Máy bay ném bom chiến lược M-4 của Liên Xô lần đầu được trình diễn tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng năm 1954, đã khiến Mỹ bất ngờ và buộc phải tăng cường sản xuất một loại máy bay ném bom tương xứng.Theo các chuyên gia quân sự của tạp chí National Interest, việc Liên Xô trình diễn loại máy bay phản lực đầu tiên của mình có thể được coi là sự khởi đầu của một cuộc chạy đua vũ trang.Sau Thế chiến II, Liên Xô chỉ có một loại máy bay ném bom tầm xa duy nhất là Tu-4, tương tự như máy bay B-29 Superfortress của Mỹ. Tu-4 chính là bản sao của B-29 sau khi Liên Xô thu giữ một số máy bay B-29 của Mỹ bị trục trặc kỹ thuật phải hạ cánh tại Nga trong Thế chiến II.Tuy nhiên, loại máy bay này dễ bị đánh chặn trước các máy bay chiến đấu mới của Mỹ. Ngoài ra phương Tây có các máy bay ném bom có thể tấn công Nga từ các căn cứ ở châu Âu, trong khi đó Liên Xô lại thiếu hụt rõ ràng về loại máy bay ném bom tầm xa.Để cân bằng sức mạnh với phương Tây, phòng thiết kế Myasishchev được giao nhiệm vụ phát triển một máy bay ném bom phản lực, có khả năng tấn công các mục tiêu ở châu Âu và Mỹ và ngay sau đó máy bay ném bom chiến lược M-4 đã được ra đời.Mẫu thử nghiệm M-4 (Bison-A) đầu tiên bay vào ngày 20/1/1953 và được giao chuyển sang thử nghiệm nghiệm thu cấp nhà nước vào tháng 3/1954, việc sản xuất bắt đầu vào cuối năm đó. M-4 được đưa vào hoạt động từ năm 1955 với 34 chiếc được chế tạo.M-4 được làm chủ yếu bằng hợp kim nhôm, máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt RD-3M-500 với lực đẩy tối đa 93,2 kN. Có 18 thùng nhiên liệu trong thân và cánh, cung cấp tổng dung tích nhiên liệu là 123.600 lít, giúp máy bay có tầm bay 9.500 km.M-4 có trọng tải 24 tấn, được trang bị 6 khẩu AM-23 23 mm có tốc độ bắn 1.250 phát/phút. Máy bay có phi hành đoàn 8 người gồm một hoa tiêu kiêm lính bắn súng máy ở đầu máy bay; phi công chính và phi công phụ; người điều khiển và điều hướng radar; kỹ sư bay kiêm điều hành viên; kỹ sư vô tuyến; xạ thủ tháp pháo ở lưng máy bay và một xạ thủ đuôi.Mặc dù M-4 có tầm hoạt động kém hơn Tupolev Tu-95, nhưng nó có tốc độ và trọng tải lớn hơn. Sau đó Myasishchev đã bắt đầu nghiên cứu việc tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay, bằng việc cải tiến một chiếc M-4 thành một chiếc máy bay tiếp dầu trên không được gọi là 3MN-1.Những chiếc máy bay M-4 đều chưa từng tham chiến và không có chiếc nào được chuyển đổi để tấn công tầm thấp như máy bay B-52 của Mỹ, cũng như không có chiếc nào từng được xuất khẩu cho các đồng minh của Liên Xô. Máy bay bị ngừng sản xuất vào năm 1963, đến thời điểm đó 93 chiếc đã được chế tạo.Máy bay ném bom phản lực của Myasishchev đã gây ra một sự kinh hoàng thực sự cho nước Mỹ. Tình báo Mỹ thực sự đã thất bại, họ không hề biết về dự án cũng như kế hoạch sản xuất máy bay M-4.Sau khi ra mắt và được trình diễn, thì phía Mỹ cho rằng Liên Xô sản xuất hàng loạt máy bay ném bom chiến lược mới có khả năng tấn công lãnh thổ nước Mỹ. Nhận định trên đã trở thành lý do để quân đội Mỹ tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng và xây dựng hàng không tầm xa trong suốt thời gian dài.Tuy nhiên, những lo sợ và những nỗ lực sau đó của người Mỹ đã không thành hiện thực. Vì Liên Xô đã không phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất máy bay M-4 quy mô lớn.Tuy đã có những cải tiến nhưng chiếc máy bay này không bao giờ có khả năng tấn công các mục tiêu trên đất Mỹ. Việc sản xuất kết thúc vào đầu những năm 1960. Hầu hết những chiếc M-4 đã bị rã thành sắt vụn và một số chiếc phục vụ như máy bay tiếp dầu cho đến giữa những năm 1990. Nguồn ảnh: Warhistory. Sức mạnh của siêu máy bay ném bom Liên Xô từng một thời khiến người Mỹ sợ hãi tột độ. Nguồn: Star.
