hình thang; hai cánh lái đuôi ở phần trên của đạn được thiết kế theo kiểu gấp khúc, thuận tiện cho việc cất giữ vào bảo quản trong hòm.Cách bố trí khí động học của tên lửa R-37M thực chất được cải tiến từ cách bố trí khí động học của tên lửa R-33. Do thiết kế thân đạn khá “mập mạp” nên khả năng cơ động có lẽ không tốt. Tên lửa có thể được lắp trên trụ phóng máy bay AKU-410-1 hoặc AKU-620E,Tuổi thọ tên lửa R-37M là 8 năm nếu ở trạng thái bỏ khỏi hộp bảo quản. Nếu lắp vào máy bay, tuổi thọ tính bằng 50 giờ bay; nếu máy bay cất cánh và hạ cánh từ đường băng bê tông, số lần lắp tên lửa R-37M trên máy bay là không giới hạn;Nếu máy bay cất và hạ cánh ở đường băng dã chiến (bằng đất nện hoặc lát kim loại), tên lửa R-37M được giới hạn trong 20 lần cất cánh và hạ cánh. Còn trên tàu sân bay, tên lửa chỉ được giới hạn 3 lần cất và hạ cánh là phải đưa vào xưởng để kiểm tra tổng thể kết cấu của tên lửa.Tên lửa R-37 sử dụng phương thức dẫn đường quán tính giữa hành trình + hiệu chỉnh vô tuyến + dẫn đường bằng radar chủ động đầu cuối. Thiết bị tìm kiếm radar của nó là thiết bị tìm kiếm radar chủ động 9B-1103M-350, có đường kính 0,35 mét.Thiết bị tìm kiếm trên tên lửa R-37M nhỏ hơn, phạm vi phát hiện ít nhất 40 km và mục tiêu có phản xạ radar (RCS) là 1,5 mét vuông; cự ly tên lửa có thể đánh chặn mục tiêu ở 30 km. Mục tiêu cần nằm trong phạm vi phải hoặc trái 60 độ, theo hướng bayt của tên lửa. Độ quá tải tên lửa R-37M đến 22G, quá tải mục tiêu trong khoảng 8G và độ cao tiêu diệt mục tiêu từ 0,015-25 km. Tên lửa được trang bị động cơ tên lửa rắn chế độ kép, lý tưởng nhất có thể đạt tầm bắn 400 km. Xác suất trúng đích của một tên lửa từ 0,6-0,8. Để tối ưu hóa tốc độ tên lửa, trước khi phóng tên lửa, máy bay phóng có thể tăng tốc tới tốc độ tối đa Mach 2,8, vận tốc như vậy sẽ giúp tốc độ tối đa của tên lửa là Mach 6 và có thể tiêu diệt mục tiêu có tốc độ đến Mach 2. R-37M sử dụng đầu đạn phân mảnh, ngòi nổ cận đích. Nga cho rằng tên lửa R-37M (RVV-BD) là một trong những loại tên lửa không đối không nhanh nhất và có tầm bắn xa nhất trên thế giới. Tuy nhiên máy bay chiến đấu Ukraine lại thiếu hệ thống cảnh báo bằng radar / hồng ngoại, nên khả năng bị tên lửa tấn công bí mật cũng rất cao.Theo các chuyên gia, sẽ không có nhiều quốc gia lựa chọn loại tên lửa R-37M, vì đường kính của tên lửa này lớn hơn cả tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc đến 0,36 mét, nên lực cản treo quá lớn và khả năng cơ động là không đủ mạnh. Tốt hơn hết là nên đợi phiên bản tầm xa mở rộng của tên lửa R-77.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, đây là lần đầu tiên quân đội nước này xác nhận chiến đấu cơ Su-35S của họ được trang bị tên lửa không đối không tầm xa R-37M. Điều đáng chú ý là hình dáng của loại tên lửa này tương đối lớn và vẫn duy trì cách bố trí khí động học tương tự như tên lửa R-33 hay Phoenix đời đầu.
Tên lửa không đối không tầm xa R-37M được phát triển từ tên lửa R-37 của Cục thiết kế quốc gia Vympel. Tên lửa R-37 lần đầu tiên được lên kế hoạch trang bị cho máy bay chiến đấu MiG-31M, được phát triển từ năm 1983 và thử nghiệm vào năm 1988.
Sau khi Liên Xô tan rã, cuộc thử nghiệm tiếp tục cho đến năm 1997; lúc đó MiG-31M mới được trang bị tên lửa R-37. Xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế năm MAKS-1997, tên lửa R-37 có nhiều thành phần sản xuất của Ukraine và cần được thay thế.
Sau khi thay thế các thành phần tên lửa R-37 do Ukraine sản xuất, đặc biệt là thay thế thiết bị tìm kiếm mục tiêu, R-37 trở thành tên lửa R-37M / RVV-BD và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2014.
