Iskander vốn là dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật cực nguy hiểm của Nga. Chúng được coi là hệ thống tên lửa đất đối đất nguy hiểm nhất hiện nay, mỗi lần Nga triển khai hệ thống này tới đâu là làm nóng dư luận tới đó. Hiện nay, Iskander có ba phiên bản chính gồm: Iskander-M (tầm bắn 500km); Iskander-E (phiên bản xuất khẩu, cắt giảm tầm bắn xuống dưới 300km) và cuối cùng, đặc biệt nhất chính là Iskander-K - hệ thống tên lửa hành trình với loại đạn đặc biệt có tầm bắn tương đương Iskander-M nhưng chính xác hơn. Nguồn ảnh: Jane'sSo với phiên bản chính, hệ thống tên lửa hành trình Iskander-K trang bị đạn nhỏ gọn hơn nhưng lại có độ chính xác cao hơn. Nguồn ảnh: GlobalSecurityHệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-K chính thức đi vào biên chế trong quân đội Nga từ năm 2013, sau 8 năm hệ thống Iskander-M đi vào trang bị. Nguồn ảnh: DefenceTalkIskander-K sử dụng đạn tên lửa hành trình R-500, đây là loại tên lửa có thể lắp cả đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân khi cần thiết, biến chúng thành một vũ khí cực kỳ đáng sợ. Nguồn ảnh: The American MilitaryNhững tên lửa R-500 có thể mang đầu đạn nặng tới 500kg, tầm bay tối đa của tên lửa từ 500 tới 1.000km, có những biến thể đặc biệt có thể bay quãng đường lên tới 1.500km, Nguồn ảnh: Russian strategic nuclearĐiểm độc đáo của hệ thống này chính là độ siêu chính xác, với cơ chế dẫn đường linh hoạt nhiều giai đoạn khiến việc đánh chặn nó cực kỳ khó khăn, độ sai số tiêu diệt mục tiêu chỉ khoảng 5m. Đây chính là thông số ấn tượng nhất của loại vũ khí siêu chính xác này. Nguồn ảnh: militaryrussiaTrong hình là quá trình nạp đạn tên lửa cho xe phóng. Hệ thống cần cẩu trên xe mang đạn đang cẩu quả tên lửa nằm trong ống phóng sang xe mang phóng. Nguồn ảnh: Federation of American ScientistsHệ thống Iskander-K đang trong quá trình chuyển qua trạng thái chiến đấu. Hai đạn tên lửa đang được dựng đúng một góc 90 độ để sẵn sàng khai hỏa. Nguồn ảnh: Gatestone InstituteTrong hình là hệ thống Iskander-K đứng cùng hệ thống tiền nhiệm Iskander-M. Điểm dễ nhận thấy bên ngoài là hệ thống Iskander-M sử dụng loại đạn "mập: hơn rất nhiều so với độ "mi nhon" của Iskander-K. Nguồn ảnh: Jane'sQuầng lửa và khó bụi phát ra khi hệ thống Iskander-k khai hỏa. Cũng giống như đa số các hệ thống phóng tên lửa của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay, cơ chế phóng thẳng đứng với một động cơ nhỏ được kích hoạt đưa tên lửa ra khỏi ống phóng, sau đó động cơ chính kích hoạt để đẩy tên lửa bay đi. Nguồn ảnh: Russian strategic nuclearHệ thống ống phóng tên lửa được đặt trên xe chuyên dụng. Xe được trang bị động cơ YaMZ-846 có công suất 500 mã lực. Xe có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 70km, tầm hoạt động lên tới 1000km. Nguồn ảnh: theriseofrussiaNgoài đạn tên lửa khác biệt, các thành phần còn lại của tổ hợp Iskander-K sử dụng hầu hết các trang thiết bị của hệ thống Iskander-M. Nguồn ảnh: theriseofrussiaTrong ảnh là hàng dài các xe mang phóng đạn tên lửa R-500 của hệ thống Iskander-K. Nhiều nguồn tin chưa kiểm chứng cho biết, có khả năng Nga đã triển khai hệ thống tên lửa cực nguy hiểm này đến Syria. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: militaryrussiaĐạn tên lửa R-500 bắt đầu được phát triển vào năm 1996, chúng được thiết kế dựa trên tên lửa hành trình RK-55 của Liên Xô. Loại tên lửa này theo kế hoạch được đưa vào phục vụ vào năm 1987, tuy nhiên do hiệp ước INF ký kết về việc giới hạn việc phát triển tên lửa tầm trung của Nga và Mỹ nên nó đã bị hủy bỏ. Nguồn ảnh: Gatestone InstituteTên lửa R-500 đã có chuyến bay đầu tiên vào năm 2007, hàng loạt hệ thống Iskander-K đã được triển khai vào năm 2013. Tự trạng thái hành tiến sang sẵn sàng chiến đấu hệ thống chỉ mất 16 phút. Đây là hệ thống cực kỳ nguy hiểm sẽ nâng tầm sức mạnh cho bất cứ quốc gia nào sở hữu chúng. Nguồn ảnh: Gatestone Institute
