Được Liên Xô phát triển từ năm 1975 của thế kỷ trước, MiG-31 ban đầu được cho ra đời với mục đích đánh chặn mọi mục tiêu bay ở khoảng cách từ siêu thấp cho tới siêu cao và tới nay vẫn là một trong những loại tiêm kích đánh chặn nguy hiểm nhất của Nga. Nguồn ảnh: Mil.Độ cao thông thường mà tiêm kích MiG-31 thường đạt được trong các nhiệm vụ đánh chặn của mình nằm trong khoảng từ 19.000 tới 20.000 mét. Đây là độ cao tiệm cận độ cao vũ trụ (độ cao vũ trụ là trên 21.500 mét). Nguồn ảnh: Mil.Theo thông tin kỹ chiến thuật của chiếc MiG-31 được Liên Xô công bố, chiếc máy bay đánh chặn này có thể với lên tới độ cao tối đa 25.000 mét - nghĩa là vượt ra ngoài ranh giới vũ trụ - một độ cao mà không phải loại chiến đấu cơ nào cũng có thể vươn tới được. Nguồn ảnh: Mil.Để có thể bay được lên tới độ cao này, chiến đấu cơ MiG-31 phải sử dụng loại động cơ đặc biệt là Soloviev D-30F6. Đây là loại động cơ cũng được sử dụng trên... máy bay vận tỉa Il-76, cung cấp lực đẩy cực lớn kể cả ở độ cao lớn, không khí loãng và oxy thấp. Nguồn ảnh: Mil.Ở độ cao khoảng 20.000 mét, tốc độ mà MiG-31 đạt được tối đa có thể lên tới Mach 2.83 tương đương với khoảng 3000 km/h. Tuy nhiên chiếc tiêm kích này chỉ chịu được lực ép tối đa 5g, do vậy nó có độ cơ động không được cao cho lắm. Nguồn ảnh: Mil.Theo lời kể của các phi công MiG-31, ở độ cao lớn và tốc độ cao, chiếc tiêm kích đánh chặn này sẽ có độ rung lắc rất lớn. Tuy nhiên thiết kế của MiG-31 có đủ độ chắc chắn để đảm bảo các linh kiện không bị tung ra thành từng mảnh ở độ cao và tốc độ giới hạn cho phép. Nguồn ảnh: Mil.MiG-31 sẽ cần từ 9 tới 18 phút để có thể đạt được độ cao 20.000 mét. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để MiG-31 giữ tốc độ khi tăng độ cao và cũng là thời gian đủ ngắn để chiếc tiêm kích này có thể thực hiện được các nhiệm vụ đánh chặn khẩn cấp. Nguồn ảnh: Mil.Được thiết kế từ năm 1975, tiêm kích đánh chặn MiG-31 tới nay vẫn là một trong những loại tiêm kích đánh chặn chủ lực của Không quân Nga và tới nay vẫn chưa có loại tiêm kích nào đủ sức thay thế vị trí quan trọng của tiêm kích đánh chặn này. Nguồn ảnh: Mil.Theo thông tin mới nhất được Sputnik đăng tải gần đây, MiG-31 sẽ dự kiến sẽ được Nga cho về hưu vào năm 2025 tới đây - nghĩa là nửa thế kỷ kể từ khi nó được ra đời. Nguồn ảnh: Mil. Mời độc giả xem Video: MiG-31 - chiến đấu cơ bay cao bậc nhất, nhanh bậc nhất trong lịch sử hàng không thế giới.
Được Liên Xô phát triển từ năm 1975 của thế kỷ trước, MiG-31 ban đầu được cho ra đời với mục đích đánh chặn mọi mục tiêu bay ở khoảng cách từ siêu thấp cho tới siêu cao và tới nay vẫn là một trong những loại tiêm kích đánh chặn nguy hiểm nhất của Nga. Nguồn ảnh: Mil.
Độ cao thông thường mà tiêm kích MiG-31 thường đạt được trong các nhiệm vụ đánh chặn của mình nằm trong khoảng từ 19.000 tới 20.000 mét. Đây là độ cao tiệm cận độ cao vũ trụ (độ cao vũ trụ là trên 21.500 mét). Nguồn ảnh: Mil.
Theo thông tin kỹ chiến thuật của chiếc MiG-31 được Liên Xô công bố, chiếc máy bay đánh chặn này có thể với lên tới độ cao tối đa 25.000 mét - nghĩa là vượt ra ngoài ranh giới vũ trụ - một độ cao mà không phải loại chiến đấu cơ nào cũng có thể vươn tới được. Nguồn ảnh: Mil.
Để có thể bay được lên tới độ cao này, chiến đấu cơ MiG-31 phải sử dụng loại động cơ đặc biệt là Soloviev D-30F6. Đây là loại động cơ cũng được sử dụng trên... máy bay vận tỉa Il-76, cung cấp lực đẩy cực lớn kể cả ở độ cao lớn, không khí loãng và oxy thấp. Nguồn ảnh: Mil.
Ở độ cao khoảng 20.000 mét, tốc độ mà MiG-31 đạt được tối đa có thể lên tới Mach 2.83 tương đương với khoảng 3000 km/h. Tuy nhiên chiếc tiêm kích này chỉ chịu được lực ép tối đa 5g, do vậy nó có độ cơ động không được cao cho lắm. Nguồn ảnh: Mil.
Theo lời kể của các phi công MiG-31, ở độ cao lớn và tốc độ cao, chiếc tiêm kích đánh chặn này sẽ có độ rung lắc rất lớn. Tuy nhiên thiết kế của MiG-31 có đủ độ chắc chắn để đảm bảo các linh kiện không bị tung ra thành từng mảnh ở độ cao và tốc độ giới hạn cho phép. Nguồn ảnh: Mil.
MiG-31 sẽ cần từ 9 tới 18 phút để có thể đạt được độ cao 20.000 mét. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để MiG-31 giữ tốc độ khi tăng độ cao và cũng là thời gian đủ ngắn để chiếc tiêm kích này có thể thực hiện được các nhiệm vụ đánh chặn khẩn cấp. Nguồn ảnh: Mil.
Được thiết kế từ năm 1975, tiêm kích đánh chặn MiG-31 tới nay vẫn là một trong những loại tiêm kích đánh chặn chủ lực của Không quân Nga và tới nay vẫn chưa có loại tiêm kích nào đủ sức thay thế vị trí quan trọng của tiêm kích đánh chặn này. Nguồn ảnh: Mil.
Theo thông tin mới nhất được Sputnik đăng tải gần đây, MiG-31 sẽ dự kiến sẽ được Nga cho về hưu vào năm 2025 tới đây - nghĩa là nửa thế kỷ kể từ khi nó được ra đời. Nguồn ảnh: Mil.
Mời độc giả xem Video: MiG-31 - chiến đấu cơ bay cao bậc nhất, nhanh bậc nhất trong lịch sử hàng không thế giới.