Không chỉ trang bị trên MiG-31BM, tại triển lãm MAKS-2019, tên lửa R-37M còn được trang bị trên tiêm kích đa năng Su-35S. Su-35S có thể mang hai tên lửa R-37 trên hai cánh và hai tên lửa còn lại được gắn dưới thân máy bay.
Vào tháng 10/2020, Trung tâm báo chí của Bộ Quốc phòng Nga, đã chiếu một đoạn video của Trung tâm thử nghiệm bay nhà nước Nga (GLITs), về chiếc máy bay chiến đấu Su-35S phóng tên lửa R-37M, được cho là diễn ra từ tháng 4/2020.
Chương trình thử nghiệm chủ yếu là để kiểm tra khả năng tương thích của tên lửa và máy bay. Trong các tài liệu giới thiệu, tên lửa R-37M cũng có thể sử dụng trên chiến đấu cơ Su-57. Tuy nhiên, xét về kích thước của loại tên lửa này, thì Su-57 chỉ có thể lắp dưới cánh, nên sẽ mất tính năng tàng hình.
Tên lửa không đối không tầm xa R-37M có chiều dài 4,06 mét, đường kính 0,38 mét, sải cánh 0,72 mét, cánh lái 1,02 mét, tổng trọng lượng không quá 510 kg.
Tên lửa R-37M có thiết kế thân đạn hình trụ, đầu đạn hình chóp nón nhọn. Phần giữa thân đạn là cánh nâng hình thang; hai cánh lái đuôi ở phần trên của đạn được thiết kế theo kiểu gấp khúc, thuận tiện cho việc cất giữ vào bảo quản trong hòm.
Cách bố trí khí động học của tên lửa R-37M thực chất được cải tiến từ cách bố trí khí động học của tên lửa R-33. Do thiết kế thân đạn khá “mập mạp” nên khả năng cơ động có lẽ không tốt. Tên lửa có thể được lắp trên trụ phóng máy bay AKU-410-1 hoặc AKU-620E,
Tuổi thọ tên lửa R-37M là 8 năm nếu ở trạng thái bỏ khỏi hộp bảo quản. Nếu lắp vào máy bay, tuổi thọ tính bằng 50 giờ bay; nếu máy bay cất cánh và hạ cánh từ đường băng bê tông, số lần lắp tên lửa R-37M trên máy bay là không giới hạn;
Nếu máy bay cất và hạ cánh ở đường băng dã chiến (bằng đất nện hoặc lát kim loại), tên lửa R-37M được giới hạn trong 20 lần cất cánh và hạ cánh. Còn trên tàu sân bay, tên lửa chỉ được giới hạn 3 lần cất và hạ cánh là phải đưa vào xưởng để kiểm tra tổng thể kết cấu của tên lửa.
Tên lửa R-37 sử dụng phương thức dẫn đường quán tính giữa hành trình + hiệu chỉnh vô tuyến + dẫn đường bằng radar chủ động đầu cuối. Thiết bị tìm kiếm radar của nó là thiết bị tìm kiếm radar chủ động 9B-1103M-350, có đường kính 0,35 mét.
Thiết bị tìm kiếm trên tên lửa R-37M nhỏ hơn, phạm vi phát hiện ít nhất 40 km và mục tiêu có phản xạ radar (RCS) là 1,5 mét vuông; cự ly tên lửa có thể đánh chặn mục tiêu ở 30 km. Mục tiêu cần nằm trong phạm vi phải hoặc trái 60 độ, theo hướng bayt của tên lửa.
Độ quá tải tên lửa R-37M đến 22G, quá tải mục tiêu trong khoảng 8G và độ cao tiêu diệt mục tiêu từ 0,015-25 km. Tên lửa được trang bị động cơ tên lửa rắn chế độ kép, lý tưởng nhất có thể đạt tầm bắn 400 km. Xác suất trúng đích của một tên lửa từ 0,6-0,8.
Để tối ưu hóa tốc độ tên lửa, trước khi phóng tên lửa, máy bay phóng có thể tăng tốc tới tốc độ tối đa Mach 2,8, vận tốc như vậy sẽ giúp tốc độ tối đa của tên lửa là Mach 6 và có thể tiêu diệt mục tiêu có tốc độ đến Mach 2. R-37M sử dụng đầu đạn phân mảnh, ngòi nổ cận đích.
Nga cho rằng tên lửa R-37M (RVV-BD) là một trong những loại tên lửa không đối không nhanh nhất và có tầm bắn xa nhất trên thế giới. Tuy nhiên máy bay chiến đấu Ukraine lại thiếu hệ thống cảnh báo bằng radar / hồng ngoại, nên khả năng bị tên lửa tấn công bí mật cũng rất cao.
Theo các chuyên gia, sẽ không có nhiều quốc gia lựa chọn loại tên lửa R-37M, vì đường kính của tên lửa này lớn hơn cả tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc đến 0,36 mét, nên lực cản treo quá lớn và khả năng cơ động là không đủ mạnh. Tốt hơn hết là nên đợi phiên bản tầm xa mở rộng của tên lửa R-77.