Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ, các máy bay chiến đấu của Nga và Syria đã lần đầu tiên phối hợp tuần tra không phận vào hôm 14/1. Theo đó, các tiêm kích MiG-29 của Syria đã tham gia làm nhiệm vụ hộ tống bảo vệ cường kích Su-25 của Không quân Nga.Đoạn clip được công bố cho thấy các máy bay cường kích Su-25 cất cánh từ căn cứ Humaymin và được hộ tống bởi hai tiêm kích MiG-29 của Không quân Syria.Theo tạp chí Jane's Defence Weekly, Không quân Syria có khoảng 84 chiếc tiêm kích MiG-29 nhập khẩu từ Liên Xô và Nga từ những năm 1980. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại theo số liệu của CSIS thì nước này chỉ còn sở hữu khoảng 40 chiếc MiG-29, trong đó có 6 chiếc thuộc biến thể UB hai chỗ ngồi. Số máy bay này hiện chủ yếu đóng tại một căn cứ bí mật tại Damascus và hiếm khi tham gia không kích phiến quân IS. Ảnh hiếm hoi MiG-29 của Không quân Syria.Các nguồn tin cho biết, tiêm kích MiG-29 của Syria thuộc biến thể 9.12B - phiên bản xuất khẩu dành cho các quốc gia ngoài khối Warsaw được phát triển từ mẫu sản xuất hàng loạt đầu tiên MiG-29 9.12.So với nguyên mẫu MiG-29 9.12 thì 9.12B bị "hạ cấp" hệ thống điện tử hàng không, thiếu khả năng tấn công hạt nhân, sử dụng radar cũ, không có hệ thống đối kháng điện tử và hệ thống nhận diện địch - ta.MiG-29B được trang bị hai động cơ phản lực Klimov RD-33 có công suất 50 kN và 83.5 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội. Máy bay có khả năng đạt tốc độ cực đại Mach 2,4 tức 2.445km/h, tầm bay chiến đấu đến 700km, tuần tiễu 2.900km, trần bay 18.000m, vận tốc leo cao 330m/s.Ngay từ những thế hệ đầu, MiG-29 đã được đánh giá là có tính cơ động cực cao, khả năng thao diễn mạnh mẽ ở tốc độ cao và thấp không thua kém bất kỳ tiêm kích phương Tây nào.Tuy nhiên động cơ đời đầu của MiG-29 có dự trữ làm việc của động cơ giữa các lần sửa chữa khá thấp, chỉ 400 giờ. Ngoài ra, động cơ hệ cũ này xả khá nhiều khói đen khiến người không chuyên về MiG-29 cảm giác “lạnh người, sợ hãi”.Tuy động cơ được đánh giá cao nhưng thiết bị điện tử hàng không của MiG-29 đời đầu nói chung và MiG-29B nói riêng là rất tệ. Nó bị giới chức phương Tây phê phán rằng " buồng lái chật chội với nhiều nút và công tắc trên bảng điều khiển, màn hình HUD không được tốt khiến phi công nắm bắt tình hình trên không rất kém". Peter Steiniger, người từng bay trên máy bay MiG-29 của Đức đã chia sẻ cảm xúc từ các chuyến bay trên: "Tôi có muốn chiến đấu trên một máy bay như vậy không ư? Không. Nếu bạn bỏ qua một bên tên lửa AA-11 Archer, thì làm việc trong buồng lái phi công là rất nặng nhọc. Việc nắm bắt tình hình bên ngoài tầm nhìn thẳng bị dừng ở một bản đồ"MiG-29B chỉ được trang bị radar điều khiển hỏa lực RLPK-29 được đánh giá là có nhiều thiếu sót, đặc biệt là trong khả năng giao chiến ngoài tầm nhìn. RLPK-29 chỉ cho phép MiG-29 theo dõi mục tiêu là máy bay chiến đấu từ khoảng cách 70 km phía trước mặt và 35 km phía sau. Phạm vi theo dõi máy bay ném bom được mở rộng gấp 2 lần. 10 mục tiêu có thể hiện lên trên màn hình theo dõi, nhưng radar chỉ khóa một mục tiêu cho tên lửa điều khiển bán chủ động. Bộ xử lý tín hiệu cũng gặp rắc rối