Theo đài CCTV13, cuộc tập trận có sự góp mặt của các phi công tới từ lữ đoàn tiêm kích J-11B thuộc Bộ tư lệnh không quân phía Đông của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) và các phi công của Hải quân Trung Quốc sử dụng tiêm kích Su-30MKK.Trong cuộc diễn tập, các phi công thực hiện một loạt các đề mục với kỹ thuật phức tạp như phát hiện, đánh chặn và chiến đấu mô phỏng máy bay địch trong đêm.Các hình ảnh đồ họa trên kênh CCTV13 cho thấy, hai loại máy bay J-11B và Su-30MKK đã tiến hành các cuộc không chiến quần vòng giả định với nhau, tất nhiên là hai bên sẽ không phóng tên lửa.Theo nguồn tin CCTV13, trong các chuyến bay, các phi công đã nghiên cứu thực hiện cơ động với góc nghiêng lớn, thực hiện các trận không chiến ở các tham số giới hạn của tổ hợp ngắm, tìm ra cách tiếp cận hạ cánh ban đêm được hướng dẫn bởi khí tài hiện đại.Giới phân tích dự đoán, hành động này được cho là một trong những bước chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm năng có thể xảy ra nếu tình hình biên giới Trung - Ấn không được cải thiện trong thời gian tới. Mà rõ ràng, cuộc xung đột như vậy có khả năng sẽ sử dụng không quân, các máy bay Su-30MKI là đối thủ đáng gờm với các tiêm kích J-11B mà Trung Quốc đang triển khai ở khu vực gần biên giới hai nước.J-11B là phiên bản nội địa hóa hoàn chỉnh tới 80-90% của Trung Quốc trên cơ sở dòng máy bay tiêm kích huyền thoại Su-27 của Liên Xô/Liên bang Nga. Trung Quốc trong quá khứ từng mua 104 máy bay Su-27SK của Nga dưới dạng linh kiện rời, sau đó họ đã lắp ráp chúng tại Trung Quốc với giấy phép của Moscow. Và dần dà họ từng bước nội địa hóa chúng và có để là cơ sở để J-11B ra đời.So với Su-27SK, J-11B được đánh giá là khung thân nhẹ hơn khi sử dụng nhiều vật liệu composites. Máy bay trang bị buồng lái kính mới, hệ thống điện tử hàng không hiện đại và nhất là có nguồn tin cho rằng nó sử dụng radar mạng pha chủ động (AESA) công nghệ Trung Quốc thay thế cho radar cũ N001 (RLPK-27) Mech của Su-27.J-11B có thể mang các loại tên lửa không đối không của Trung Quốc, mà hiện đại nhất là loại PL-15 được tuyên bố có tầm bắn ngoài 300km, tốc độ bay Mach 4, dẫn đường bằng radar chủ động.Tất nhiên, đó chỉ là những thông tin từ phía Trung Quốc, rất khó kiểm chứng được tính chính xác về sức mạnh của J-11B. Trong khi đó, Su-30MKK là dòng máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga, sản xuất cho Trung Quốc theo hợp đồng đầu tiên vào năm 2000, tổng cộng Trung Quốc đã mua 76 chiếc Su-30MKK để hiện đại hóa lực lượng không quân.Chất lượng của Su-30MK (bản xuất khẩu chung) hay Su-30MKK do Nga sản xuất thì khỏi bàn và đã được chứng minh ở nhiều quốc gia. Các máy bay Su-30MKK Trung Quốc trang bị ít nhất 2 kiểu radar theo từng đợt chuyển giao, loại hiện đại nhất là Zhuk-MS (từ chiếc 21 trở đi), có tầm hoạt động lớn, phát hiện được tiêm kích cách 150km, có thể theo dõi tới 20 mục tiêu, chúng hiện đại hơn hẳn loại N001 RLPK-27 trên Su-27/J-11 đời đầu.Nếu để so sánh sức mạnh giữa Su-30MKK và J-11B để từ đó tìm ra liệu J-11B có đủ sức đối đầu với Su-30MKI Ấn Độ hay không là điều khó. Bởi J-11B quá thiếu thông tin cần thiết, nhất là các trang bị điện tử - hệ thống “mắt thần” của chúng. Ngay cả công nghệ vũ khí Trung Quốc thực hư thế nào cũng là dấu hỏi lớn khi PL-15 cũng chỉ trang bị ở Trung Quốc.Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng Su-30MKI là mẫu tiêm kích đa năng mạnh nhất của dòng Su-30MK xuất khẩu ra nước ngoài, chúng vượt trội khá xa Su-30MKK của Trung Quốc. Ví dụ như về radar, Su-30MKI trang bị radar mạng pha bị động N011M Bars có tầm trinh sát đến 400km, chức năng của radar thậm chí được coi là giống như máy bay chỉ huy - báo động sớm mini.Về mặt động cơ thì Su-30MKI trang bị động cơ AL-31FP có vòi phun chỉnh hướng véc tơ tăng khả năng cơ động cao hơn hẳn so với động cơ AL-31F trên Su-27SK/Su-30MKK và cả Thái Hành WS-10 của J-11B.Cho nên, đêm Su-30MKK “nhái tạm Su-30MKI” chỉ giúp cho phi công Trung Quốc huấn luyện thực hiện cho tạm quen mà thôi, chúng không thể “nhái” được kỹ thuật bay phức tạp hay hệ thống radar tối tân của Su-30MKI. Một cuộc chiến giữa Su-30MKI và J-11B nếu có xảy ra thì nói chung khí tài Ấn Độ có phần vượt trội, nhưng về con người thì còn phải xem đã!
Video Căng thẳng biên giới Trung - Ấn: Lính Trung Quốc vác gậy, mã tấu đối đầu với Ấn Độ - Nguồn: VTC NOW
Theo đài CCTV13, cuộc tập trận có sự góp mặt của các phi công tới từ lữ đoàn tiêm kích J-11B thuộc Bộ tư lệnh không quân phía Đông của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) và các phi công của Hải quân Trung Quốc sử dụng tiêm kích Su-30MKK.
Trong cuộc diễn tập, các phi công thực hiện một loạt các đề mục với kỹ thuật phức tạp như phát hiện, đánh chặn và chiến đấu mô phỏng máy bay địch trong đêm.
Các hình ảnh đồ họa trên kênh CCTV13 cho thấy, hai loại máy bay J-11B và Su-30MKK đã tiến hành các cuộc không chiến quần vòng giả định với nhau, tất nhiên là hai bên sẽ không phóng tên lửa.
Theo nguồn tin CCTV13, trong các chuyến bay, các phi công đã nghiên cứu thực hiện cơ động với góc nghiêng lớn, thực hiện các trận không chiến ở các tham số giới hạn của tổ hợp ngắm, tìm ra cách tiếp cận hạ cánh ban đêm được hướng dẫn bởi khí tài hiện đại.
Giới phân tích dự đoán, hành động này được cho là một trong những bước chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm năng có thể xảy ra nếu tình hình biên giới Trung - Ấn không được cải thiện trong thời gian tới. Mà rõ ràng, cuộc xung đột như vậy có khả năng sẽ sử dụng không quân, các máy bay Su-30MKI là đối thủ đáng gờm với các tiêm kích J-11B mà Trung Quốc đang triển khai ở khu vực gần biên giới hai nước.
J-11B là phiên bản nội địa hóa hoàn chỉnh tới 80-90% của Trung Quốc trên cơ sở dòng máy bay tiêm kích huyền thoại Su-27 của Liên Xô/Liên bang Nga. Trung Quốc trong quá khứ từng mua 104 máy bay Su-27SK của Nga dưới dạng linh kiện rời, sau đó họ đã lắp ráp chúng tại Trung Quốc với giấy phép của Moscow. Và dần dà họ từng bước nội địa hóa chúng và có để là cơ sở để J-11B ra đời.
