Điện Biên Phủ trên không, hay Hà Nội 12 ngày đêm, tới nay vẫn được coi là trận đánh mang tính biểu tượng, là hình mẫu cho mọi lực lượng phòng không trên khắp thế giới noi theo.Huy động vào trận đánh này, Mỹ dùng tới 197 máy bay ném bom chiến lược B-52 - tương đương khoảng 50% số lượng mà Mỹ sở hữu khi đó.Ngoài ra, lực lượng này còn sử dụng hơn 1/3 số lượng máy bay chiến thuật đang có tương đương 1000 chiếc, và 1/3 số lượng tàu sân bay tương đương 6 chiếc, cùng tham gia vào trận đánh mang tính quyết định này.Trong thời gian diễn ra trận đánh 12 ngày đêm lịch sử, quân đội ta với lực lượng phòng không không quân, đã bắn rơi 34 máy bay ném bom B-52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ.Như vậy, tính trung bình mỗi ngày, lực lượng phòng không không quân Việt Nam, bắn hạ khoảng 2,8 máy bay ném bom B-52 của không quân Mỹ.Nếu tính toán một cách đơn giản, số lượng máy bay ném bom B-52 của Mỹ đưa vào chiến dịch Linebacker II, sẽ tuyệt chủng hoàn toàn sau 70 ngày tham chiến.Tuy nhiên, nếu trận đánh này tiếp tục kéo dài, thời gian để lực lượng ta tuyệt diệt pháo đài bay B-52 của Mỹ có thể còn ngắn hơn thế, đơn giản là vì chúng ta thay đổi cách đánh, nâng cao hiệu suất diệt địch qua từng lần phóng tên lửa.Trên thực tế, bộ đội tên lửa cùng lực lượng pháo cao xạ, và không quân đã lập được rất nhiều chiến công ngay từ ngày đầu tiên đánh địch. Đêm 18/12/1972, ngay trong trận mở màn Mỹ đã mất 3 máy bay B-52.Trong những ngày tiếp theo của chiến dịch, không ngày nào máy bay B-52 thoát được khỏi lưới lửa của bộ đội ta, ngày may mắn nhất cho Không quân Mỹ là ngày 24 và ngày 29/12/1972, mỗi ngày Mỹ chỉ mất 1 B-52.Riêng trong ngày 25/12/1972, Không quân Mỹ không mất bất cứ một máy bay nào, đơn giản đây là ngày Noel, phía Mỹ tạm nghỉ đề mừng lễ Giáng sinh.Tranh thủ một ngày phía Mỹ dừng đánh phá, quân và dân ta đã tăng cường lực lượng bảo vệ bầu trời Hà Nội, tăng thêm 4 tiểu đoàn tên lửa, tăng cường thêm hỏa lực pháo cao xạ.Bộ Tư lệnh Quân chủng cũng nhận định, trong trường hợp Mỹ tiếp tục đánh lâu dài, chúng ta sẽ rút thêm 2 tiểu đoàn hỏa lực của Trung đoàn 236 từ Vĩnh Linh ra tăng cường cho Hà Nội.Như vậy, nếu Mỹ tiếp tục kéo dài trận đánh, thiệt hại của chúng sẽ chỉ càng tăng lên. Đơn giản là do, lực lượng bộ đội ta càng đánh càng đúc rút được nhiều kinh nghiệm; chưa kể lực lượng tên lửa, phòng không cũng đã lên phương án tăng cường lực lượng để đối phó với việc địch đánh lâu dài.Trong trường hợp Mỹ kéo dài thời gian tham chiến trên bầu trời Hà Nội, có lẽ khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ phải lớn hơn rất nhiều, mới có thể chứa được xác máy bay Mỹ bị bộ đội ta bắn rơi tại chỗ. Nguồn ảnh: TL. Máy bay Mỹ bị bắn rụng như sung trên bầu trời Hà Nội trong chiến dịch 12 ngày đêm. Nguồn: Ina.