khi gặp phải những quấy phá từ mặt đất, và phạm vi trong phát hiện theo dõi tầm xa đã bị giảm bớt. Nó cũng khá dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện tử.Chính vì những hạn chế về radar điều khiển hỏa lực khiến cho MiG-29B chỉ có khả năng mang tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 và tầm trung dẫn đường radar bán chủ động R-27. Trong khi đó, nó không thể mang được tên lửa dẫn đường radar chủ động R-77 và đặc biệt là các loại vũ khí tấn công đối đất thông minh.Ngoài ra, tải trọng vũ khí của tiêm kích MiG-29B cũng là vấn đề khi mà nó chỉ cho phép tải đến 3,5 tấn đạn dược - con số quá bé nhỏ so với tiêm kích F-16 của Mỹ. Không chỉ có vậy, MiG-29B của Không quân Syria sẽ không thể khai hỏa pháo đối không 30mm trong thân nếu mang thùng nhiên liệu giữa máy bay vì nó ngăn cản việc đẩy vỏ đạn ra ngoài. Điều đó có nghĩa là, nếu muốn tăng tầm bay tác chiến, MiG-29B phải hi sinh khẩu pháo 30mm, và ngược lại.Theo một số nguồn tin, Syria đã đặt hàng Nga nâng cấp các máy bay MiG-29B lên chuẩn MiG-29SM hiện đại hơn. Tuy nhiên, hiện không rõ tình trạng của thương vụ này, những xuất hiện một vài bằng chứng cho thấy Syria đã nhận được số lượng nhỏ MiG-29SM hiện đại có khả năng tác chiến không đối đất.Hình ảnh hai chiếc MiG-29 của Syria được cho là đang chuẩn bị thử nghiệm sau khi nâng cấp lên chuẩn SM. Theo một số tài liệu, MiG-29SM dành cho Syria được trang bị radar N-019ME cho phép dẫn đường tên lửa R-77 tiên tiến, mang được tên lửa và bom thông minh, trang bị hệ thống đối kháng điện tử chủ động.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ, các máy bay chiến đấu của Nga và Syria đã lần đầu tiên phối hợp tuần tra không phận vào hôm 14/1. Theo đó, các tiêm kích MiG-29 của Syria đã tham gia làm nhiệm vụ hộ tống bảo vệ cường kích Su-25 của Không quân Nga.
Đoạn clip được công bố cho thấy các máy bay cường kích Su-25 cất cánh từ căn cứ Humaymin và được hộ tống bởi hai tiêm kích MiG-29 của Không quân Syria.
Theo tạp chí Jane's Defence Weekly, Không quân Syria có khoảng 84 chiếc tiêm kích MiG-29 nhập khẩu từ Liên Xô và Nga từ những năm 1980. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại theo số liệu của CSIS thì nước này chỉ còn sở hữu khoảng 40 chiếc MiG-29, trong đó có 6 chiếc thuộc biến thể UB hai chỗ ngồi. Số máy bay này hiện chủ yếu đóng tại một căn cứ bí mật tại Damascus và hiếm khi tham gia không kích phiến quân IS. Ảnh hiếm hoi MiG-29 của Không quân Syria.
Các nguồn tin cho biết, tiêm kích MiG-29 của Syria thuộc biến thể 9.12B - phiên bản xuất khẩu dành cho các quốc gia ngoài khối Warsaw được phát triển từ mẫu sản xuất hàng loạt đầu tiên MiG-29 9.12.
So với nguyên mẫu MiG-29 9.12 thì 9.12B bị "hạ cấp" hệ thống điện tử hàng không, thiếu khả năng tấn công hạt nhân, sử dụng radar cũ, không có hệ thống đối kháng điện tử và hệ thống nhận diện địch - ta.
MiG-29B được trang bị hai động cơ phản lực Klimov RD-33 có công suất 50 kN và 83.5 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội. Máy bay có khả năng đạt tốc độ cực đại Mach 2,4 tức 2.445km/h, tầm bay chiến đấu đến 700km, tuần tiễu 2.900km, trần bay 18.000m, vận tốc leo cao 330m/s.
