Nền tảng công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nổi tiếng với xu hướng “vay mượn” các thiết kế nước ngoài, đặc biệt là trong ngành công nghiệp hàng không. Gần như toàn bộ phi đội máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc được cho là chịu ảnh hưởng hoặc sao chép các sản phẩm của nước ngoài. Ảnh: J-11, sản phẩm sao chép trực tiếp từ Su-27 của Nga - Nguồn: Wikipedia.Hiện tại, lực lượng không quân Trung Quốc có rất nhiều máy bay chiến đấu, bao gồm J-11B, J-10, J-16; về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 có J-20 đã đưa vào biên chế và J-31 (FC-31) đang trong giai đoạn phát triển. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-31. Nguồn: SinaTrung Quốc luôn tự hào là quốc gia thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ), đã đưa máy bay chiến đấu tàng hình vào khai thác và cùng với Mỹ là quốc gia cùng lúc phát triển hai loại máy bay chiến đấu tàng hình; điều này ám chỉ Trung Quốc đã vượt Nga trong lĩnh vực hàng không cao cấp. Ảnh: Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-31, Nguồn: SinaTheo truyền thông Trung Quốc, các máy bay chiến đấu trong gia đình dòng J của Trung Quốc đã đạt đến trình độ "tiên tiến" khi so với các loại máy bay tương tự trên thế giới. Đặc biệt là tiêm kích tàng hình J-20, chiến đấu cơ mạnh nhất của Trung Quốc. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-20 - Nguồn: SinaMáy bay chiến đấu tàng hình J-20 có điểm tương đồng đáng kể với F-22 Mỹ, nhưng theo tài liệu được tiết lộ, đây là một thiết kế của Phòng nghiên cứu MiG của Nga bị hủy bỏ và Trung Quốc mua lại; mặc dù đã đưa vào biên chế, nhưng J-20 vẫn dùng động cơ AL-31F do Nga sản xuất (động cơ này dùng cho Su-27). Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-20 - Nguồn: SinaTrong một cuộc tập trận giả định mới đây với loại máy bay chiến đấu J-10C, J-20 đã có một chiến thắng không tưởng 17-0. Tuy nhiên, "quân xanh" của J-20 chỉ là loại J-10 do Trung Quốc tự phát triển; do vậy hai loại chiến đấu cơ này hoàn toàn không cùng đẳng cấp. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-20 - Nguồn: SinaGiới phân tích quân sự cho rằng, Trung Quốc sợ J-20 lộ rõ điểm yếu khi phải đổi đầu với Su-35S hay Su-30MKK (hai loại chiến đấu cơ nhập khẩu từ Nga), nên họ chỉ cho nó diễn tập với J-10 vốn có tính năng kỹ chiến thuật kém hơn hẳn so với các dòng chiến đấu cơ của Nga. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-20 - Nguồn: SinaHiện nay J-20 là chiến đấu cơ "quốc bảo" của Trung Quốc, nhưng chưa rõ khả năng tác chiến cũng như khả năng "tàng hình" của J-20 đến đâu. Tại cuộc triển lãm hàng không Chu Hải năm 2018, khi Trung Quốc đem J-20 ra "khoe" thì radar của một chiếc máy bay vận tải C-130J của Mỹ (cũng dự triển lãm) đã phát hiện ra chiếc J-20. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-20 - Nguồn: SinaLoại chiến đấu cơ thứ hai gần đây được Trung Quốc "tung hô" là máy bay chiến đấu mạnh thứ hai trong Không quân Trung Quốc, là loại chiến đấu cơ J-16. Có thể khẳng định, đây là một phiên bản Su-27 của Liên Xô. Ảnh: Chiến đấu cơ J-16. Nguồn: SinaVào thập niên 1990, Trung Quốc hợp tác với Nga phát triển loại tiêm kích 2 chỗ ngồi thuộc thế hệ Su-30 là Su-30MKK cho không quân Trung Quốc (sau này là Su-30MK2). Trung Quốc đã mua khoảng 100 chiếc Su-30MKK và triển khai “mổ xẻ”, nghiên cứu nó để bây giờ cho ra mắt J-16. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30MKK. Nguồn: SinaJ-16 sử dụng radar mạng pha điện tử chủ động do Trung Quốc tự phát triển, máy bay có khả năng tấn công ngoài tầm nhìn. Bán kính chiến đấu của nó là 1.500 km, và tầm hoạt động tối đa lên tới hơn 4.000 km. Theo truyền thông Trung Quốc, khả năng tác chiến toàn diện của nó có thể sánh ngang với F-15K của Mỹ, thậm chí còn vượt qua cả máy bay chiến đấu đa năng Su-30 mà Nga xuất khẩu cho Ấn Độ. Ảnh: Chiến đấu cơ J-16. Nguồn: SinaTruyền thông Trung Quốc từng ca ngợi cac loại máy bay do họ "tự chế" đều "vượt trội" so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài và tương đương "hàng Mỹ", nhưng thực chất là bản sao chép với độ tin cậy kém. Trong năm 2009 và 2010, cả không quân và hải quân Trung Quốc đều đã từng từ chối tiếp nhận loại J-11, vì trong quá trình bay thử đã có vài chiếc trục trặc động cơ dẫn đến gãy càng khi hạ cánh và vỡ nắp buồng lái vì khả năng chịu áp lực kém. Ảnh: J-11 của Trung Quốc bị tai nạn - Nguồn: SinaLoại chiến đấu cơ thứ ba mà Trung Quốc luôn coi là niềm tự hào của ngành hàng không Trung Quốc là chiến đấu cơ J-10; J-10 bị sử dụng thân máy bay kiểu quả trám. Hiện tại, nhiều mẫu đã được phát triển, bao gồm J-10A, J-10B và J-10C. Trong đó J-10C có khả năng chiến đấu mạnh nhất. Ảnh: Chiến đấu cơ J-10. Nguồn: SinaTiêm kích J-10C dùng động cơ Taihang sản xuất trong nước, radar mảng pha điện tử chủ động, có thể mang tên lửa phóng ngoài tầm nhìn PL-15. Truyền thông Trung Quốc "tự sướng" khi cho rằng, khả năng chiến đấu của tiêm kích J-10C đã đạt đến "bậc nhất thế giới", không hề kém cạnh Rafale của Pháp và F-16 của Mỹ. Ảnh: Chiến đấu cơ J-10. Nguồn: SinaNhưng theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới, về hiệu suất kỹ thuật, J-10 chưa đạt đẳng cấp của máy bay chiến đấu thế hệ 4. Từ góc độ chiến thuật, J-10 chỉ hoạt động như một máy bay đánh chặn phòng không nội địa trong Không quân Trung Quốc. Ảnh: Chiến đấu cơ J-10 bị tai nạn - Nguồn: SinaTrong mắt giới quan sát quân sự quốc tế, các loại chiến đấu cơ có xuất xứ "Made in China" chỉ có ưu thế là giá rẻ; nhưng khả năng chiến đấu hạn chế, khó sử dụng, việc bảo trì khó khăn. Nga cũng đã cảnh cáo Trung Quốc, nếu cố tình “nhái lại” các sản phẩm của họ thì chỉ đạt được toàn hàng kém chất lượng vì các hệ thống thiết bị điện tử, khung máy bay không dễ làm làm giả được. Ảnh: Một chiếc J-15 bị tai nạn - Nguồn: Sina Video Tiêm kích tàng hình F-3 Nhật Bản - Nguồn: QPVN
Nền tảng công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nổi tiếng với xu hướng “vay mượn” các thiết kế nước ngoài, đặc biệt là trong ngành công nghiệp hàng không. Gần như toàn bộ phi đội máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc được cho là chịu ảnh hưởng hoặc sao chép các sản phẩm của nước ngoài. Ảnh: J-11, sản phẩm sao chép trực tiếp từ Su-27 của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Hiện tại, lực lượng không quân Trung Quốc có rất nhiều máy bay chiến đấu, bao gồm J-11B, J-10, J-16; về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 có J-20 đã đưa vào biên chế và J-31 (FC-31) đang trong giai đoạn phát triển. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-31. Nguồn: Sina
Trung Quốc luôn tự hào là quốc gia thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ), đã đưa máy bay chiến đấu tàng hình vào khai thác và cùng với Mỹ là quốc gia cùng lúc phát triển hai loại máy bay chiến đấu tàng hình; điều này ám chỉ Trung Quốc đã vượt Nga trong lĩnh vực hàng không cao cấp. Ảnh: Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-31, Nguồn: Sina
Theo truyền thông Trung Quốc, các máy bay chiến đấu trong gia đình dòng J của Trung Quốc đã đạt đến trình độ "tiên tiến" khi so với các loại máy bay tương tự trên thế giới. Đặc biệt là tiêm kích tàng hình J-20, chiến đấu cơ mạnh nhất của Trung Quốc. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-20 - Nguồn: Sina
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 có điểm tương đồng đáng kể với F-22 Mỹ, nhưng theo tài liệu được tiết lộ, đây là một thiết kế của Phòng nghiên cứu MiG của Nga bị hủy bỏ và Trung Quốc mua lại; mặc dù đã đưa vào biên chế, nhưng J-20 vẫn dùng động cơ AL-31F do Nga sản xuất (động cơ này dùng cho Su-27). Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-20 - Nguồn: Sina
