Theo phát ngôn viên Không quân Pakistan (PAF), một chiếc tiêm kích F-7 của nước này đã gặp nạn vào ngày hôm qua (17/8) ở Sargodha trong một nghiệm vụ bay huấn luyện. Nguồn ảnh: SinaĐiều đáng lưu tâm, đây là vụ tai nạn máy bay F-7 thứ 3 trong 3 tháng gần đây nhất. Cụ thể, tuần trước một chiếc F-7 khác đã gặp nạn trong khi đang bay huấn luyện. Nguồn ảnh: SinaHôm 25/5, tiêm kích F-7 của Không quân Pakistan cũng bị rơi trong khi đang huấn luyện. Nguồn ảnh: SinaTrong vụ tai nạn ngày 17/8/2017, rất phi công đã phóng ghế thoát hiểm thành công, thoát ly an toàn khỏi chiếc máy bay đang lao nhanh xuống đất. Nguồn ảnh: SinaTrong ảnh là viên phi công máy bay F-7. 3 tai nạn cùng một loại máy bay chỉ trong vòng 3 tháng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng với an toàn bay của bất kỳ lực lượng không quân nào. Điều đáng nói, F-7 là một loại máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất, cho nên sự việc này một lần nữa dấy lên những lo ngại về chất lượng các loại phi cơ tiêm kích “made in China”. Nguồn ảnh: SinaKhông quân Pakistan hiện là một trong những lực lượng sở hữu số lượng tiêm kích F-7 lớn nhất, lên tới 148 chiếc. Loại máy bay này vốn được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở dòng tiêm kích MiG-21F-13 của Liên Xô, nhưng đã có nhiều cải tiến tích hợp công nghệ hiện đại. Phiên bản nội địa được định danh là J-7, mẫu xuất khẩu gọi là F-7. Nguồn ảnh: Airlines.netTrong số 148 chiếc, Không quân Pakistan có 139 chiếc thuộc phiên bản F-7PG - phiên bản xuất khẩu của mẫu J-7PG phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài ra còn 9 chiếc FT-7P - phiên bản hai chỗ ngồi dùng để huấn luyện - chiến đấu. Nguồn ảnh: Airlines.netTheo các nguồn tin được công bố, F-7PG của Pakistan được tích hợp radar hiện đại Grifo-MG (của Italy), nâng cấp mạnh hệ thống cảnh báo sớm, trang bị hệ thống định vị vệ tinh, ghế phóng khẩn cấp HTY-6M. Máy bay được trang bị động cơ turbojet LW-13F cho tốc độ tối đa Mach 2 - 2.200km/h, bán kính chiến đấu 850km, tầm bay 2.200km, tốc độ leo cao 195m/s. Nguồn ảnh: Airlines.netMặc dù có nâng cấp hệ thống điện tử so với MiG-21, tuy nhiên F-7PG không thể tăng được tải trọng vũ khí nguyên bản - chỉ có 2 tấn. Bù lại, nó có thể mang phóng nhiều loại tên lửa không đối không của Trung Quốc, của Nga, của Mỹ, của Pháp. Trong ảnh, F-7PG của Pakistan mang tên lửa không đối không AIM-9. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo phát ngôn viên Không quân Pakistan (PAF), một chiếc tiêm kích F-7 của nước này đã gặp nạn vào ngày hôm qua (17/8) ở Sargodha trong một nghiệm vụ bay huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina
Điều đáng lưu tâm, đây là vụ tai nạn máy bay F-7 thứ 3 trong 3 tháng gần đây nhất. Cụ thể, tuần trước một chiếc F-7 khác đã gặp nạn trong khi đang bay huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina
Hôm 25/5, tiêm kích F-7 của Không quân Pakistan cũng bị rơi trong khi đang huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina
Trong vụ tai nạn ngày 17/8/2017, rất phi công đã phóng ghế thoát hiểm thành công, thoát ly an toàn khỏi chiếc máy bay đang lao nhanh xuống đất. Nguồn ảnh: Sina
Trong ảnh là viên phi công máy bay F-7. 3 tai nạn cùng một loại máy bay chỉ trong vòng 3 tháng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng với an toàn bay của bất kỳ lực lượng không quân nào. Điều đáng nói, F-7 là một loại máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất, cho nên sự việc này một lần nữa dấy lên những lo ngại về chất lượng các loại phi cơ tiêm kích “made in China”. Nguồn ảnh: Sina
Không quân Pakistan hiện là một trong những lực lượng sở hữu số lượng tiêm kích F-7 lớn nhất, lên tới 148 chiếc. Loại máy bay này vốn được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở dòng tiêm kích MiG-21F-13 của Liên Xô, nhưng đã có nhiều cải tiến tích hợp công nghệ hiện đại. Phiên bản nội địa được định danh là J-7, mẫu xuất khẩu gọi là F-7. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong số 148 chiếc, Không quân Pakistan có 139 chiếc thuộc phiên bản F-7PG - phiên bản xuất khẩu của mẫu J-7PG phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài ra còn 9 chiếc FT-7P - phiên bản hai chỗ ngồi dùng để huấn luyện - chiến đấu. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo các nguồn tin được công bố, F-7PG của Pakistan được tích hợp radar hiện đại Grifo-MG (của Italy), nâng cấp mạnh hệ thống cảnh báo sớm, trang bị hệ thống định vị vệ tinh, ghế phóng khẩn cấp HTY-6M. Máy bay được trang bị động cơ turbojet LW-13F cho tốc độ tối đa Mach 2 - 2.200km/h, bán kính chiến đấu 850km, tầm bay 2.200km, tốc độ leo cao 195m/s. Nguồn ảnh: Airlines.net
Mặc dù có nâng cấp hệ thống điện tử so với MiG-21, tuy nhiên F-7PG không thể tăng được tải trọng vũ khí nguyên bản - chỉ có 2 tấn. Bù lại, nó có thể mang phóng nhiều loại tên lửa không đối không của Trung Quốc, của Nga, của Mỹ, của Pháp. Trong ảnh, F-7PG của Pakistan mang tên lửa không đối không AIM-9. Nguồn ảnh: Airlines.net