Mỹ thực sự đang có kế hoạch cung cấp cho quân đội Ukraine, hệ thống tên lửa phòng phòng không Patriot, để Ukraine có thể lấy lại ưu thế trên không trước các đòn đánh phá ngày càng ác liệt của Không quân Nga.Vừa qua, Quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào các cơ sở trọng yếu ở Ukraine; nhưng ngay cả Nga cũng thừa nhận rằng, điều này chẳng ảnh hưởng nhiều đến tình hình chiến tuyến lúc này, vì Quân đội Ukraine vẫn đang chuẩn bị tấn công trên nhiều hướng.Lúc này, Kiev mong muốn Mỹ và các nước NATO khác sẽ cung cấp thêm các hệ thống phòng không hiện đại càng sớm càng tốt. Như vậy liệu Nga có còn tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực phá hủy cơ sở hạ tầng của Ukraine? Chuyên gia quân sự Nga Nikolai Shulikin cho biết: "Nhiều chuyên gia và chính trị gia Nga tin rằng, những cuộc không kích như vậy sẽ tiếp tục bào mòn tiềm lực quân sự của Ukraine. Việc không kích Ukraine cũng là điều cần thiết, vì Mỹ và các nước NATO khác đã khẩn thiết hứa với Kiev sẽ sớm cung cấp những vũ khí phòng không mới nhất. Nói cách khác, quân đội Ukraine có thể đánh chặn nhiều tên lửa của Nga hơn”; hết lời dẫn. Hiện vẫn chưa rõ những vũ khí phòng không nào mà Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine, nhưng không thể loại trừ hệ thống Patriot là lựa chọn khả dĩ nhất. Các hệ thống phòng không khác như THAAD thì quá tiên tiến và đắt tiền, còn các tên lửa phòng không đời đầu sẽ không có nhiều tác dụng.Bình luận về việc này, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov cho biết: "Việc Mỹ cung cấp các hệ thống phòng không hiện đại cho Kiev, sẽ không làm thay đổi mục tiêu của Nga, nhưng nó sẽ làm cho cuộc xung đột trở nên nhức nhối hơn đối với Ukraine".Chuyên gia Shulikin chỉ ra: "Quân đội Nga cần phải sử dụng nhiều tên lửa hành trình và UAV chính xác cao hơn, đưa vũ khí siêu thanh vào các trận chiến hàng ngày và các doanh nghiệp quân sự Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt loại vũ khí này". Nhưng liệu ngành công nghiệp quốc phòng của Nga có thể đáp ứng được nhu cầu của Quân đội Nga hay không là một vấn đề lớn; xét cho cùng, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã gần 9 tháng. Việc Ukraine có thể nhận được hệ thống phòng không Patriot, đó là chuyện của tương lai; còn trước mắt, hệ thống phòng không NASAMS của Mỹ dành cho Ukraine, đã được máy bay vận tải quân sự C-130 của Mỹ vận chuyển đến thành phố Rzeszow của Ba Lan. Điều này được chứng minh bằng cả thông tin từ các nguồn của Mỹ và thông tin từ dịch vụ Flightradar 24, nơi người xem có thể thấy máy bay của Không quân Mỹ đang chuyển vũ khí từ Na Uy, nơi một số thành phần của hệ thống phòng không NASAMS được sản xuất. Trước đó, Mỹ đã thông báo rằng hai bộ hệ thống phòng không NASAMS đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Ukraine vào tháng 11, mặc dù điều này ban đầu được cho là sẽ được thực hiện vào tháng 10.Các tổ hợp phòng không NASAMS có thể được chuyển đến lãnh thổ Ukraine trong vòng 1-2 tuần tới và sẽ mất khoảng một tuần nữa để đưa các hệ thống này vào trang bị và tích hợp với các lực lượng phòng không khác, trong hệ hệ thống phòng không quốc gia của Ukraine.Trong chương trình viện trợ vũ khí phòng không cho Ukraine, Mỹ có kế hoạch chuyển giao 2 hệ thống phòng không NASAMS đầu tiên cho Ukraine, gồm 24 bệ phóng và 6 radar. Gần đây Mỹ đã cam kết cung cấp cho Kiev 96 bệ phóng của hệ thống phòng không NASAMS. Mặc dù Kiev đang “rất khát” các hệ thống phòng không hiện đại, nhưng theo thông tin mới nhất, Mỹ quyết định một lần nữa hoãn việc chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không NASAMS cho Ukraine.Sau khi Washington hứa chuyển giao các tổ hợp NASAMS cho Ukraine vào tháng 10; thì vào tháng 11, vũ khí vẫn chưa đến nơi và có thể, việc giao vũ khí sẽ không diễn ra cho đến cuối năm nay. Lý do việc hoãn bàn giao hệ thống tên lửa phòng không NASAMS không được nêu tên; tuy nhiên thông tin về vấn đề này đã được xác nhận, bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine, người cũng không nêu lý do cho việc chậm chuyển giao vũ khí. Cho đến nay, theo thông tin chính thức, chỉ có một hệ thống phòng không của NATO đang được Ukraine khai thác; đó chính là hệ thống phòng không IRIS-T của Đức. Còn các hệ thống phòng không khác, hiện vẫn đang dừng ở những lời “cam kết”; hoặc vận chuyển đến cửa ngõ Ukraine, nhưng chưa bàn giao.