Trong một cuộc tập trận giả định mới đây với loại máy bay chiến đấu J-10C, J-20 đã có một chiến thắng không tưởng 17-0. Tuy nhiên, "quân xanh" của J-20 chỉ là loại J-10 do Trung Quốc tự phát triển; do vậy hai loại chiến đấu cơ này hoàn toàn không cùng đẳng cấp. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-20 - Nguồn: Sina
Giới phân tích quân sự cho rằng, Trung Quốc sợ J-20 lộ rõ điểm yếu khi phải đổi đầu với Su-35S hay Su-30MKK (hai loại chiến đấu cơ nhập khẩu từ Nga), nên họ chỉ cho nó diễn tập với J-10 vốn có tính năng kỹ chiến thuật kém hơn hẳn so với các dòng chiến đấu cơ của Nga. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-20 - Nguồn: Sina
Hiện nay J-20 là chiến đấu cơ "quốc bảo" của Trung Quốc, nhưng chưa rõ khả năng tác chiến cũng như khả năng "tàng hình" của J-20 đến đâu. Tại cuộc triển lãm hàng không Chu Hải năm 2018, khi Trung Quốc đem J-20 ra "khoe" thì radar của một chiếc máy bay vận tải C-130J của Mỹ (cũng dự triển lãm) đã phát hiện ra chiếc J-20. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình J-20 - Nguồn: Sina
Loại chiến đấu cơ thứ hai gần đây được Trung Quốc "tung hô" là máy bay chiến đấu mạnh thứ hai trong Không quân Trung Quốc, là loại chiến đấu cơ J-16. Có thể khẳng định, đây là một phiên bản Su-27 của Liên Xô. Ảnh: Chiến đấu cơ J-16. Nguồn: Sina
Vào thập niên 1990, Trung Quốc hợp tác với Nga phát triển loại tiêm kích 2 chỗ ngồi thuộc thế hệ Su-30 là Su-30MKK cho không quân Trung Quốc (sau này là Su-30MK2). Trung Quốc đã mua khoảng 100 chiếc Su-30MKK và triển khai “mổ xẻ”, nghiên cứu nó để bây giờ cho ra mắt J-16. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30MKK. Nguồn: Sina
J-16 sử dụng radar mạng pha điện tử chủ động do Trung Quốc tự phát triển, máy bay có khả năng tấn công ngoài tầm nhìn. Bán kính chiến đấu của nó là 1.500 km, và tầm hoạt động tối đa lên tới hơn 4.000 km. Theo truyền thông Trung Quốc, khả năng tác chiến toàn diện của nó có thể sánh ngang với F-15K của Mỹ, thậm chí còn vượt qua cả máy bay chiến đấu đa năng Su-30 mà Nga xuất khẩu cho Ấn Độ. Ảnh: Chiến đấu cơ J-16. Nguồn: Sina
Truyền thông Trung Quốc từng ca ngợi cac loại máy bay do họ "tự chế" đều "vượt trội" so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài và tương đương "hàng Mỹ", nhưng thực chất là bản sao chép với độ tin cậy kém. Trong năm 2009 và 2010, cả không quân và hải quân Trung Quốc đều đã từng từ chối tiếp nhận loại J-11, vì trong quá trình bay thử đã có vài chiếc trục trặc động cơ dẫn đến gãy càng khi hạ cánh và vỡ nắp buồng lái vì khả năng chịu áp lực kém. Ảnh: J-11 của Trung Quốc bị tai nạn - Nguồn: Sina
Loại chiến đấu cơ thứ ba mà Trung Quốc luôn coi là niềm tự hào của ngành hàng không Trung Quốc là chiến đấu cơ J-10; J-10 bị sử dụng thân máy bay kiểu quả trám. Hiện tại, nhiều mẫu đã được phát triển, bao gồm J-10A, J-10B và J-10C. Trong đó J-10C có khả năng chiến đấu mạnh nhất. Ảnh: Chiến đấu cơ J-10. Nguồn: Sina
Tiêm kích J-10C dùng động cơ Taihang sản xuất trong nước, radar mảng pha điện tử chủ động, có thể mang tên lửa phóng ngoài tầm nhìn PL-15. Truyền thông Trung Quốc "tự sướng" khi cho rằng, khả năng chiến đấu của tiêm kích J-10C đã đạt đến "bậc nhất thế giới", không hề kém cạnh Rafale của Pháp và F-16 của Mỹ. Ảnh: Chiến đấu cơ J-10. Nguồn: Sina
Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới, về hiệu suất kỹ thuật, J-10 chưa đạt đẳng cấp của máy bay chiến đấu thế hệ 4. Từ góc độ chiến thuật, J-10 chỉ hoạt động như một máy bay đánh chặn phòng không nội địa trong Không quân Trung Quốc. Ảnh: Chiến đấu cơ J-10 bị tai nạn - Nguồn: Sina
Trong mắt giới quan sát quân sự quốc tế, các loại chiến đấu cơ có xuất xứ "Made in China" chỉ có ưu thế là giá rẻ; nhưng khả năng chiến đấu hạn chế, khó sử dụng, việc bảo trì khó khăn. Nga cũng đã cảnh cáo Trung Quốc, nếu cố tình “nhái lại” các sản phẩm của họ thì chỉ đạt được toàn hàng kém chất lượng vì các hệ thống thiết bị điện tử, khung máy bay không dễ làm làm giả được. Ảnh: Một chiếc J-15 bị tai nạn - Nguồn: Sina
Video Tiêm kích tàng hình F-3 Nhật Bản - Nguồn: QPVN