Kể từ khi tung hoành trên các chiến trường khắp nơi trên thế giới đến nay, máy bay ném bom chiến lược B-52, được Không quân Mỹ mệnh danh là " Pháo đài bay", chỉ bị bắn hạ ở Việt Nam mà thôi. Trong số 3 chiếc B-52 rơi vì trúng tên lửa của MiG-21, thì chiếc đầu tiên bị bắn hôm 20/11/1971 được phía Mỹ giấu kín. Mãi 47 năm sau, vào tháng 10/2018 thì sự việc mới sáng tỏ, khi 2 phi công Vũ Đình Rạng và David Robert Volker gặp nhau tại Hà Nội. Hai cựu thù trao đổi về những uẩn khúc của tình huống đêm hôm đó và câu chuyện được mổ xẻ từ các góc độ chuyên môn sâu, mà chỉ có những người trong cuộc mới diễn tả được. Hồi đó, hầu hết máy bay ném bom B-52 vào ném bom rải thảm "vùng cán xoong" (từ Thanh Hóa đến Quảng Bình) đều xuất phát từ căn cứ Utapao (Thái Lan). Ta tạo bẫy bằng cách, mỗi khi B-52 xuất hiện thì cho 1 chiếc MiG-21 cất cánh từ sân bay ở Quân khu 4 lên đánh chặn rồi hạ cánh tại các sân bay phía Bắc, và chỉ đánh ban ngày. Cơ quan tác chiến của Mỹ nhận ra quy luật: MiG-21 không có khả năng đánh đêm, luôn luôn chỉ có 1 chiếc phục kích trong vùng "cán xoong", lên đánh chặn xong sẽ quay ra Bắc. Nhận thấy oanh tạc cơ chiến lược B-52 giảm phi vụ đánh ngày, tăng cường đánh đêm, ta bắt đầu ra đòn.Vào hồi 19 giờ 40, tối ngày 20/11/1971, thấy có tín hiệu B-52, Sở chỉ huy lệnh cho phi công Hoàng Biểu ở sân bay Vinh lên đánh chặn, rồi ra sân bay Nội Bài hạ cánh. Một tiếng sau, tốp oanh tạc cơ B-52 thứ hai ung dung bay vào. Tốp này gồm 3 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 do phi công Volker chỉ huy và 1 biên đội tiêm kích F-4 hộ tống. Tưởng không có MiG nữa, tốp B-52 chủ quan, mở cả đèn bay để giữ đội hình. Vừa cất cánh lên, máy bay số 1 của Volker bị hỏng radar; bình thường, Volker mở một lúc 2 kênh liên lạc, nhưng hôm đó run rủi thế nào, hoa tiêu quên mở kênh cảnh giới từ hải quân, nên mọi thông báo nguy hiểm về tiêm kích MiG-21 đều không được thông tin. Khi đó để đối phó với tên lửa phòng không SAM-2 và MiG-21 của ta, mỗi chiếc B-52 có 15 máy gây nhiễu, nhưng hôm đó sĩ quan tác chiến điện tử chủ quan tới mức tắt cả máy gây nhiễu chống radar của MiG. Thậm chí khi bị MiG của ta tấn công, xạ thủ đại liên ở đuôi chiếc B-52H của Volker còn đang… ngủ gật.Tổ lái một chiếc B-52 gồm 6 sĩ quan điều khiển và 1 hạ sĩ quan xạ thủ đại liên. Thông thường, khi vào vùng nguy hiểm, B-52 phải bật bẫy nhiệt đeo bằng dây cáp dưới bụng, để nhử tên lửa tầm nhiệt. Rất nhiều tên lửa của ta đã mắc bẫy này, nhưng hôm đó, cả 3 chiếc đều không bật bẫy nhiệt. Hồi 20 giờ 40 phút, phi công Vũ Đình Rạng được lệnh cất cánh từ sân bay Anh Sơn (Nghệ An). Để tránh hệ thống cảnh báo của hải quân Mỹ, anh tắt liên lạc với sở chỉ huy. Khi đến địa phận Đô Lương, bắt được mục tiêu, anh tăng độ cao để tiếp cận. Khi cách mục tiêu 10 km, anh bật radar lên và sững sờ thấy màn hình xuất hiện tới 3 chiếc B-52, thời cơ cực kỳ quý hóa. Khi cách mục tiêu 2 km, Vũ Đình Rạng phóng 1 quả tên lửa tầm nhiệt K-13 và thấy vệt nổ ở cánh chiếc B-52. Đó chính là chiếc B-52H của Volker. Sau khi phóng tên lửa vào chiếc B-52 Volker, phi công Vũ Đình Rạng điều khiển chiếc MiG-21 vọt lên cao, thấy bên phải có chiếc B-52 nữa, lưng nó nhấp nháy đèn, anh lao xuống phóng quả tên lửa thứ 2, rồi luồn lách qua đám F-4 bảo vệ về hạ cánh ở sân bay Anh Sơn ở Nghệ An.Tuy còn cách mục tiêu 30 phút bay, nhưng khi bị MiG-21 của ta tấn công, tốp B-52 vội trút bom để tháo chạy. Về đến Utapao, Volker mới biết thùng dầu phụ bên cánh trái bị bắn thủng, dầu bên cánh đó mất sạch. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, B-52 bị MiG tiếp cận và bắn trọng thương. Phi công Volker sau này cho biết, hàng loạt sĩ quan chỉ huy liên quan bị cách chức. Không quân Mỹ phải dừng toàn bộ hoạt động của B-52 trong 4 tháng để nghiên cứu chấn chỉnh lại các chỗ hở về kỹ thuật và chiến thuật của thứ pháo đài bay siêu hạng này. Đó là lý do báo chí phương Tây im re, hoàn toàn không biết tới sự việc này. Bởi thế phía ta không có thông tin nào về số phận của 2 chiếc B-52 bị bắn trúng đêm 20/11/1971. Đầu năm 1973, sau chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, một tù binh đã lái chiếc B-52H xấu số hôm đó mới khai là nó bị bắn trúng thùng dầu phụ nhưng vẫn lết về được sân bay.Về phía ta, sau vụ tiếp cận và phóng tên lửa trúng B-52 của phi công Vũ Đình Rạng, những kinh nghiệm được rút ra là, khi có cơ hội tiếp cận B-52, phi công phải liên tiếp phóng 2 tên lửa K-13 vào chỉ 1 chiếc B-52, thì mới có thể bắn rơi mục tiêu tại chỗ. Kinh nghiệm này được phi công Phạm Tuân áp dụng và bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 vào tháng 12/1972. Nhiều người vẫn nghĩ, phải bắn rơi tại chỗ máy bay địch mới là mục tiêu cao nhất, nhưng đại tá phi công Từ Đễ, Anh hùng LLVT cho rằng: Hoàn thành nhiệm vụ mới là mục tiêu cao nhất. Mục đích của việc đánh B-52 là làm cho nó không dám bén mảng ra Bắc cản trở đường Trường Sơn, nên việc khiến B-52 phải dừng bay 4 tháng, đã là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chiếc B-52 thứ hai bị trúng tên lửa không rõ số phận ra sao, nhưng chiếc B-52 của Volker bị tháo rời cất vào kho, sau đó lấy phụ tùng. Theo quy định của hàng không quân sự quốc tế, trường hợp này xếp vào loại bị bắn hạ. Nực cười ở chỗ, khi tham chiến tại Việt Nam, Mỹ không bao giờ liệt những trường hợp này vào hàng "bị bắn hạ", mà chỉ coi như máy bay hết niên hạn, bị gạch số khỏi sổ bay - nghĩa là không chịu công nhận máy bay của họ đã bị ta vô hiệu hóa hoàn toàn.Như vậy, Vũ Đình Rạng là phi công đầu tiên trong lịch sử bắn hạ B-52, không rơi tại chỗ vẫn bay được về căn cứ nhưng sau đó phải loại biên, được tính là bắn hạ. Còn phi công Phạm Tuân đã bắn rơi B-52 tại chỗ trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, khiến Mỹ không thể "cãi lý" về việc máy bay của họ "không bị hạ mà chỉ bị loại biên do sự cố kỹ thuật". Nguồn: TH. Số lượng máy bay B-52 của Mỹ bị ta bắn hạ và con số được Mỹ công nhận, chênh lệch nhau rất lớn vì phía Mỹ khẳng định, miễn là máy bay của họ về được sân bay - có nghĩa là nó không bị hạ. Dù rằng sau đó, nhiều máy bay bị thương nặng đến nỗi không thể cất cánh trở lại thêm bất cứ một lần nào nữa. Nguồn: INA.
