Theo đó trong bối cảnh hiện tại, Không quân Syria chỉ có một lựa chọn duy nhất để đánh chặn các chiến đấu cơ Mỹ từ ngay trên không đó là sử dụng những chiếc tiêm kích MiG-29 biến thể 9.12B ít ỏi của nước này, còn về phần mình chắc chắn Mỹ sẽ triển khai các phi đội tiêm kích trên hạm F/A-18E/F cất cánh từ tàu sân bay ngoài khơi Địa Trung Hải. Nguồn ảnh: difesaonline.it.Xét về vòng đời, cả MiG-29 và F/A-18 đều khá tương đồng khi cả hai dòng máy bay này đều được phát triển và đưa vào trong sử dụng trong cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Tuy nhiên lợi thế của F/A-18 trong một trận không chiến ở Syria này rõ ràng hơn hẳn so với MiG-29. Nguồn ảnh: hushkit.net.Theo đánh giá của Business Insider, khi Hải quân Mỹ tham chiến họ sẽ tung ra quân át chủ bài của mình là F/A-18E/F Super Hornet, dòng tiêm kích đa năng nổi tiếng là linh hoạt và có thể thực hiện loại nhiệm vụ khác nhau, từ phòng thủ cho tới tấn công. Nguồn ảnh: CNBC.Tiêm kích F/A-18E/F có tốc độ bay tối đa hơn 1.900km/h với tầm tác chiến hiệu quả hơn 2.000km, nó có khả năng mang theo 8 tấn vũ khí các loại với 11 giá treo và có khả năng triển khai các loại tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, AIM-7 Sparrow và AIM-120 AMRAAM. Trong đó AIM-120 được đánh giá là nguy hiểm nhất. Nguồn ảnh: Wikimedia.Theo thiết kế AIM-120 có tầm bắn hiệu quả lên đến hơn 100km với tốc độ bay siêu thanh Mach 4, mỗi chiếc F/A-18E/F trong chiến đấu có thể mang theo tới 4 quả AIM-120 cùng bốn tên lửa AIM-9 Sidewinder. Nguồn ảnh: Wikimedia.Không những được trang bị các loại vũ khí hàng đầu phi đội F/A-18E/F của Hải quân Mỹ còn sở hữu các phi công chiến đấu có bề dày thành tích “khủng” với tần suất hoạt động liên tục và từng tham gia nhiều cuộc xung đột khác nhau, trong đó Trung Đông được ví như là “sân nhà” của lực lượng này. Nguồn ảnh: The Aviationist.Ngược lại hoàn toàn so với F/A-18E/F, những chiếc MiG-29 9.12B của Không quân Syria không chỉ thua về số lượng mà cả chất lượng, bản thân chúng trong thời gian gần đây cũng chưa đại tu hay nâng cấp. Dù vậy bản thân những chiếc MiG-29 Fulcrum do Liên Xô phát triển trước đây khi được sinh ra đã được thiết kế để chống lại chiến đấu cơ NATO nên nó vẫn có những lợi thế nhất định. Nguồn ảnh: Airliners.net.Về khả năng cơ động MiG-29 rõ ràng vượt trội hơn hẳn so với F/A-18E/F khi nó có thể thực hiện hành trình bay lên đến 2.400km/h, nhưng bù lại tấm tác chiến của nó chỉ vào khoảng 1.400km điều này không thực sự quan trọng khi MiG-29 Syria chỉ hoạt động trong vai trò tiêm kích đánh chặn. Nguồn ảnh: Wikimedia.Do được thiết kế thiên về không chiến nên khả năng mang vác vũ khí của MiG-29 không thực sự lớn với khoảng 4 tấn vũ khí các loại kèm theo đó pháo tự động 30mm GSh-301 với 150 viên đạn. Trên thân MiG-29 được bố trí 7 giá treo với 1 dưới thân và 3 giá ở hai bên cánh. Nguồn ảnh: Wikimedia.Nếu chỉ mang tên lửa không đối không MiG-29 chỉ có thể mang theo tối đa 6 tên lửa với các cái tên như R-27, R-60 và R-73. Trong đó R-27 là đòn đánh quyết định giúp MiG-29 Syria có thể hạ gục đối phương từ xa. Nguồn ảnh: Wikimedia.Tùy các biến thể khác nhau tầm bắn của R-27 có thể từ 70-130km, nó có tốc độ bay lên đến Mach 4.5, đây cũng là loại tên lửa không đối không đáng sợ nhất đối với phi công Mỹ. Nguồn ảnh: Wikimedia.Từ những điểm trên ta có thể thấy MiG-29 Syria có những lợi thế nhất định trong cuộc đối đầu trước F/A-18E/F của Mỹ, khi nó thiên về khả năng cơ động và sức mạnh của vũ khí. Trong khi đó ở F/A-18E/F là sự vượt trội của các trang thiết bị điện tử hàng không, khả năng phối hợp tác chiến tốt hơn hơn và quân số đông đảo. Nguồn ảnh: Blogspot.Theo đó, trong một trận không giữa giữa MiG-29 9.12B và F/A-18E/F trên bầu trời Syria thì phần thắng thuộc về F/A-18E/F nhiều hơn hẳn nếu không tính đến các yếu tố tác động khác. Dù vậy trong một chiến trên không bất cứ điều gì cũng thể xảy ra, bởi yếu tố vũ khí chỉ đóng vai trò hỗ trợ còn quyết định thắng thua nằm ở con người. Nguồn ảnh: TASSMời độc giả xem video: Những hình ảnh hiếm hoi về MiG-29 Syria. (nguồn SANA)
Theo đó trong bối cảnh hiện tại, Không quân Syria chỉ có một lựa chọn duy nhất để đánh chặn các chiến đấu cơ Mỹ từ ngay trên không đó là sử dụng những chiếc tiêm kích MiG-29 biến thể 9.12B ít ỏi của nước này, còn về phần mình chắc chắn Mỹ sẽ triển khai các phi đội tiêm kích trên hạm F/A-18E/F cất cánh từ tàu sân bay ngoài khơi Địa Trung Hải. Nguồn ảnh: difesaonline.it.
