Sau khi Quân đội Nga giải tỏa Lisichansk thành công, điều đó có nghĩa là toàn bộ khu vực Luhansk đã thuộc quyền kiểm soát của Quân đội Nga. Vậy mục tiêu tiếp theo của Quân đội Nga là khu vực nào?Giới quan sát đang có những phán đoán, mục tiêu tiếp theo của Quân đội Nga là Odessa hay Donbas?Theo các thông tin được tờ Topwar đăng tải, người dân dọc theo khu vực đường sắt phía Đông Ukraine, đã nhìn thấy các đoàn tàu, chở một số lượng lớn pháo hạng nặng do Liên Xô sản xuất và đã lên đường đến Donbass.Mục tiêu tiếp theo của Quân đội Nga đã là khu vực Donbass còn lại. Đồng thời có thể thấy, Quân đội Nga vẫn có kế hoạch giải quyết Quân đội Ukraine ở khu vực Donbas, thông qua phương thức tấn công bằng hỏa lực pháo binh.Có thông tin cho rằng, Quân đội Nga đã đưa cả pháo xe kéo 152mm 2A36 Giatsint-B, lựu pháo 122mm D-30 và thậm chí cả “siêu pháo” tự hành hạng nặng 203mm 2S7M Pion vào chiến trường; tất cả số pháo này đều được sản xuất dưới thời Chiến tranh Lạnh.Trong các loại pháo lục quân được sản xuất dưới thời Liên Xô, pháo 2S7 Pion có thể gọi là loại pháo hạng nặng hàng đầu thời Xô Viết, nếu bắn đạn pháo tăng tầm, thì tầm bắn tối đa có thể lên tới 47 km, có thể gọi là “sát thủ lớn” thực sự. Hơn nữa, Nga cũng đã nâng cấp loại pháo này, nhưng số lượng có hạn; chỉ có 100 khẩu được tái trang bị cho Quân đội Nga.Mặc dù có tầm bắn xa, sức công phá lớn, nhưng loại pháo này cũng có những hạn chế nhất định, do trọng lượng của một quả đạn nặng tới 95 kg, nên tốc độ nạp đạn tương đối chậm, tốc độ bắn tương đối thấp.Tốc độ bắn của pháo 2S7 khoảng 2 phát/phút và tốc độ bao phủ của hỏa lực kém xa lựu pháo 155mm. Tuy nhiên, do trọng lượng của một viên đạn pháo có thể phá hủy một công trình dân cư, vì vậy nó vẫn được chỉ huy pháo binh Nga tin dùng.Vậy nhiệm vụ của những “siêu pháo” này tại chiến trường Donbass là gì? Sau khi những siêu pháo 2S7 đến chiến trường Donbass, nhiệm vụ chính là phá hủy các công sự kiên cố và các tòa nhà lớn.Vì vậy, Quân đội Ukraine ở vùng Donbas thực sự gặp nguy hiểm, khi phải đối mặt với loại pháo hạng nặng như vậy, các mục tiêu kể cả xe tăng. Ngay cả những tòa nhà được gia cố bằng bê tông cốt thép của Quân đội Ukraine, nếu trúng đạn cũng trở thành đống gạch vụn.Nhiều người có thể đặt câu hỏi, tại sao Quân đội Nga lại không sử dụng pháo 2S7, khi vấp phải sự kháng cự ngoan cố của Quân đội Ukraine tại Nhà máy thép Azovstal? Thực tế thì khi đó, những khẩu 2S7 vẫn đang trong giai đoạn nâng cấp, nên không thể hỗ trợ Mariupol kịp thời.Nếu những khẩu 2S7 tham chiến ở mặt trận Mariupol, thì mức độ tàn phá do những siêu pháo này gây nên còn khủng khiếp hơn nữa.Truyền thông Ukraine cho biết, quân đội nước này đã tăng viện với số lượng lớn đến khu vực này, để phòng thủ Donbass. Ngoài ra, NATO gần đã hỗ trợ Ukraine vũ khí tầm xa, nên việc Quân đội Nga đưa siêu pháo 2S7 vào Donbass là điều cần thiết.Trước hỏa lực của siêu pháo 203mm, có thể san phẳng một tòa nhà chỉ bằng một phát đạn, có lẽ Donbass sẽ sớm rơi vào tay Quân đội Nga. Bởi ngay cả các nước NATO cũng không dám so tài trực diện với 2S7, chứ đừng nói đến các lực lượng “động viên” của Quân đội Ukraine, thậm chí còn chưa được huấn luyện quân sự.