Kể từ khi tung hoành trên các chiến trường khắp nơi trên thế giới đến nay, máy bay ném bom chiến lược B-52, được Không quân Mỹ mệnh danh là " Pháo đài bay", chỉ bị bắn hạ ở Việt Nam mà thôi. Trong số 3 chiếc B-52 rơi vì trúng tên lửa của MiG-21, thì chiếc đầu tiên bị bắn hôm 20/11/1971 được phía Mỹ giấu kín.
Mãi 47 năm sau, vào tháng 10/2018 thì sự việc mới sáng tỏ, khi 2 phi công Vũ Đình Rạng và David Robert Volker gặp nhau tại Hà Nội. Hai cựu thù trao đổi về những uẩn khúc của tình huống đêm hôm đó và câu chuyện được mổ xẻ từ các góc độ chuyên môn sâu, mà chỉ có những người trong cuộc mới diễn tả được.
Hồi đó, hầu hết máy bay ném bom B-52 vào ném bom rải thảm "vùng cán xoong" (từ Thanh Hóa đến Quảng Bình) đều xuất phát từ căn cứ Utapao (Thái Lan). Ta tạo bẫy bằng cách, mỗi khi B-52 xuất hiện thì cho 1 chiếc MiG-21 cất cánh từ sân bay ở Quân khu 4 lên đánh chặn rồi hạ cánh tại các sân bay phía Bắc, và chỉ đánh ban ngày.
Cơ quan tác chiến của Mỹ nhận ra quy luật: MiG-21 không có khả năng đánh đêm, luôn luôn chỉ có 1 chiếc phục kích trong vùng "cán xoong", lên đánh chặn xong sẽ quay ra Bắc. Nhận thấy oanh tạc cơ chiến lược B-52 giảm phi vụ đánh ngày, tăng cường đánh đêm, ta bắt đầu ra đòn.
Vào hồi 19 giờ 40, tối ngày 20/11/1971, thấy có tín hiệu B-52, Sở chỉ huy lệnh cho phi công Hoàng Biểu ở sân bay Vinh lên đánh chặn, rồi ra sân bay Nội Bài hạ cánh. Một tiếng sau, tốp oanh tạc cơ B-52 thứ hai ung dung bay vào.
Tốp này gồm 3 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 do phi công Volker chỉ huy và 1 biên đội tiêm kích F-4 hộ tống. Tưởng không có MiG nữa, tốp B-52 chủ quan, mở cả đèn bay để giữ đội hình.
Vừa cất cánh lên, máy bay số 1 của Volker bị hỏng radar; bình thường, Volker mở một lúc 2 kênh liên lạc, nhưng hôm đó run rủi thế nào, hoa tiêu quên mở kênh cảnh giới từ hải quân, nên mọi thông báo nguy hiểm về tiêm kích MiG-21 đều không được thông tin.
Khi đó để đối phó với tên lửa phòng không SAM-2 và MiG-21 của ta, mỗi chiếc B-52 có 15 máy gây nhiễu, nhưng hôm đó sĩ quan tác chiến điện tử chủ quan tới mức tắt cả máy gây nhiễu chống radar của MiG. Thậm chí khi bị MiG của ta tấn công, xạ thủ đại liên ở đuôi chiếc B-52H của Volker còn đang… ngủ gật.
Tổ lái một chiếc B-52 gồm 6 sĩ quan điều khiển và 1 hạ sĩ quan xạ thủ đại liên. Thông thường, khi vào vùng nguy hiểm, B-52 phải bật bẫy nhiệt đeo bằng dây cáp dưới bụng, để nhử tên lửa tầm nhiệt. Rất nhiều tên lửa của ta đã mắc bẫy này, nhưng hôm đó, cả 3 chiếc đều không bật bẫy nhiệt.
Hồi 20 giờ 40 phút, phi công Vũ Đình Rạng được lệnh cất cánh từ sân bay Anh Sơn (Nghệ An). Để tránh hệ thống cảnh báo của hải quân Mỹ, anh tắt liên lạc với sở chỉ huy. Khi đến địa phận Đô Lương, bắt được mục tiêu, anh tăng độ cao để tiếp cận.
Khi cách mục tiêu 10 km, anh bật radar lên và sững sờ thấy màn hình xuất hiện tới 3 chiếc B-52, thời cơ cực kỳ quý hóa. Khi cách mục tiêu 2 km, Vũ Đình Rạng phóng 1 quả tên lửa tầm nhiệt K-13 và thấy vệt nổ ở cánh chiếc B-52. Đó chính là chiếc B-52H của Volker.