So với Su-27SK, J-11B được đánh giá là khung thân nhẹ hơn khi sử dụng nhiều vật liệu composites. Máy bay trang bị buồng lái kính mới, hệ thống điện tử hàng không hiện đại và nhất là có nguồn tin cho rằng nó sử dụng radar mạng pha chủ động (AESA) công nghệ Trung Quốc thay thế cho radar cũ N001 (RLPK-27) Mech của Su-27.
J-11B có thể mang các loại tên lửa không đối không của Trung Quốc, mà hiện đại nhất là loại PL-15 được tuyên bố có tầm bắn ngoài 300km, tốc độ bay Mach 4, dẫn đường bằng radar chủ động.
Tất nhiên, đó chỉ là những thông tin từ phía Trung Quốc, rất khó kiểm chứng được tính chính xác về sức mạnh của J-11B. Trong khi đó, Su-30MKK là dòng máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga, sản xuất cho Trung Quốc theo hợp đồng đầu tiên vào năm 2000, tổng cộng Trung Quốc đã mua 76 chiếc Su-30MKK để hiện đại hóa lực lượng không quân.
Chất lượng của Su-30MK (bản xuất khẩu chung) hay Su-30MKK do Nga sản xuất thì khỏi bàn và đã được chứng minh ở nhiều quốc gia. Các máy bay Su-30MKK Trung Quốc trang bị ít nhất 2 kiểu radar theo từng đợt chuyển giao, loại hiện đại nhất là Zhuk-MS (từ chiếc 21 trở đi), có tầm hoạt động lớn, phát hiện được tiêm kích cách 150km, có thể theo dõi tới 20 mục tiêu, chúng hiện đại hơn hẳn loại N001 RLPK-27 trên Su-27/J-11 đời đầu.
Nếu để so sánh sức mạnh giữa Su-30MKK và J-11B để từ đó tìm ra liệu J-11B có đủ sức đối đầu với Su-30MKI Ấn Độ hay không là điều khó. Bởi J-11B quá thiếu thông tin cần thiết, nhất là các trang bị điện tử - hệ thống “mắt thần” của chúng. Ngay cả công nghệ vũ khí Trung Quốc thực hư thế nào cũng là dấu hỏi lớn khi PL-15 cũng chỉ trang bị ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng Su-30MKI là mẫu tiêm kích đa năng mạnh nhất của dòng Su-30MK xuất khẩu ra nước ngoài, chúng vượt trội khá xa Su-30MKK của Trung Quốc. Ví dụ như về radar, Su-30MKI trang bị radar mạng pha bị động N011M Bars có tầm trinh sát đến 400km, chức năng của radar thậm chí được coi là giống như máy bay chỉ huy - báo động sớm mini.
Về mặt động cơ thì Su-30MKI trang bị động cơ AL-31FP có vòi phun chỉnh hướng véc tơ tăng khả năng cơ động cao hơn hẳn so với động cơ AL-31F trên Su-27SK/Su-30MKK và cả Thái Hành WS-10 của J-11B.
Cho nên, đêm Su-30MKK “nhái tạm Su-30MKI” chỉ giúp cho phi công Trung Quốc huấn luyện thực hiện cho tạm quen mà thôi, chúng không thể “nhái” được kỹ thuật bay phức tạp hay hệ thống radar tối tân của Su-30MKI. Một cuộc chiến giữa Su-30MKI và J-11B nếu có xảy ra thì nói chung khí tài Ấn Độ có phần vượt trội, nhưng về con người thì còn phải xem đã!
Video Căng thẳng biên giới Trung - Ấn: Lính Trung Quốc vác gậy, mã tấu đối đầu với Ấn Độ - Nguồn: VTC NOW