Một hợp đồng trị giá 337 triệu USD đã được Lockheed Martine ký kết với Quân đội Mỹ để trang bị một loạt các hệ thống cảm biến tiên tiến mới cho các trực thăng tấn công AH-64 Apache của nước này. Nguồn ảnh: Defence.Theo đó, các hệ thống cảm biến mới dành cho AH-64 Apache sẽ bao gồm hệ thống chỉ thị mục tiêu đời mới với khả năng chỉ thị mục tiêu chính xác trong mọi điều kiện môi trường và ánh sáng phức tạp khác nhau. Nguồn ảnh: Youtube.Trong tương lai, ngoài Mỹ rất có thể sẽ có thêm Anh và Ả Rập Saudi cũng sẽ chi tiền để nâng cấp hệ thống cảm biến này cho phi đội trực thăng tấn công Apache của mình. Nguồn ảnh: Commons.Hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện đại trong mọi điều kiện môi trường hay còn được viết tắt là M-TADS/PNVS được mệnh danh là đôi mắt của trực thăng Apache, nó cho phép phi công có thể có được tầm nhìn thoáng trong mọi điều kiện thời tiết và ánh sáng của môi trường bên ngoài, giúp cải thiện hiệu suất bay và quan trọng nhất là cải thiện khả năng chiến đấu, tấn công chính xác cho các trực thăng Apache. Nguồn ảnh: British.Chuyến bay chính thức đầu tiên của Apache được thực hiện vào ngày 30/9/1975 và chiếc trực thăng này bắt đầu được trang bị vào biên chế chính thức kể từ tháng 4/1986. Tới nay, Apache đã được nằm trong biên chế của 14 nước trên thế giới và được chế tạo tại 3 nước đó là Mỹ, Nhật Bản và Israel. Nguồn ảnh: Scout.Trực thăng tấn công Apache có phi hành đoàn hai người, được trang bị hai động cơ GE T700 có công suất tổng cộng khoảng 4000 mã lực cho phép nó cất cánh với trọng tải tối đa khoảng 10 tấn, tốc độ tối đa đạt 365 km/h, tầm hoạt động tối đa khoảng 476 km và có trần bay khoảng 6400 mét. Nguồn ảnh: BBC.Apache được trang bị một pháo chính 30 mm với 1200 viên đạn, 4 giá treo ở hai bên cánh cho phép nó mang theo được một loạt các loại vũ khí như tên lửa AIM-92 đối không, pháo phản lực đối đất các loại và kể cả tên lửa chống tăng Hellfire. Nguồn ảnh: Sputnik.Nhiều chuyên gia đã phải nhận định rằng, dù tồn tại nhiều điểm yếu chết người nhưng rõ ràng không thể phủ nhận rằng Apache chính là chiếc trực thăng tấn công hiện đại bậc nhất thế giới khi nó có thể thực hiện được rất tốt nhiệm vụ chính của mình đó là tấn công yểm trợ bộ binh mặt đất. Nguồn ảnh: Dailystar.Tuy nhiên, trong quá trình tham chiến tại Iraq, Syria và Yemen, trực thăng tấn công Apache lại tỏ ra yếu thế hơn hẳn so với dòng trực thăng tấn công mới nổi Mi-28NE Night Hunter của Nga, vốn được Không quân Iraq và Không quân Nga sử dụng trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS. Nguồn ảnh: YouTube.Dù sinh sau đẻ muộn nhưng Mi-28NE lại thể hiện được bản lĩnh vượt trội của mình trong các nhiệm vụ tấn công mặt đất tại Syria dưới bàn tay điều khiển của phi công Nga. Trong khi đó ở Yemen, Apache lại gặp một loạt thất bại thảm hại khi liên tục bị bắn hạ bởi nhiều loại vũ khí khác nhau. Nguồn ảnh: WordPress.com.Tuy nhiên, tính tới thời điệm năm 2016 phía Nga mới chỉ sản xuất được tổng cộng khoảng gần 200 chiếc Mi-28NE cho cả nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu trong khi đó Mỹ cùng với Nhật Bản và Israel đã sản xuất được tổng cộng 2000 chiếc Apache AH-64 vào thời điểm năm 2013. Nguồn ảnh: Stuff.
