Có tên đầy đủ là CAC/PAC JF-17 Thunder, tiêm kích JF-17, được xác định chính là loại máy bay đã bắn hạ chiếc MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ hôm vừa rồi. Điều đặc biệt ở chỗ, JF-17 lại là loại tiêm kích do Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: PAF.Thực tế, Trung Quốc đã thiết kế sản xuất PAC JF-17 Thunder kết hợp với sự hỗ trợ của phía Pakistan. Phiên bản này cũng có tên Trung Quốc là FC-1 Xiaolong. Nguồn ảnh: PAF.JF-17 được phát triển để trở thành một tiêm kích đa năng, nó có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ không đối không cũng như không đối đất và được trang bị một khẩu pháo hai nòng 23mm loại GSh-23-2 với khả năng cường kích cực tốt. Nguồn ảnh: PAF.Trong một vài năm trở lại đây, JF-17 đã vươn lên trở thành loại tiêm kích xương sống trong Không quân Pakistan khi nó có giá thành mua mới và vận hành chỉ bằng phân nửa so với F-16. Nguồn ảnh: PAF.Không quân Pakistan bắt đầu cho nhập biên phi đội JF-17 đầu tiên vào năm 2010. Tới năm 2016, Pakistan tin rằng họ đã đạt được năng lực sản xuất 25 chiếc JF-17 mỗi năm với 58% thiết bị sử dụng trên phi cơ này được Pakistan tự cung cấp, phần còn lại được nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga. Nguồn ảnh: PAF.Là loại tiêm kích nhẹ, PAC JF-17 Thunder chỉ có một chỗ ngồi. Chiếc tiêm kích này có chiều dài 14,93 mét, sải cánh rộng 9,48 mét kèm theo đó là diện tích mặt cánh 24,42 mét vuông. Máy bay được trang bị một động cơ Klimov RD-93 có đốt sau. Nguồn ảnh: PAF.Động cơ này cho phép JF-17 bay được ở tốc độ tối đa lên tới Mach 1.6 tương đương với gần 2000 km/h. Trần bay tối đa của loại máy bay này là 16.916 mét. Nguồn ảnh: PAF.Ngoài vũ khí chính là một khẩu pháo nòng đôi, JF-17 còn được trang bị 7 giá treo vũ khí bao gồm 4 giá dưới hai cánh, 2 giá ở hai đầu cánh và 1 giá treo vũ khí dưới bụng. JF-17 hoàn toàn có khả năng mang theo các loại tên lửa và bom có điều khiển. Nguồn ảnh: PAF.Hiện tại, Ngoài Pakistan còn có Myanmar và Nigeria cũng sử dụng loại tiêm kích này trong biên chế của mình. Theo các số liệu mới nhất, Pakistan hiện đang có khoảng 100 chiếc tiêm kích loại này. Nguồn ảnh: PAF.Toàn bộ chương trình nghiên cứu và phát triển JF-17 của Pakistan và Trung Quốc kết hợp đã tốn khoảng nửa tỷ USD. Giá thành của mỗi chiếc được cho là từ 25 triệu USD tới tối đa 35 triệu USD tuỳ từng phiên bản. Nguồn ảnh: PAF. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh JF-17 - tiêm kích liên doanh giữa Trung Quốc và Pakistan.
Có tên đầy đủ là CAC/PAC JF-17 Thunder, tiêm kích JF-17, được xác định chính là loại máy bay đã bắn hạ chiếc MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ hôm vừa rồi. Điều đặc biệt ở chỗ, JF-17 lại là loại tiêm kích do Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: PAF.
Thực tế, Trung Quốc đã thiết kế sản xuất PAC JF-17 Thunder kết hợp với sự hỗ trợ của phía Pakistan. Phiên bản này cũng có tên Trung Quốc là FC-1 Xiaolong. Nguồn ảnh: PAF.
JF-17 được phát triển để trở thành một tiêm kích đa năng, nó có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ không đối không cũng như không đối đất và được trang bị một khẩu pháo hai nòng 23mm loại GSh-23-2 với khả năng cường kích cực tốt. Nguồn ảnh: PAF.
Trong một vài năm trở lại đây, JF-17 đã vươn lên trở thành loại tiêm kích xương sống trong Không quân Pakistan khi nó có giá thành mua mới và vận hành chỉ bằng phân nửa so với F-16. Nguồn ảnh: PAF.
Không quân Pakistan bắt đầu cho nhập biên phi đội JF-17 đầu tiên vào năm 2010. Tới năm 2016, Pakistan tin rằng họ đã đạt được năng lực sản xuất 25 chiếc JF-17 mỗi năm với 58% thiết bị sử dụng trên phi cơ này được Pakistan tự cung cấp, phần còn lại được nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga. Nguồn ảnh: PAF.
Là loại tiêm kích nhẹ, PAC JF-17 Thunder chỉ có một chỗ ngồi. Chiếc tiêm kích này có chiều dài 14,93 mét, sải cánh rộng 9,48 mét kèm theo đó là diện tích mặt cánh 24,42 mét vuông. Máy bay được trang bị một động cơ Klimov RD-93 có đốt sau. Nguồn ảnh: PAF.
Động cơ này cho phép JF-17 bay được ở tốc độ tối đa lên tới Mach 1.6 tương đương với gần 2000 km/h. Trần bay tối đa của loại máy bay này là 16.916 mét. Nguồn ảnh: PAF.
Ngoài vũ khí chính là một khẩu pháo nòng đôi, JF-17 còn được trang bị 7 giá treo vũ khí bao gồm 4 giá dưới hai cánh, 2 giá ở hai đầu cánh và 1 giá treo vũ khí dưới bụng. JF-17 hoàn toàn có khả năng mang theo các loại tên lửa và bom có điều khiển. Nguồn ảnh: PAF.
Hiện tại, Ngoài Pakistan còn có Myanmar và Nigeria cũng sử dụng loại tiêm kích này trong biên chế của mình. Theo các số liệu mới nhất, Pakistan hiện đang có khoảng 100 chiếc tiêm kích loại này. Nguồn ảnh: PAF.
Toàn bộ chương trình nghiên cứu và phát triển JF-17 của Pakistan và Trung Quốc kết hợp đã tốn khoảng nửa tỷ USD. Giá thành của mỗi chiếc được cho là từ 25 triệu USD tới tối đa 35 triệu USD tuỳ từng phiên bản. Nguồn ảnh: PAF.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh JF-17 - tiêm kích liên doanh giữa Trung Quốc và Pakistan.