Ngay từ những thế hệ đầu, MiG-29 đã được đánh giá là có tính cơ động cực cao, khả năng thao diễn mạnh mẽ ở tốc độ cao và thấp không thua kém bất kỳ tiêm kích phương Tây nào.
Tuy nhiên động cơ đời đầu của MiG-29 có dự trữ làm việc của động cơ giữa các lần sửa chữa khá thấp, chỉ 400 giờ. Ngoài ra, động cơ hệ cũ này xả khá nhiều khói đen khiến người không chuyên về MiG-29 cảm giác “lạnh người, sợ hãi”.
Tuy động cơ được đánh giá cao nhưng thiết bị điện tử hàng không của MiG-29 đời đầu nói chung và MiG-29B nói riêng là rất tệ. Nó bị giới chức phương Tây phê phán rằng " buồng lái chật chội với nhiều nút và công tắc trên bảng điều khiển, màn hình HUD không được tốt khiến phi công nắm bắt tình hình trên không rất kém". Peter Steiniger, người từng bay trên máy bay MiG-29 của Đức đã chia sẻ cảm xúc từ các chuyến bay trên: "Tôi có muốn chiến đấu trên một máy bay như vậy không ư? Không. Nếu bạn bỏ qua một bên tên lửa AA-11 Archer, thì làm việc trong buồng lái phi công là rất nặng nhọc. Việc nắm bắt tình hình bên ngoài tầm nhìn thẳng bị dừng ở một bản đồ"
MiG-29B chỉ được trang bị radar điều khiển hỏa lực RLPK-29 được đánh giá là có nhiều thiếu sót, đặc biệt là trong khả năng giao chiến ngoài tầm nhìn. RLPK-29 chỉ cho phép MiG-29 theo dõi mục tiêu là máy bay chiến đấu từ khoảng cách 70 km phía trước mặt và 35 km phía sau. Phạm vi theo dõi máy bay ném bom được mở rộng gấp 2 lần. 10 mục tiêu có thể hiện lên trên màn hình theo dõi, nhưng radar chỉ khóa một mục tiêu cho tên lửa điều khiển bán chủ động. Bộ xử lý tín hiệu cũng gặp rắc rối khi gặp phải những quấy phá từ mặt đất, và phạm vi trong phát hiện theo dõi tầm xa đã bị giảm bớt. Nó cũng khá dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện tử.
Chính vì những hạn chế về radar điều khiển hỏa lực khiến cho MiG-29B chỉ có khả năng mang tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 và tầm trung dẫn đường radar bán chủ động R-27. Trong khi đó, nó không thể mang được tên lửa dẫn đường radar chủ động R-77 và đặc biệt là các loại vũ khí tấn công đối đất thông minh.
Ngoài ra, tải trọng vũ khí của tiêm kích MiG-29B cũng là vấn đề khi mà nó chỉ cho phép tải đến 3,5 tấn đạn dược - con số quá bé nhỏ so với tiêm kích F-16 của Mỹ. Không chỉ có vậy, MiG-29B của Không quân Syria sẽ không thể khai hỏa pháo đối không 30mm trong thân nếu mang thùng nhiên liệu giữa máy bay vì nó ngăn cản việc đẩy vỏ đạn ra ngoài. Điều đó có nghĩa là, nếu muốn tăng tầm bay tác chiến, MiG-29B phải hi sinh khẩu pháo 30mm, và ngược lại.
Theo một số nguồn tin, Syria đã đặt hàng Nga nâng cấp các máy bay MiG-29B lên chuẩn MiG-29SM hiện đại hơn. Tuy nhiên, hiện không rõ tình trạng của thương vụ này, những xuất hiện một vài bằng chứng cho thấy Syria đã nhận được số lượng nhỏ MiG-29SM hiện đại có khả năng tác chiến không đối đất.
Hình ảnh hai chiếc MiG-29 của Syria được cho là đang chuẩn bị thử nghiệm sau khi nâng cấp lên chuẩn SM. Theo một số tài liệu, MiG-29SM dành cho Syria được trang bị radar N-019ME cho phép dẫn đường tên lửa R-77 tiên tiến, mang được tên lửa và bom thông minh, trang bị hệ thống đối kháng điện tử chủ động.