Sau khi phóng tên lửa vào chiếc B-52 Volker, phi công Vũ Đình Rạng điều khiển chiếc MiG-21 vọt lên cao, thấy bên phải có chiếc B-52 nữa, lưng nó nhấp nháy đèn, anh lao xuống phóng quả tên lửa thứ 2, rồi luồn lách qua đám F-4 bảo vệ về hạ cánh ở sân bay Anh Sơn ở Nghệ An.
Tuy còn cách mục tiêu 30 phút bay, nhưng khi bị MiG-21 của ta tấn công, tốp B-52 vội trút bom để tháo chạy. Về đến Utapao, Volker mới biết thùng dầu phụ bên cánh trái bị bắn thủng, dầu bên cánh đó mất sạch. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, B-52 bị MiG tiếp cận và bắn trọng thương.
Phi công Volker sau này cho biết, hàng loạt sĩ quan chỉ huy liên quan bị cách chức. Không quân Mỹ phải dừng toàn bộ hoạt động của B-52 trong 4 tháng để nghiên cứu chấn chỉnh lại các chỗ hở về kỹ thuật và chiến thuật của thứ pháo đài bay siêu hạng này.
Đó là lý do báo chí phương Tây im re, hoàn toàn không biết tới sự việc này. Bởi thế phía ta không có thông tin nào về số phận của 2 chiếc B-52 bị bắn trúng đêm 20/11/1971. Đầu năm 1973, sau chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, một tù binh đã lái chiếc B-52H xấu số hôm đó mới khai là nó bị bắn trúng thùng dầu phụ nhưng vẫn lết về được sân bay.
Về phía ta, sau vụ tiếp cận và phóng tên lửa trúng B-52 của phi công Vũ Đình Rạng, những kinh nghiệm được rút ra là, khi có cơ hội tiếp cận B-52, phi công phải liên tiếp phóng 2 tên lửa K-13 vào chỉ 1 chiếc B-52, thì mới có thể bắn rơi mục tiêu tại chỗ. Kinh nghiệm này được phi công Phạm Tuân áp dụng và bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 vào tháng 12/1972.
Nhiều người vẫn nghĩ, phải bắn rơi tại chỗ máy bay địch mới là mục tiêu cao nhất, nhưng đại tá phi công Từ Đễ, Anh hùng LLVT cho rằng: Hoàn thành nhiệm vụ mới là mục tiêu cao nhất. Mục đích của việc đánh B-52 là làm cho nó không dám bén mảng ra Bắc cản trở đường Trường Sơn, nên việc khiến B-52 phải dừng bay 4 tháng, đã là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Chiếc B-52 thứ hai bị trúng tên lửa không rõ số phận ra sao, nhưng chiếc B-52 của Volker bị tháo rời cất vào kho, sau đó lấy phụ tùng. Theo quy định của hàng không quân sự quốc tế, trường hợp này xếp vào loại bị bắn hạ. Nực cười ở chỗ, khi tham chiến tại Việt Nam, Mỹ không bao giờ liệt những trường hợp này vào hàng "bị bắn hạ", mà chỉ coi như máy bay hết niên hạn, bị gạch số khỏi sổ bay - nghĩa là không chịu công nhận máy bay của họ đã bị ta vô hiệu hóa hoàn toàn.
Như vậy, Vũ Đình Rạng là phi công đầu tiên trong lịch sử bắn hạ B-52, không rơi tại chỗ vẫn bay được về căn cứ nhưng sau đó phải loại biên, được tính là bắn hạ. Còn phi công Phạm Tuân đã bắn rơi B-52 tại chỗ trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, khiến Mỹ không thể "cãi lý" về việc máy bay của họ "không bị hạ mà chỉ bị loại biên do sự cố kỹ thuật". Nguồn: TH.
Số lượng máy bay B-52 của Mỹ bị ta bắn hạ và con số được Mỹ công nhận, chênh lệch nhau rất lớn vì phía Mỹ khẳng định, miễn là máy bay của họ về được sân bay - có nghĩa là nó không bị hạ. Dù rằng sau đó, nhiều máy bay bị thương nặng đến nỗi không thể cất cánh trở lại thêm bất cứ một lần nào nữa. Nguồn: INA.