Cụ thể, theo thông tin được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, một loạt tiêm kích F-35 của quân đội nước này, đã bị cho ngừng bay. Các tiêm kích này sẽ ngừng bay cho tới khi nguyên nhân của vụ tai nạn hôm 15/12 được làm rõ.Khác với những lần trước đây, không phải toàn bộ các tiêm kích F-35 đều bị "cấm bay", chỉ một số lượng nhỏ trong số chúng được cho là "có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ vụ tai nạn".Mặc dù vậy, giới chức Mỹ không cho biết, cụ thể có bao nhiêu chiến đấu cơ F-35 đã bị cho "nằm đất" vô thời hạn.Ấn phẩm Defence Express tiết lộ, trong số những chiến đấu cơ F-35 của Mỹ bị cho nằm đất, có những chiếc mới chỉ thực hiện 40 giờ bay - nghĩa là chưa được quân đội Mỹ sử dụng, dường như mới chỉ hoàn thành thời gian bay thử nghiệm sau khi lắp ráp.Thời gian bị đình chỉ bay của những máy bay nói trên có thể kéo dài tới hết tháng 1. Tuy nhiên trong trường hợp một vài sự cố được tìm ra, thời gian cấm bay có thể kéo dài hơn nữa.Hiện tại, chiến đấu cơ F-35 vẫn là một trong những loại máy bay hiện đại và... nhiều lỗi nhất thế giới. Ước tính, ở thời điểm hiện tại các phiên bản F-35 có khoảng từ 200 tới 350 lỗi.Mặc dù con số trên là khá lớn, tuy nhiên đó cũng chỉ bằng 1/3 so với số lỗi tồn đọng trên F-35 khi nó chính thức được xuất xưởng từ năm 2013.Các lỗi của F-35 chủ yếu nằm ở phần mềm máy tính. Tuy nhiên, việc khắc phục các lỗi phần mềm này cũng không hề đơn giản, đặc biệt là khi đã có quá nhiều tiêm kích F-35 được bàn giao cho hàng chục quốc gia trên thế giới.Liên quan tới vụ tai nạn hôm 15/12 vừa rồi, Israel đã có động thái cấm bay 11 chiếc tiêm kích F-35 trong biên chế.Các phiên bản tiêm kích F-35 được Israel sử dụng là F-35I - phiên bản độc nhất vô nhị trên thế giới, khi có phần mềm do chính Israel thiết kế.Mặc dù vậy, chúng dường như vẫn không thể thoát khỏi những sự cố giống như những chiếc F-35 khác trên khắp thế giới.Thậm chí, nhiều nguồn tin còn cho rằng tới năm 2021, F-35 vẫn còn tới 871 lỗi và quá trình khắc phục có thể tốn tới hàng chục năm. Rõ ràng, đây là số lỗi không thể chấp nhận được với một chương trình chế tạo chiến đấu cơ tiêu tốn tới hàng nghìn tỷ USD.
Cụ thể, theo thông tin được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, một loạt tiêm kích F-35 của quân đội nước này, đã bị cho ngừng bay. Các tiêm kích này sẽ ngừng bay cho tới khi nguyên nhân của vụ tai nạn hôm 15/12 được làm rõ.
Khác với những lần trước đây, không phải toàn bộ các tiêm kích F-35 đều bị "cấm bay", chỉ một số lượng nhỏ trong số chúng được cho là "có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ vụ tai nạn".
Mặc dù vậy, giới chức Mỹ không cho biết, cụ thể có bao nhiêu chiến đấu cơ F-35 đã bị cho "nằm đất" vô thời hạn.
Ấn phẩm Defence Express tiết lộ, trong số những chiến đấu cơ F-35 của Mỹ bị cho nằm đất, có những chiếc mới chỉ thực hiện 40 giờ bay - nghĩa là chưa được quân đội Mỹ sử dụng, dường như mới chỉ hoàn thành thời gian bay thử nghiệm sau khi lắp ráp.
Thời gian bị đình chỉ bay của những máy bay nói trên có thể kéo dài tới hết tháng 1. Tuy nhiên trong trường hợp một vài sự cố được tìm ra, thời gian cấm bay có thể kéo dài hơn nữa.
Hiện tại, chiến đấu cơ F-35 vẫn là một trong những loại máy bay hiện đại và... nhiều lỗi nhất thế giới. Ước tính, ở thời điểm hiện tại các phiên bản F-35 có khoảng từ 200 tới 350 lỗi.
Mặc dù con số trên là khá lớn, tuy nhiên đó cũng chỉ bằng 1/3 so với số lỗi tồn đọng trên F-35 khi nó chính thức được xuất xưởng từ năm 2013.
Các lỗi của F-35 chủ yếu nằm ở phần mềm máy tính. Tuy nhiên, việc khắc phục các lỗi phần mềm này cũng không hề đơn giản, đặc biệt là khi đã có quá nhiều tiêm kích F-35 được bàn giao cho hàng chục quốc gia trên thế giới.
Liên quan tới vụ tai nạn hôm 15/12 vừa rồi, Israel đã có động thái cấm bay 11 chiếc tiêm kích F-35 trong biên chế.
Các phiên bản tiêm kích F-35 được Israel sử dụng là F-35I - phiên bản độc nhất vô nhị trên thế giới, khi có phần mềm do chính Israel thiết kế.
Mặc dù vậy, chúng dường như vẫn không thể thoát khỏi những sự cố giống như những chiếc F-35 khác trên khắp thế giới.
Thậm chí, nhiều nguồn tin còn cho rằng tới năm 2021, F-35 vẫn còn tới 871 lỗi và quá trình khắc phục có thể tốn tới hàng chục năm. Rõ ràng, đây là số lỗi không thể chấp nhận được với một chương trình chế tạo chiến đấu cơ tiêu tốn tới hàng nghìn tỷ USD.