Một hợp đồng trị giá 337 triệu USD đã được Lockheed Martine ký kết với Quân đội Mỹ để trang bị một loạt các hệ thống cảm biến tiên tiến mới cho các trực thăng tấn công AH-64 Apache của nước này. Nguồn ảnh: Defence.
Theo đó, các hệ thống cảm biến mới dành cho AH-64 Apache sẽ bao gồm hệ thống chỉ thị mục tiêu đời mới với khả năng chỉ thị mục tiêu chính xác trong mọi điều kiện môi trường và ánh sáng phức tạp khác nhau. Nguồn ảnh: Youtube.
Trong tương lai, ngoài Mỹ rất có thể sẽ có thêm Anh và Ả Rập Saudi cũng sẽ chi tiền để nâng cấp hệ thống cảm biến này cho phi đội trực thăng tấn công Apache của mình. Nguồn ảnh: Commons.
Hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện đại trong mọi điều kiện môi trường hay còn được viết tắt là M-TADS/PNVS được mệnh danh là đôi mắt của trực thăng Apache, nó cho phép phi công có thể có được tầm nhìn thoáng trong mọi điều kiện thời tiết và ánh sáng của môi trường bên ngoài, giúp cải thiện hiệu suất bay và quan trọng nhất là cải thiện khả năng chiến đấu, tấn công chính xác cho các trực thăng Apache. Nguồn ảnh: British.
Chuyến bay chính thức đầu tiên của Apache được thực hiện vào ngày 30/9/1975 và chiếc trực thăng này bắt đầu được trang bị vào biên chế chính thức kể từ tháng 4/1986. Tới nay, Apache đã được nằm trong biên chế của 14 nước trên thế giới và được chế tạo tại 3 nước đó là Mỹ, Nhật Bản và Israel. Nguồn ảnh: Scout.
Trực thăng tấn công Apache có phi hành đoàn hai người, được trang bị hai động cơ GE T700 có công suất tổng cộng khoảng 4000 mã lực cho phép nó cất cánh với trọng tải tối đa khoảng 10 tấn, tốc độ tối đa đạt 365 km/h, tầm hoạt động tối đa khoảng 476 km và có trần bay khoảng 6400 mét. Nguồn ảnh: BBC.
Apache được trang bị một pháo chính 30 mm với 1200 viên đạn, 4 giá treo ở hai bên cánh cho phép nó mang theo được một loạt các loại vũ khí như tên lửa AIM-92 đối không, pháo phản lực đối đất các loại và kể cả tên lửa chống tăng Hellfire. Nguồn ảnh: Sputnik.
Nhiều chuyên gia đã phải nhận định rằng, dù tồn tại nhiều điểm yếu chết người nhưng rõ ràng không thể phủ nhận rằng Apache chính là chiếc trực thăng tấn công hiện đại bậc nhất thế giới khi nó có thể thực hiện được rất tốt nhiệm vụ chính của mình đó là tấn công yểm trợ bộ binh mặt đất. Nguồn ảnh: Dailystar.
Tuy nhiên, trong quá trình tham chiến tại Iraq, Syria và Yemen, trực thăng tấn công Apache lại tỏ ra yếu thế hơn hẳn so với dòng trực thăng tấn công mới nổi Mi-28NE Night Hunter của Nga, vốn được Không quân Iraq và Không quân Nga sử dụng trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS. Nguồn ảnh: YouTube.
Dù sinh sau đẻ muộn nhưng Mi-28NE lại thể hiện được bản lĩnh vượt trội của mình trong các nhiệm vụ tấn công mặt đất tại Syria dưới bàn tay điều khiển của phi công Nga. Trong khi đó ở Yemen, Apache lại gặp một loạt thất bại thảm hại khi liên tục bị bắn hạ bởi nhiều loại vũ khí khác nhau. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Tuy nhiên, tính tới thời điệm năm 2016 phía Nga mới chỉ sản xuất được tổng cộng khoảng gần 200 chiếc Mi-28NE cho cả nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu trong khi đó Mỹ cùng với Nhật Bản và Israel đã sản xuất được tổng cộng 2000 chiếc Apache AH-64 vào thời điểm năm 2013. Nguồn ảnh: Stuff.