Điện Biên Phủ trên không, hay Hà Nội 12 ngày đêm, tới nay vẫn được coi là trận đánh mang tính biểu tượng, là hình mẫu cho mọi lực lượng phòng không trên khắp thế giới noi theo.
Huy động vào trận đánh này, Mỹ dùng tới 197 máy bay ném bom chiến lược B-52 - tương đương khoảng 50% số lượng mà Mỹ sở hữu khi đó.
Ngoài ra, lực lượng này còn sử dụng hơn 1/3 số lượng máy bay chiến thuật đang có tương đương 1000 chiếc, và 1/3 số lượng tàu sân bay tương đương 6 chiếc, cùng tham gia vào trận đánh mang tính quyết định này.
Trong thời gian diễn ra trận đánh 12 ngày đêm lịch sử, quân đội ta với lực lượng phòng không không quân, đã bắn rơi 34 máy bay ném bom B-52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ.
Như vậy, tính trung bình mỗi ngày, lực lượng phòng không không quân Việt Nam, bắn hạ khoảng 2,8 máy bay ném bom B-52 của không quân Mỹ.
Nếu tính toán một cách đơn giản, số lượng máy bay ném bom B-52 của Mỹ đưa vào chiến dịch Linebacker II, sẽ tuyệt chủng hoàn toàn sau 70 ngày tham chiến.
Tuy nhiên, nếu trận đánh này tiếp tục kéo dài, thời gian để lực lượng ta tuyệt diệt pháo đài bay B-52 của Mỹ có thể còn ngắn hơn thế, đơn giản là vì chúng ta thay đổi cách đánh, nâng cao hiệu suất diệt địch qua từng lần phóng tên lửa.
Trên thực tế, bộ đội tên lửa cùng lực lượng pháo cao xạ, và không quân đã lập được rất nhiều chiến công ngay từ ngày đầu tiên đánh địch. Đêm 18/12/1972, ngay trong trận mở màn Mỹ đã mất 3 máy bay B-52.
Trong những ngày tiếp theo của chiến dịch, không ngày nào máy bay B-52 thoát được khỏi lưới lửa của bộ đội ta, ngày may mắn nhất cho Không quân Mỹ là ngày 24 và ngày 29/12/1972, mỗi ngày Mỹ chỉ mất 1 B-52.
Riêng trong ngày 25/12/1972, Không quân Mỹ không mất bất cứ một máy bay nào, đơn giản đây là ngày Noel, phía Mỹ tạm nghỉ đề mừng lễ Giáng sinh.
Tranh thủ một ngày phía Mỹ dừng đánh phá, quân và dân ta đã tăng cường lực lượng bảo vệ bầu trời Hà Nội, tăng thêm 4 tiểu đoàn tên lửa, tăng cường thêm hỏa lực pháo cao xạ.
Bộ Tư lệnh Quân chủng cũng nhận định, trong trường hợp Mỹ tiếp tục đánh lâu dài, chúng ta sẽ rút thêm 2 tiểu đoàn hỏa lực của Trung đoàn 236 từ Vĩnh Linh ra tăng cường cho Hà Nội.
Như vậy, nếu Mỹ tiếp tục kéo dài trận đánh, thiệt hại của chúng sẽ chỉ càng tăng lên. Đơn giản là do, lực lượng bộ đội ta càng đánh càng đúc rút được nhiều kinh nghiệm; chưa kể lực lượng tên lửa, phòng không cũng đã lên phương án tăng cường lực lượng để đối phó với việc địch đánh lâu dài.
Trong trường hợp Mỹ kéo dài thời gian tham chiến trên bầu trời Hà Nội, có lẽ khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ phải lớn hơn rất nhiều, mới có thể chứa được xác máy bay Mỹ bị bộ đội ta bắn rơi tại chỗ. Nguồn ảnh: TL.
Máy bay Mỹ bị bắn rụng như sung trên bầu trời Hà Nội trong chiến dịch 12 ngày đêm. Nguồn: Ina.