Việc cho máy bay có người lái bay vào bầu trời miền Bắc Việt Nam để chụp ảnh do thám giữa ban ngày là điều quá nguy hiểm nếu không muốn nói là nhiệm vụ bất khả thi. Các máy bay không người lái thời bấy giờ lại không thể truyền tin theo thời gian thực, vậy Mỹ phải làm gì để có được các bức không ảnh do thám? Nguồn ảnh: Corbis.Câu trả lời rất đơn giản, đó là cử trực thăng đi "tóm" các máy bay không người lái mà họ đã thả ra trước đó. Sau đó, "mổ bụng" chiếc máy bay không người lái này để lấy những cuộn phim không ảnh, ghi lại những hình ảnh do thám cực kỳ quan trọng về miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: USAF.Loại máy bay do thám hiện đại và được Mỹ sử dụng nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam là loại Ryan Firebees. Đây là loại máy bay không người lái có khả năng bay tự hành theo lộ trình được lập trình sẵn. Nguồn ảnh: History.Do không có người điều khiển, máy bay không người lái Ryan Firebees sẽ chỉ bay theo lộ trình được lập trình sẵn và thường đường bay của nó là đường thẳng chứ không thể bay theo quỹ đạo "lòng vòng" được như những loại máy bay tự hành hiện đại. Nguồn ảnh: UAVH.Để có thể "tóm" được những máy bay không người lái này, phía Mỹ thường thả Ryan Firebees ở phía Lào, cho nó bay một đường thẳng từ Tây sang Đông, qua bầu trời Hà Nội và bay ra biển Đông. Sau khi ra ngoài biển vài chục kilomets, các trực thăng Mỹ sẽ đón lõng sẵn để "tóm" lấy chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Aviation.Sử dụng một động cơ phản lực, tốc độ bay của Ryan là khá đáng nể, nó có thể hoàn thành quãng đường bay từ Lào, qua Hà Nội, tới biển Đông chỉ trong khoảng một tiếng đồng hồ tùy vào điều kiện thời tiết. Nguồn ảnh: Aviation.Ưu điểm vượt trội của loại máy bay không người lái này là nó cực kỳ khó bị phát hiện dù bay ở độ cao thấp do nó quá nhỏ, loại máy bay này nhỏ tới mức không hiển thị trên sóng radar của ta và cho dù nó có bị bắn hạ thì cũng không có thiệt hại về người. Nguồn ảnh: Flyi.Thông thường, Ryan Firebees được triển khai từ cơ cấu phóng trên không. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, nó cũng có thể được triển khau từ cơ cấu phóng dưới mặt đất bằng động cơ tên lửa trợ lực. Nguồn ảnh: Pinterst.Cận cảnh quá trình "tóm" máy bay Ryan Firebees của trực thăng Mỹ. Khi đã thấy Firebees ở điểm hẹn, phi công từ trực thăng sẽ sử dụng sóng vô tuyến tầm ngắn để điều khiển chiếc máy bay không người lái tới gần trực thăng và ngắt động cơ đồng thời bung dù trên không. Lúc này, chiếc trực thăng có thể dễ dàng tóm gọn được Firebees và đưa nó về căn cứ. Nguồn ảnh: Pinterest.Và "tác phẩm" của chiếc máy bay không người lái này là những bức hình cực kỳ sắc nét, chi tiết ở độ cao thấp, khiến Mỹ có thể có được cái nhìn tổng quát nhất về những mục tiêu không kích của họ, từ đó đưa ra được phương án không kích hiệu quả hơn cho lần sau. Nguồn ảnh: Peter.Mặc dù vậy, do điều kiện gió chướng và nhiều yếu tố khách quan tác động, Mỹ phải tung ra rất nhiều Ryan Firebees vì có một số lượng không nhỏ các máy bay này bay lệch đường và không bao giờ đến được điểm hẹn. Nguồn ảnh: Peter.Cận cảnh quá trình lấy thông tin từ những tấm phim sắc nét mà Ryan Firebees mang về. Thông qua kính lúp và kính hiển vi, từng người dân thường dưới mặt đất cũng có thể được quan sát rõ. Nguồn ảnh: Flickr. Video Khám phá SR-71 Blackbird - Máy bay do thám nhanh nhất thế giới - Nguồn: QPVN
Việc cho máy bay có người lái bay vào bầu trời miền Bắc Việt Nam để chụp ảnh do thám giữa ban ngày là điều quá nguy hiểm nếu không muốn nói là nhiệm vụ bất khả thi. Các máy bay không người lái thời bấy giờ lại không thể truyền tin theo thời gian thực, vậy Mỹ phải làm gì để có được các bức không ảnh do thám? Nguồn ảnh: Corbis.
