Theo Tân Hoa Xã, hôm 23/11, một chiếc máy bay tiêm kích F-7BG của Không quân Bangladesh (BAF) đã gặp nạn ở Tangail Madhupur Upzila khiến một phi công thiệt mạng. Nguồn ảnh: SinaTheo các nguồn tin, 35 phút sau khi cất cánh từ căn cứ ở Dhaka, chiếc máy bay F-7BG gặp nạn trên không vực thao trường Telki ở Rasplur lúc khoảng 3h chiều ngày 23/11. Ảnh: Máy bay vỡ tan hoàn toàn khi rơi xuống đất, các mảnh vỡ vẫn còn cháy. Nguồn ảnh: SinaViên phi công thiệt mạng được nhận diện là tư lệnh liên đoàn không quân - ông Ahmed Dipu - gia nhập BAF năm 1997. Đây được xem là tổn thất to lớn với lực lượng phi công kỳ cựu của BAF. Nguồn ảnh: SinaĐiều đáng nói, đây lại vụ tai nạn thứ 4 liên quan tới loại máy bay chiến đấu do Trung Quốc chế tạo trên cơ sở dòng máy bay huyền thoại MiG-21 của Liên Xô (cũ). Trước đó, hồi tháng 10, hai chiếc F-7 của Myanmar rơi chỉ trong vài chục phút, vào tháng 4 một chiếc F-7 khác cũng của Myanmar gặp nạn khiến phi công thiệt mạng. Nguồn ảnh: BDmilitaryRõ ràng, 4 vụ tai nạn cùng liên quan tới một loại máy bay đặt ra dấu hỏi lớn chất lượng các dòng tiêm kích do Trung Quốc sản xuất. Dẫu rằng, chúng được sản xuất trên dây chuyền mới, vẫn còn thời hạn sử dụng nhưng việc rơi liên tiếp các máy bay khiến người ta không khỏi e ngại. Nguồn ảnh: JetphotosCác máy bay F-7 đang phục vụ trong BAF được nhập khẩu năm 2007 và 2012. Cụ thể, năm 2007, BAF đã nhận 12 chiếc F-7BG và 4 FT-7BG loại hai chỗ ngồi dùng trong huấn luyện (ảnh). Năm 2012, họ nhận thêm 16 chiếc F-7BGI. Nguồn ảnh: BDmilitaryF-7BG là phiên bản xuất khẩu được Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô (CAIC) sản xuất dựa trên phiên bản nội địa J-7MG với một số cải tiến ở phần cánh, trang bị radar Grifo-MKII của Italy, có khả năng mang các pod trinh sát trên cánh. Nguồn ảnh: Airlines.netTrong ảnh, buồng lái F-7BG của BAF trông khá lạ lẫm, khác xa so với buồng lái “gốc” trên các dòng máy bay MiG-21 của Liên Xô (cũ). Nguồn ảnh: BDmilitaryPhiên bản F-7BGI mà Bangladesh mua năm 2012 thì hiện đại hơn, nó được sản xuất trên cơ sở thế hệ cuối cùng dòng tiêm kích J-7, được định danh là J-7G. Nguồn ảnh: BDmilitaryF-7BGI được đánh giá là thuộc hàng hiện đại nhất trong số các phiên bản F-7 xuất khẩu. Nó được trang bị loại radar KLJ-6F có phạm vi hoạt động hơn 86km, theo dõi được 6 mục tiêu và dẫn tên lửa hạ 2 mục tiêu trong số đó. Đặc biệt, radar mới cho phép F-7BGI tích hợp được tên lửa chống hạm C-704, tên lửa không đối không PL-12 có tầm phóng 70-75km. Nguồn ảnh: BDmilitaryF-7BGI trang bị động cơ tốt nhất cho phép đạt tốc độ siêu âm Mach 2,2, trần bay đến 17.500m, tính cơ động được coi là vượt xa dòng MiG-21 do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: BDmilitary