Mỹ thực sự đang có kế hoạch cung cấp cho quân đội Ukraine, hệ thống tên lửa phòng phòng không Patriot, để Ukraine có thể lấy lại ưu thế trên không trước các đòn đánh phá ngày càng ác liệt của Không quân Nga.
Vừa qua, Quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào các cơ sở trọng yếu ở Ukraine; nhưng ngay cả Nga cũng thừa nhận rằng, điều này chẳng ảnh hưởng nhiều đến tình hình chiến tuyến lúc này, vì Quân đội Ukraine vẫn đang chuẩn bị tấn công trên nhiều hướng.
Lúc này, Kiev mong muốn Mỹ và các nước NATO khác sẽ cung cấp thêm các hệ thống phòng không hiện đại càng sớm càng tốt. Như vậy liệu Nga có còn tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực phá hủy cơ sở hạ tầng của Ukraine?
Chuyên gia quân sự Nga Nikolai Shulikin cho biết: "Nhiều chuyên gia và chính trị gia Nga tin rằng, những cuộc không kích như vậy sẽ tiếp tục bào mòn tiềm lực quân sự của Ukraine.
Việc không kích Ukraine cũng là điều cần thiết, vì Mỹ và các nước NATO khác đã khẩn thiết hứa với Kiev sẽ sớm cung cấp những vũ khí phòng không mới nhất. Nói cách khác, quân đội Ukraine có thể đánh chặn nhiều tên lửa của Nga hơn”; hết lời dẫn.
Hiện vẫn chưa rõ những vũ khí phòng không nào mà Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine, nhưng không thể loại trừ hệ thống Patriot là lựa chọn khả dĩ nhất. Các hệ thống phòng không khác như THAAD thì quá tiên tiến và đắt tiền, còn các tên lửa phòng không đời đầu sẽ không có nhiều tác dụng.
Bình luận về việc này, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov cho biết: "Việc Mỹ cung cấp các hệ thống phòng không hiện đại cho Kiev, sẽ không làm thay đổi mục tiêu của Nga, nhưng nó sẽ làm cho cuộc xung đột trở nên nhức nhối hơn đối với Ukraine".
Chuyên gia Shulikin chỉ ra: "Quân đội Nga cần phải sử dụng nhiều tên lửa hành trình và UAV chính xác cao hơn, đưa vũ khí siêu thanh vào các trận chiến hàng ngày và các doanh nghiệp quân sự Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt loại vũ khí này".
Nhưng liệu ngành công nghiệp quốc phòng của Nga có thể đáp ứng được nhu cầu của Quân đội Nga hay không là một vấn đề lớn; xét cho cùng, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã gần 9 tháng.
Việc Ukraine có thể nhận được hệ thống phòng không Patriot, đó là chuyện của tương lai; còn trước mắt, hệ thống phòng không NASAMS của Mỹ dành cho Ukraine, đã được máy bay vận tải quân sự C-130 của Mỹ vận chuyển đến thành phố Rzeszow của Ba Lan.
Điều này được chứng minh bằng cả thông tin từ các nguồn của Mỹ và thông tin từ dịch vụ Flightradar 24, nơi người xem có thể thấy máy bay của Không quân Mỹ đang chuyển vũ khí từ Na Uy, nơi một số thành phần của hệ thống phòng không NASAMS được sản xuất.
Trước đó, Mỹ đã thông báo rằng hai bộ hệ thống phòng không NASAMS đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Ukraine vào tháng 11, mặc dù điều này ban đầu được cho là sẽ được thực hiện vào tháng 10.
Các tổ hợp phòng không NASAMS có thể được chuyển đến lãnh thổ Ukraine trong vòng 1-2 tuần tới và sẽ mất khoảng một tuần nữa để đưa các hệ thống này vào trang bị và tích hợp với các lực lượng phòng không khác, trong hệ hệ thống phòng không quốc gia của Ukraine.
Trong chương trình viện trợ vũ khí phòng không cho Ukraine, Mỹ có kế hoạch chuyển giao 2 hệ thống phòng không NASAMS đầu tiên cho Ukraine, gồm 24 bệ phóng và 6 radar. Gần đây Mỹ đã cam kết cung cấp cho Kiev 96 bệ phóng của hệ thống phòng không NASAMS.
Mặc dù Kiev đang “rất khát” các hệ thống phòng không hiện đại, nhưng theo thông tin mới nhất, Mỹ quyết định một lần nữa hoãn việc chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không NASAMS cho Ukraine.
Sau khi Washington hứa chuyển giao các tổ hợp NASAMS cho Ukraine vào tháng 10; thì vào tháng 11, vũ khí vẫn chưa đến nơi và có thể, việc giao vũ khí sẽ không diễn ra cho đến cuối năm nay.
Lý do việc hoãn bàn giao hệ thống tên lửa phòng không NASAMS không được nêu tên; tuy nhiên thông tin về vấn đề này đã được xác nhận, bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine, người cũng không nêu lý do cho việc chậm chuyển giao vũ khí.
Cho đến nay, theo thông tin chính thức, chỉ có một hệ thống phòng không của NATO đang được Ukraine khai thác; đó chính là hệ thống phòng không IRIS-T của Đức. Còn các hệ thống phòng không khác, hiện vẫn đang dừng ở những lời “cam kết”; hoặc vận chuyển đến cửa ngõ Ukraine, nhưng chưa bàn giao.