Mòng biển đầu đen (Chroicocephalus ridibundus) dài 35 - 39cm, là loài di cư trú đông, phổ biến trên cả nước (trừ Tây Bắc). Sinh cảnh của loài mòng bể này là sông, hồ lớn, vùng ven biển, các ao nuôi trồng thủy sản.Mòng biển đầu nâu (Chroicocephalus brunnicephalus) dài 42 - 46cm, là loài di cư, trú đông không phổ biến tại Đông Bắc và Nam Bộ. Chúng sống ở sông, hồ lớn, vùng ven biển, các ao nuôi trồng thủy sản.Mòng biển mỏ ngắn (Chroicocephalus saundersi) dài 32 - 33cm, là loài trú đông không phổ biến tại Đông Bắc, vãng lai qua Nam Bộ. Chúng sống ở phụ lưu sông, bãi cát và bùn lầy ven biển, thường tập trung theo đàn. Tình trạng bảo tồn: Sắp nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN).Mòng bể chân vàng (Larus fuscus) dài 58-65 cm, là loài trú đông, tương đối hiếm gặp tại Đông Bắc và Nam Bộ. Chúng được ghi nhận ở vùng triều, cát ven biển, sông hồ lớn ở vùng đất thấp.Nhạn đầu xám (Anous stolidus) dài 40 - 45cm, là loài định cư, tương đối hiếm tại Nam Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là các đảo ngoài khơi, bờ biển.Nhạn chân đen (Gelochelidon nilotica) dài 34 - 37cm, là loài di cư, trú đông không phổ biến tại Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở các vùng bãi triều ven biển, hồ, sông lớn, ao nuôi trồng thủy sản, chỉ gặp ở vùng đất thấp.Nhạn Caspia (Hydroprogne caspia) dài 48 - 55cm, là loài trú đông, tương đối hiếm gặp tại Đông Bắc và Nam Bộ. Chúng sống ở các ao, đầm lầy, bãi cát ven biển, thỉnh thoảng gặp tại sông, hồ lớn, chỉ gặp ở vùng đất thấp.Nhạn mào (Thalasseus bergii) dài 45 - 49cm, là loài định cư, không phổ biến tại Nam Bộ, di cư không sinh sản tương đối hiếm tại Đông Bắc, Nam Trung Bộ. Chúng sống ở các đảo ngoài khơi, bờ biển, bãi cát, bãi lầy ven biển.Nhạn nhỏ (Sternula albifrons) dài 22 - 25cm, là loài định cư ven biển, không phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ, di cư qua Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là các vùng bờ biển, bãi biển, đất ngập triều, sông lớn, các vùng đất thấp.Nhạn lưng đen (Onychoprion anaethetus) dài 37 - 42cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, vãng lai qua Bắc Trung Bộ. Loài chim này được ghi nhận ở các đảo ngoài khơi, biển, bờ biển.Nhạn hồng (Sterna dougallii) dài 33 - 39cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Nam Bộ. Chúng sống ở các đảo ngoài khơi, biển, bờ biển.Nhạn Sumatra (Sterna sumatrana) dài 30 - 35cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở các đảo ngoài khơi, biển, bờ biển.Nhạn (Sterna hirundo) dài 33 - 37cm, là loài di cư mùa hè không sinh sản tại ven biển Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng được ghi nhận ở các sinh cảnh ven biển, đảo ngoài khơi, hồ, sông lớn trong đất liền.Nhạn đen (Chlidonias hybrida) dài 24 - 28cm, là loài trú đông, tương đối phổ biến tại vùng ven biển trong cả nước, di cư hiếm tại Nam Bộ. Chúng sống ở các ao, hồ, bãi cát ven biển, sông lớn, ruộng lúa nước.Nhạn xám (Chlidonias leucopterus) dài 20 - 24cm, là loài di cư không phổ biến qua Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ, trú đông hiếm tại Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là các ao hồ, đầm lầy, bãi cát ven biển, sông lớn, ruộng lúa nước.