Sau khi Quân đội Nga giải tỏa Lisichansk thành công, điều đó có nghĩa là toàn bộ khu vực Luhansk đã thuộc quyền kiểm soát của Quân đội Nga. Vậy mục tiêu tiếp theo của Quân đội Nga là khu vực nào?
Giới quan sát đang có những phán đoán, mục tiêu tiếp theo của Quân đội Nga là Odessa hay Donbas?
Theo các thông tin được tờ Topwar đăng tải, người dân dọc theo khu vực đường sắt phía Đông Ukraine, đã nhìn thấy các đoàn tàu, chở một số lượng lớn pháo hạng nặng do Liên Xô sản xuất và đã lên đường đến Donbass.
Mục tiêu tiếp theo của Quân đội Nga đã là khu vực Donbass còn lại. Đồng thời có thể thấy, Quân đội Nga vẫn có kế hoạch giải quyết Quân đội Ukraine ở khu vực Donbas, thông qua phương thức tấn công bằng hỏa lực pháo binh.
Có thông tin cho rằng, Quân đội Nga đã đưa cả pháo xe kéo 152mm 2A36 Giatsint-B, lựu pháo 122mm D-30 và thậm chí cả “siêu pháo” tự hành hạng nặng 203mm 2S7M Pion vào chiến trường; tất cả số pháo này đều được sản xuất dưới thời Chiến tranh Lạnh.
Trong các loại pháo lục quân được sản xuất dưới thời Liên Xô, pháo 2S7 Pion có thể gọi là loại pháo hạng nặng hàng đầu thời Xô Viết, nếu bắn đạn pháo tăng tầm, thì tầm bắn tối đa có thể lên tới 47 km, có thể gọi là “sát thủ lớn” thực sự.
Hơn nữa, Nga cũng đã nâng cấp loại pháo này, nhưng số lượng có hạn; chỉ có 100 khẩu được tái trang bị cho Quân đội Nga.
Mặc dù có tầm bắn xa, sức công phá lớn, nhưng loại pháo này cũng có những hạn chế nhất định, do trọng lượng của một quả đạn nặng tới 95 kg, nên tốc độ nạp đạn tương đối chậm, tốc độ bắn tương đối thấp.
Tốc độ bắn của pháo 2S7 khoảng 2 phát/phút và tốc độ bao phủ của hỏa lực kém xa lựu pháo 155mm. Tuy nhiên, do trọng lượng của một viên đạn pháo có thể phá hủy một công trình dân cư, vì vậy nó vẫn được chỉ huy pháo binh Nga tin dùng.
Vậy nhiệm vụ của những “siêu pháo” này tại chiến trường Donbass là gì? Sau khi những siêu pháo 2S7 đến chiến trường Donbass, nhiệm vụ chính là phá hủy các công sự kiên cố và các tòa nhà lớn.
Vì vậy, Quân đội Ukraine ở vùng Donbas thực sự gặp nguy hiểm, khi phải đối mặt với loại pháo hạng nặng như vậy, các mục tiêu kể cả xe tăng. Ngay cả những tòa nhà được gia cố bằng bê tông cốt thép của Quân đội Ukraine, nếu trúng đạn cũng trở thành đống gạch vụn.
Nhiều người có thể đặt câu hỏi, tại sao Quân đội Nga lại không sử dụng pháo 2S7, khi vấp phải sự kháng cự ngoan cố của Quân đội Ukraine tại Nhà máy thép Azovstal? Thực tế thì khi đó, những khẩu 2S7 vẫn đang trong giai đoạn nâng cấp, nên không thể hỗ trợ Mariupol kịp thời.
Nếu những khẩu 2S7 tham chiến ở mặt trận Mariupol, thì mức độ tàn phá do những siêu pháo này gây nên còn khủng khiếp hơn nữa.
Truyền thông Ukraine cho biết, quân đội nước này đã tăng viện với số lượng lớn đến khu vực này, để phòng thủ Donbass. Ngoài ra, NATO gần đã hỗ trợ Ukraine vũ khí tầm xa, nên việc Quân đội Nga đưa siêu pháo 2S7 vào Donbass là điều cần thiết.
Trước hỏa lực của siêu pháo 203mm, có thể san phẳng một tòa nhà chỉ bằng một phát đạn, có lẽ Donbass sẽ sớm rơi vào tay Quân đội Nga. Bởi ngay cả các nước NATO cũng không dám so tài trực diện với 2S7, chứ đừng nói đến các lực lượng “động viên” của Quân đội Ukraine, thậm chí còn chưa được huấn luyện quân sự.