Theo Tân Hoa Xã, hôm 23/11, một chiếc máy bay tiêm kích F-7BG của Không quân Bangladesh (BAF) đã gặp nạn ở Tangail Madhupur Upzila khiến một phi công thiệt mạng. Nguồn ảnh: Sina
Theo các nguồn tin, 35 phút sau khi cất cánh từ căn cứ ở Dhaka, chiếc máy bay F-7BG gặp nạn trên không vực thao trường Telki ở Rasplur lúc khoảng 3h chiều ngày 23/11. Ảnh: Máy bay vỡ tan hoàn toàn khi rơi xuống đất, các mảnh vỡ vẫn còn cháy. Nguồn ảnh: Sina
Viên phi công thiệt mạng được nhận diện là tư lệnh liên đoàn không quân - ông Ahmed Dipu - gia nhập BAF năm 1997. Đây được xem là tổn thất to lớn với lực lượng phi công kỳ cựu của BAF. Nguồn ảnh: Sina
Điều đáng nói, đây lại vụ tai nạn thứ 4 liên quan tới loại máy bay chiến đấu do Trung Quốc chế tạo trên cơ sở dòng máy bay huyền thoại MiG-21 của Liên Xô (cũ). Trước đó, hồi tháng 10, hai chiếc F-7 của Myanmar rơi chỉ trong vài chục phút, vào tháng 4 một chiếc F-7 khác cũng của Myanmar gặp nạn khiến phi công thiệt mạng. Nguồn ảnh: BDmilitary
Rõ ràng, 4 vụ tai nạn cùng liên quan tới một loại máy bay đặt ra dấu hỏi lớn chất lượng các dòng tiêm kích do Trung Quốc sản xuất. Dẫu rằng, chúng được sản xuất trên dây chuyền mới, vẫn còn thời hạn sử dụng nhưng việc rơi liên tiếp các máy bay khiến người ta không khỏi e ngại. Nguồn ảnh: Jetphotos
Các máy bay F-7 đang phục vụ trong BAF được nhập khẩu năm 2007 và 2012. Cụ thể, năm 2007, BAF đã nhận 12 chiếc F-7BG và 4 FT-7BG loại hai chỗ ngồi dùng trong huấn luyện (ảnh). Năm 2012, họ nhận thêm 16 chiếc F-7BGI. Nguồn ảnh: BDmilitary
F-7BG là phiên bản xuất khẩu được Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô (CAIC) sản xuất dựa trên phiên bản nội địa J-7MG với một số cải tiến ở phần cánh, trang bị radar Grifo-MKII của Italy, có khả năng mang các pod trinh sát trên cánh. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong ảnh, buồng lái F-7BG của BAF trông khá lạ lẫm, khác xa so với buồng lái “gốc” trên các dòng máy bay MiG-21 của Liên Xô (cũ). Nguồn ảnh: BDmilitary
Phiên bản F-7BGI mà Bangladesh mua năm 2012 thì hiện đại hơn, nó được sản xuất trên cơ sở thế hệ cuối cùng dòng tiêm kích J-7, được định danh là J-7G. Nguồn ảnh: BDmilitary
F-7BGI được đánh giá là thuộc hàng hiện đại nhất trong số các phiên bản F-7 xuất khẩu. Nó được trang bị loại radar KLJ-6F có phạm vi hoạt động hơn 86km, theo dõi được 6 mục tiêu và dẫn tên lửa hạ 2 mục tiêu trong số đó. Đặc biệt, radar mới cho phép F-7BGI tích hợp được tên lửa chống hạm C-704, tên lửa không đối không PL-12 có tầm phóng 70-75km. Nguồn ảnh: BDmilitary
F-7BGI trang bị động cơ tốt nhất cho phép đạt tốc độ siêu âm Mach 2,2, trần bay đến 17.500m, tính cơ động được coi là vượt xa dòng MiG-21 do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: BDmilitary