Mòng biển đầu đen (Chroicocephalus ridibundus) dài 35 - 39cm, là loài di cư trú đông, phổ biến trên cả nước (trừ Tây Bắc). Sinh cảnh của loài mòng bể này là sông, hồ lớn, vùng ven biển, các ao nuôi trồng thủy sản.
Mòng biển đầu nâu (Chroicocephalus brunnicephalus) dài 42 - 46cm, là loài di cư, trú đông không phổ biến tại Đông Bắc và Nam Bộ. Chúng sống ở sông, hồ lớn, vùng ven biển, các ao nuôi trồng thủy sản.
Mòng biển mỏ ngắn (Chroicocephalus saundersi) dài 32 - 33cm, là loài trú đông không phổ biến tại Đông Bắc, vãng lai qua Nam Bộ. Chúng sống ở phụ lưu sông, bãi cát và bùn lầy ven biển, thường tập trung theo đàn. Tình trạng bảo tồn: Sắp nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN).
Mòng bể chân vàng (Larus fuscus) dài 58-65 cm, là loài trú đông, tương đối hiếm gặp tại Đông Bắc và Nam Bộ. Chúng được ghi nhận ở vùng triều, cát ven biển, sông hồ lớn ở vùng đất thấp.
Nhạn đầu xám (Anous stolidus) dài 40 - 45cm, là loài định cư, tương đối hiếm tại Nam Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là các đảo ngoài khơi, bờ biển.
Nhạn chân đen (Gelochelidon nilotica) dài 34 - 37cm, là loài di cư, trú đông không phổ biến tại Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở các vùng bãi triều ven biển, hồ, sông lớn, ao nuôi trồng thủy sản, chỉ gặp ở vùng đất thấp.
Nhạn Caspia (Hydroprogne caspia) dài 48 - 55cm, là loài trú đông, tương đối hiếm gặp tại Đông Bắc và Nam Bộ. Chúng sống ở các ao, đầm lầy, bãi cát ven biển, thỉnh thoảng gặp tại sông, hồ lớn, chỉ gặp ở vùng đất thấp.
Nhạn mào (Thalasseus bergii) dài 45 - 49cm, là loài định cư, không phổ biến tại Nam Bộ, di cư không sinh sản tương đối hiếm tại Đông Bắc, Nam Trung Bộ. Chúng sống ở các đảo ngoài khơi, bờ biển, bãi cát, bãi lầy ven biển.
Nhạn nhỏ (Sternula albifrons) dài 22 - 25cm, là loài định cư ven biển, không phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ, di cư qua Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là các vùng bờ biển, bãi biển, đất ngập triều, sông lớn, các vùng đất thấp.
Nhạn lưng đen (Onychoprion anaethetus) dài 37 - 42cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, vãng lai qua Bắc Trung Bộ. Loài chim này được ghi nhận ở các đảo ngoài khơi, biển, bờ biển.
Nhạn hồng (Sterna dougallii) dài 33 - 39cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Nam Bộ. Chúng sống ở các đảo ngoài khơi, biển, bờ biển.
Nhạn Sumatra (Sterna sumatrana) dài 30 - 35cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở các đảo ngoài khơi, biển, bờ biển.
Nhạn (Sterna hirundo) dài 33 - 37cm, là loài di cư mùa hè không sinh sản tại ven biển Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng được ghi nhận ở các sinh cảnh ven biển, đảo ngoài khơi, hồ, sông lớn trong đất liền.
Nhạn đen (Chlidonias hybrida) dài 24 - 28cm, là loài trú đông, tương đối phổ biến tại vùng ven biển trong cả nước, di cư hiếm tại Nam Bộ. Chúng sống ở các ao, hồ, bãi cát ven biển, sông lớn, ruộng lúa nước.
Nhạn xám (Chlidonias leucopterus) dài 20 - 24cm, là loài di cư không phổ biến qua Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ, trú đông hiếm tại Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là các ao hồ, đầm lầy, bãi cát ven biển, sông lớn, ruộng lúa nước.