Xét về vòng đời, cả MiG-29 và F/A-18 đều khá tương đồng khi cả hai dòng máy bay này đều được phát triển và đưa vào trong sử dụng trong cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Tuy nhiên lợi thế của F/A-18 trong một trận không chiến ở Syria này rõ ràng hơn hẳn so với MiG-29. Nguồn ảnh: hushkit.net.
Theo đánh giá của Business Insider, khi Hải quân Mỹ tham chiến họ sẽ tung ra quân át chủ bài của mình là F/A-18E/F Super Hornet, dòng tiêm kích đa năng nổi tiếng là linh hoạt và có thể thực hiện loại nhiệm vụ khác nhau, từ phòng thủ cho tới tấn công. Nguồn ảnh: CNBC.
Tiêm kích F/A-18E/F có tốc độ bay tối đa hơn 1.900km/h với tầm tác chiến hiệu quả hơn 2.000km, nó có khả năng mang theo 8 tấn vũ khí các loại với 11 giá treo và có khả năng triển khai các loại tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, AIM-7 Sparrow và AIM-120 AMRAAM. Trong đó AIM-120 được đánh giá là nguy hiểm nhất. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Theo thiết kế AIM-120 có tầm bắn hiệu quả lên đến hơn 100km với tốc độ bay siêu thanh Mach 4, mỗi chiếc F/A-18E/F trong chiến đấu có thể mang theo tới 4 quả AIM-120 cùng bốn tên lửa AIM-9 Sidewinder. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Không những được trang bị các loại vũ khí hàng đầu phi đội F/A-18E/F của Hải quân Mỹ còn sở hữu các phi công chiến đấu có bề dày thành tích “khủng” với tần suất hoạt động liên tục và từng tham gia nhiều cuộc xung đột khác nhau, trong đó Trung Đông được ví như là “sân nhà” của lực lượng này. Nguồn ảnh: The Aviationist.
Ngược lại hoàn toàn so với F/A-18E/F, những chiếc MiG-29 9.12B của Không quân Syria không chỉ thua về số lượng mà cả chất lượng, bản thân chúng trong thời gian gần đây cũng chưa đại tu hay nâng cấp. Dù vậy bản thân những chiếc MiG-29 Fulcrum do Liên Xô phát triển trước đây khi được sinh ra đã được thiết kế để chống lại chiến đấu cơ NATO nên nó vẫn có những lợi thế nhất định. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Về khả năng cơ động MiG-29 rõ ràng vượt trội hơn hẳn so với F/A-18E/F khi nó có thể thực hiện hành trình bay lên đến 2.400km/h, nhưng bù lại tấm tác chiến của nó chỉ vào khoảng 1.400km điều này không thực sự quan trọng khi MiG-29 Syria chỉ hoạt động trong vai trò tiêm kích đánh chặn. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Do được thiết kế thiên về không chiến nên khả năng mang vác vũ khí của MiG-29 không thực sự lớn với khoảng 4 tấn vũ khí các loại kèm theo đó pháo tự động 30mm GSh-301 với 150 viên đạn. Trên thân MiG-29 được bố trí 7 giá treo với 1 dưới thân và 3 giá ở hai bên cánh. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Nếu chỉ mang tên lửa không đối không MiG-29 chỉ có thể mang theo tối đa 6 tên lửa với các cái tên như R-27, R-60 và R-73. Trong đó R-27 là đòn đánh quyết định giúp MiG-29 Syria có thể hạ gục đối phương từ xa. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Tùy các biến thể khác nhau tầm bắn của R-27 có thể từ 70-130km, nó có tốc độ bay lên đến Mach 4.5, đây cũng là loại tên lửa không đối không đáng sợ nhất đối với phi công Mỹ. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Từ những điểm trên ta có thể thấy MiG-29 Syria có những lợi thế nhất định trong cuộc đối đầu trước F/A-18E/F của Mỹ, khi nó thiên về khả năng cơ động và sức mạnh của vũ khí. Trong khi đó ở F/A-18E/F là sự vượt trội của các trang thiết bị điện tử hàng không, khả năng phối hợp tác chiến tốt hơn hơn và quân số đông đảo. Nguồn ảnh: Blogspot.
Theo đó, trong một trận không giữa giữa MiG-29 9.12B và F/A-18E/F trên bầu trời Syria thì phần thắng thuộc về F/A-18E/F nhiều hơn hẳn nếu không tính đến các yếu tố tác động khác. Dù vậy trong một chiến trên không bất cứ điều gì cũng thể xảy ra, bởi yếu tố vũ khí chỉ đóng vai trò hỗ trợ còn quyết định thắng thua nằm ở con người. Nguồn ảnh: TASS
Mời độc giả xem video: Những hình ảnh hiếm hoi về MiG-29 Syria. (nguồn SANA)