Câu trả lời rất đơn giản, đó là cử trực thăng đi "tóm" các máy bay không người lái mà họ đã thả ra trước đó. Sau đó, "mổ bụng" chiếc máy bay không người lái này để lấy những cuộn phim không ảnh, ghi lại những hình ảnh do thám cực kỳ quan trọng về miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: USAF.
Loại máy bay do thám hiện đại và được Mỹ sử dụng nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam là loại Ryan Firebees. Đây là loại máy bay không người lái có khả năng bay tự hành theo lộ trình được lập trình sẵn. Nguồn ảnh: History.
Do không có người điều khiển, máy bay không người lái Ryan Firebees sẽ chỉ bay theo lộ trình được lập trình sẵn và thường đường bay của nó là đường thẳng chứ không thể bay theo quỹ đạo "lòng vòng" được như những loại máy bay tự hành hiện đại. Nguồn ảnh: UAVH.
Để có thể "tóm" được những máy bay không người lái này, phía Mỹ thường thả Ryan Firebees ở phía Lào, cho nó bay một đường thẳng từ Tây sang Đông, qua bầu trời Hà Nội và bay ra biển Đông. Sau khi ra ngoài biển vài chục kilomets, các trực thăng Mỹ sẽ đón lõng sẵn để "tóm" lấy chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Aviation.
Sử dụng một động cơ phản lực, tốc độ bay của Ryan là khá đáng nể, nó có thể hoàn thành quãng đường bay từ Lào, qua Hà Nội, tới biển Đông chỉ trong khoảng một tiếng đồng hồ tùy vào điều kiện thời tiết. Nguồn ảnh: Aviation.
Ưu điểm vượt trội của loại máy bay không người lái này là nó cực kỳ khó bị phát hiện dù bay ở độ cao thấp do nó quá nhỏ, loại máy bay này nhỏ tới mức không hiển thị trên sóng radar của ta và cho dù nó có bị bắn hạ thì cũng không có thiệt hại về người. Nguồn ảnh: Flyi.
Thông thường, Ryan Firebees được triển khai từ cơ cấu phóng trên không. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, nó cũng có thể được triển khau từ cơ cấu phóng dưới mặt đất bằng động cơ tên lửa trợ lực. Nguồn ảnh: Pinterst.
Cận cảnh quá trình "tóm" máy bay Ryan Firebees của trực thăng Mỹ. Khi đã thấy Firebees ở điểm hẹn, phi công từ trực thăng sẽ sử dụng sóng vô tuyến tầm ngắn để điều khiển chiếc máy bay không người lái tới gần trực thăng và ngắt động cơ đồng thời bung dù trên không. Lúc này, chiếc trực thăng có thể dễ dàng tóm gọn được Firebees và đưa nó về căn cứ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Và "tác phẩm" của chiếc máy bay không người lái này là những bức hình cực kỳ sắc nét, chi tiết ở độ cao thấp, khiến Mỹ có thể có được cái nhìn tổng quát nhất về những mục tiêu không kích của họ, từ đó đưa ra được phương án không kích hiệu quả hơn cho lần sau. Nguồn ảnh: Peter.
Mặc dù vậy, do điều kiện gió chướng và nhiều yếu tố khách quan tác động, Mỹ phải tung ra rất nhiều Ryan Firebees vì có một số lượng không nhỏ các máy bay này bay lệch đường và không bao giờ đến được điểm hẹn. Nguồn ảnh: Peter.
Cận cảnh quá trình lấy thông tin từ những tấm phim sắc nét mà Ryan Firebees mang về. Thông qua kính lúp và kính hiển vi, từng người dân thường dưới mặt đất cũng có thể được quan sát rõ. Nguồn ảnh: Flickr.
Video Khám phá SR-71 Blackbird - Máy bay do thám nhanh nhất thế giới - Nguồn: QPVN