Máy bay ném bom chiến lược M-4 của Liên Xô lần đầu được trình diễn tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng năm 1954, đã khiến Mỹ bất ngờ và buộc phải tăng cường sản xuất một loại máy bay ném bom tương xứng.
Theo các chuyên gia quân sự của tạp chí National Interest, việc Liên Xô trình diễn loại máy bay phản lực đầu tiên của mình có thể được coi là sự khởi đầu của một cuộc chạy đua vũ trang.
Sau Thế chiến II, Liên Xô chỉ có một loại máy bay ném bom tầm xa duy nhất là Tu-4, tương tự như máy bay B-29 Superfortress của Mỹ. Tu-4 chính là bản sao của B-29 sau khi Liên Xô thu giữ một số máy bay B-29 của Mỹ bị trục trặc kỹ thuật phải hạ cánh tại Nga trong Thế chiến II.
Tuy nhiên, loại máy bay này dễ bị đánh chặn trước các máy bay chiến đấu mới của Mỹ. Ngoài ra phương Tây có các máy bay ném bom có thể tấn công Nga từ các căn cứ ở châu Âu, trong khi đó Liên Xô lại thiếu hụt rõ ràng về loại máy bay ném bom tầm xa.
Để cân bằng sức mạnh với phương Tây, phòng thiết kế Myasishchev được giao nhiệm vụ phát triển một máy bay ném bom phản lực, có khả năng tấn công các mục tiêu ở châu Âu và Mỹ và ngay sau đó máy bay ném bom chiến lược M-4 đã được ra đời.
Mẫu thử nghiệm M-4 (Bison-A) đầu tiên bay vào ngày 20/1/1953 và được giao chuyển sang thử nghiệm nghiệm thu cấp nhà nước vào tháng 3/1954, việc sản xuất bắt đầu vào cuối năm đó. M-4 được đưa vào hoạt động từ năm 1955 với 34 chiếc được chế tạo.
M-4 được làm chủ yếu bằng hợp kim nhôm, máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt RD-3M-500 với lực đẩy tối đa 93,2 kN. Có 18 thùng nhiên liệu trong thân và cánh, cung cấp tổng dung tích nhiên liệu là 123.600 lít, giúp máy bay có tầm bay 9.500 km.
M-4 có trọng tải 24 tấn, được trang bị 6 khẩu AM-23 23 mm có tốc độ bắn 1.250 phát/phút. Máy bay có phi hành đoàn 8 người gồm một hoa tiêu kiêm lính bắn súng máy ở đầu máy bay; phi công chính và phi công phụ; người điều khiển và điều hướng radar; kỹ sư bay kiêm điều hành viên; kỹ sư vô tuyến; xạ thủ tháp pháo ở lưng máy bay và một xạ thủ đuôi.
Mặc dù M-4 có tầm hoạt động kém hơn Tupolev Tu-95, nhưng nó có tốc độ và trọng tải lớn hơn. Sau đó Myasishchev đã bắt đầu nghiên cứu việc tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay, bằng việc cải tiến một chiếc M-4 thành một chiếc máy bay tiếp dầu trên không được gọi là 3MN-1.
Những chiếc máy bay M-4 đều chưa từng tham chiến và không có chiếc nào được chuyển đổi để tấn công tầm thấp như máy bay B-52 của Mỹ, cũng như không có chiếc nào từng được xuất khẩu cho các đồng minh của Liên Xô. Máy bay bị ngừng sản xuất vào năm 1963, đến thời điểm đó 93 chiếc đã được chế tạo.
Máy bay ném bom phản lực của Myasishchev đã gây ra một sự kinh hoàng thực sự cho nước Mỹ. Tình báo Mỹ thực sự đã thất bại, họ không hề biết về dự án cũng như kế hoạch sản xuất máy bay M-4.
Sau khi ra mắt và được trình diễn, thì phía Mỹ cho rằng Liên Xô sản xuất hàng loạt máy bay ném bom chiến lược mới có khả năng tấn công lãnh thổ nước Mỹ. Nhận định trên đã trở thành lý do để quân đội Mỹ tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng và xây dựng hàng không tầm xa trong suốt thời gian dài.
Tuy nhiên, những lo sợ và những nỗ lực sau đó của người Mỹ đã không thành hiện thực. Vì Liên Xô đã không phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất máy bay M-4 quy mô lớn.
Tuy đã có những cải tiến nhưng chiếc máy bay này không bao giờ có khả năng tấn công các mục tiêu trên đất Mỹ. Việc sản xuất kết thúc vào đầu những năm 1960. Hầu hết những chiếc M-4 đã bị rã thành sắt vụn và một số chiếc phục vụ như máy bay tiếp dầu cho đến giữa những năm 1990. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sức mạnh của siêu máy bay ném bom Liên Xô từng một thời khiến người Mỹ sợ hãi tột độ. Nguồn: Star.