Iskander vốn là dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật cực nguy hiểm của Nga. Chúng được coi là hệ thống tên lửa đất đối đất nguy hiểm nhất hiện nay, mỗi lần Nga triển khai hệ thống này tới đâu là làm nóng dư luận tới đó. Hiện nay, Iskander có ba phiên bản chính gồm: Iskander-M (tầm bắn 500km); Iskander-E (phiên bản xuất khẩu, cắt giảm tầm bắn xuống dưới 300km) và cuối cùng, đặc biệt nhất chính là Iskander-K - hệ thống tên lửa hành trình với loại đạn đặc biệt có tầm bắn tương đương Iskander-M nhưng chính xác hơn. Nguồn ảnh: Jane's
So với phiên bản chính, hệ thống tên lửa hành trình Iskander-K trang bị đạn nhỏ gọn hơn nhưng lại có độ chính xác cao hơn. Nguồn ảnh: GlobalSecurity
Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-K chính thức đi vào biên chế trong quân đội Nga từ năm 2013, sau 8 năm hệ thống Iskander-M đi vào trang bị. Nguồn ảnh: DefenceTalk
Iskander-K sử dụng đạn tên lửa hành trình R-500, đây là loại tên lửa có thể lắp cả đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân khi cần thiết, biến chúng thành một vũ khí cực kỳ đáng sợ. Nguồn ảnh: The American Military
Những tên lửa R-500 có thể mang đầu đạn nặng tới 500kg, tầm bay tối đa của tên lửa từ 500 tới 1.000km, có những biến thể đặc biệt có thể bay quãng đường lên tới 1.500km, Nguồn ảnh: Russian strategic nuclear
Điểm độc đáo của hệ thống này chính là độ siêu chính xác, với cơ chế dẫn đường linh hoạt nhiều giai đoạn khiến việc đánh chặn nó cực kỳ khó khăn, độ sai số tiêu diệt mục tiêu chỉ khoảng 5m. Đây chính là thông số ấn tượng nhất của loại vũ khí siêu chính xác này. Nguồn ảnh: militaryrussia
Trong hình là quá trình nạp đạn tên lửa cho xe phóng. Hệ thống cần cẩu trên xe mang đạn đang cẩu quả tên lửa nằm trong ống phóng sang xe mang phóng. Nguồn ảnh: Federation of American Scientists
Hệ thống Iskander-K đang trong quá trình chuyển qua trạng thái chiến đấu. Hai đạn tên lửa đang được dựng đúng một góc 90 độ để sẵn sàng khai hỏa. Nguồn ảnh: Gatestone Institute
Trong hình là hệ thống Iskander-K đứng cùng hệ thống tiền nhiệm Iskander-M. Điểm dễ nhận thấy bên ngoài là hệ thống Iskander-M sử dụng loại đạn "mập: hơn rất nhiều so với độ "mi nhon" của Iskander-K. Nguồn ảnh: Jane's
Quầng lửa và khó bụi phát ra khi hệ thống Iskander-k khai hỏa. Cũng giống như đa số các hệ thống phóng tên lửa của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay, cơ chế phóng thẳng đứng với một động cơ nhỏ được kích hoạt đưa tên lửa ra khỏi ống phóng, sau đó động cơ chính kích hoạt để đẩy tên lửa bay đi. Nguồn ảnh: Russian strategic nuclear
Hệ thống ống phóng tên lửa được đặt trên xe chuyên dụng. Xe được trang bị động cơ YaMZ-846 có công suất 500 mã lực. Xe có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 70km, tầm hoạt động lên tới 1000km. Nguồn ảnh: theriseofrussia
Ngoài đạn tên lửa khác biệt, các thành phần còn lại của tổ hợp Iskander-K sử dụng hầu hết các trang thiết bị của hệ thống Iskander-M. Nguồn ảnh: theriseofrussia
Trong ảnh là hàng dài các xe mang phóng đạn tên lửa R-500 của hệ thống Iskander-K. Nhiều nguồn tin chưa kiểm chứng cho biết, có khả năng Nga đã triển khai hệ thống tên lửa cực nguy hiểm này đến Syria. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: militaryrussia
Đạn tên lửa R-500 bắt đầu được phát triển vào năm 1996, chúng được thiết kế dựa trên tên lửa hành trình RK-55 của Liên Xô. Loại tên lửa này theo kế hoạch được đưa vào phục vụ vào năm 1987, tuy nhiên do hiệp ước INF ký kết về việc giới hạn việc phát triển tên lửa tầm trung của Nga và Mỹ nên nó đã bị hủy bỏ. Nguồn ảnh: Gatestone Institute
Tên lửa R-500 đã có chuyến bay đầu tiên vào năm 2007, hàng loạt hệ thống Iskander-K đã được triển khai vào năm 2013. Tự trạng thái hành tiến sang sẵn sàng chiến đấu hệ thống chỉ mất 16 phút. Đây là hệ thống cực kỳ nguy hiểm sẽ nâng tầm sức mạnh cho bất cứ quốc gia nào sở hữu chúng. Nguồn ảnh: Gatestone Institute