Mặc dù mức độ hiện đại hóa của cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21 này, chưa xứng tầm với 2 quốc gia lớn nhất, được thừa hưởng sức mạnh của Quân đội Liên Xô hùng mạnh trước kia. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm rất đáng giá, không chỉ với Quân đội Nga và Ukraine; mà cả với quân đội các quốc gia khác.Đối với quân đội các nước, thành tích của Quân đội Nga trên chiến trường có nhiều đặc điểm đáng chú ý, đáng để học hỏi. Nhiều bài học xương máu mà Quân đội Nga đã trải qua, cũng là bài học thực tiễn quan trọng trong xây dựng lực lượng quân đội các nước hiện nay và trong thời gian tiếp theo.Trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Ukraine đã nhiều lần công bố hình ảnh hoặc video phá hủy các phương tiện quân sự của Nga; trong số đó không chỉ có các loại vũ khí bọc thép hạng nặng như xe tăng chiến đấu chủ lực mà còn có cả xác của nhiều loại xe bọc thép bánh lốp cơ động cao của Nga. . .Theo các nguồn thông tin quân sự được biết, lực lượng chiến đấu của Nga trên chiến trường trên bộ ở Ukraine không chỉ bao gồm các đơn vị vũ trang hạng nặng sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh hạng nặng, mà còn có nhiều các đơn vị cơ giới hạng nhẹ khác.Quân đội Nga đã huy động một số lượng lớn các đơn vị cơ giới hạng nhẹ, như đơn vị lính thủy đánh bộ, đơn vị đổ bộ đường không và đơn vị phản ứng nhanh. Họ thường sử dụng các loại xe bọc thép bánh lốp như dòng BTR, xe bọc thép cơ động cao "Typhoon-K" và "Tiger" làm trang bị chính. Do thiết kế bẩm sinh của xe khung gầm, sức chở của xe bọc thép bánh lốp không thể so sánh với xe chiến đấu bánh xích, nên khả năng bảo vệ của xe bánh lốp đương nhiên kém hơn xe bánh xích.Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, một phần đáng kể trong số các loại thiết bị kỹ thuật mặt đất mà Quân đội Nga bị mất trong giai đoạn đầu và giữa cuộc chiến là các phương tiện chiến đấu bánh lốp. Xe chiến đấu bộ binh bánh lốp đổ nát, gần như "đâu đâu cũng thấy".Rõ ràng, Quân đội Nga đã mắc phải một sai lầm lớn, đó là sử dụng binh lính vũ trang nhẹ, để tấn công trực diện vào chiến trường Ukraine được phòng thủ kiên cố; việc triển khai và bố trí này rõ ràng là không phù hợp. So với xe bọc thép bánh xích, xe bánh lốp có ưu điểm là khả năng triển khai và cơ động nhanh, có lợi cho việc di chuyển nhanh và phản ứng nhanh. Với khả năng như vậy, nên khi truy đuổi hành quân hoặc đối mặt với tuyến phòng thủ yếu của địch, thường có thể đạt được kết quả rất tốt.Chính vì trang bị như vậy, lực lượng vũ trang nhẹ có nhiệm vụ và vai trò của nó; không được đánh đồng họ với lực lượng thiết giáp hạng nặng. Giữa hai lực lượng này có sự khác biệt rõ ràng về vị trí, nhiệm vụ và chức năng và không thể hoán đổi nhiệm vụ cho nhau.Lực lượng bộ binh trong binh chủng chiến đấu, chỉ được xếp là bộ binh hạng nhẹ; không phải bộ binh thiết giáp trong quân đội cơ giới hạng nặng. Chiến thuật của hai lực lượng chủ lực này và kẻ thù mà họ phải đối mặt cũng hoàn toàn khác nhau.Trong chiến lược xây dựng lực lượng của quân đội một số nước lớn, họ đã xây dựng cả các lữ đoàn cơ giới hạng nặng và hạng nhẹ, tùy theo đối tượng tác chiến, cách đánh, trang bị và quan trọng là cả địa hình dự kiến xảy ra tác chiến. Với các đơn vị cơ giới hạng nặng, có hỏa lực mạnh cả trong tấn công và phòng ngự, nên mục tiêu dù kiên cố vẫn có thể đánh được; nhưng với các đơn vị cơ giới hạng nhẹ, nhiệm vụ thường là thọc sâu, vu hồi, đánh trong hành tiến… nhằm phát huy tối đa khả năng phản ứng nhanh.Từ nhiệm vụ như trên, nên trang bị các lữ đoàn tổng hợp hạng nhẹ không sử dụng các đơn vị xe tăng bánh xích, mà về cơ bản sử dụng các loại xe tăng bánh lốp và xe bọc thép bánh lốp là trang bị chủ yếu; thậm chí hỏa lực pháo binh cũng là các loại pháo tự hành bánh hơi hoặc pháo xe kéo.Bài học chiến trường của Quân đội Nga cho thấy, không được dùng quân trang bị nhẹ để đối đầu với tuyến phòng ngự phía trước được bố trí chặt chẽ của địch; chứ đừng nói là để quân trang bị nhẹ, đối đầu với quân trang bị nặng của địch, nếu không kết quả sẽ không mấy khả quan.Mặc dù các lữ đoàn tổng hợp hạng nhẹ của Quân đội Nga đã được trang bị một số lượng lớn bệ phóng tên lửa chống tăng, pháo xe kéo, pháo phản lực phóng loạt (chủ yếu là BM-21) và các loại vũ khí hỏa lực hạng nặng khác; nhưng điều này không có nghĩa là đơn vị vũ trang hạng nhẹ có thể là đối thủ của các đơn vị hạng nặng.Vậy hãy để theo triết lý "hãy để những người chuyên nghiệp làm những việc chuyên nghiệp"; khi đối mặt với những trận địa, công sự phòng ngự kiên cố có chiều sâu không dễ đánh, tốt hơn là để lữ đoàn tổng hợp hạng nặng với hỏa lực và có sức mạnh bảo vệ mạnh hơn, tập trung giải quyết. Còn lữ đoàn tổng hợp nhẹ hoàn toàn có thể tận dụng khả năng cơ động tốt của mình và tấn công vào phía địch theo đường vòng, để tránh tổn thất không cần thiết ở mức độ lớn nhất. Những bài học và cái giá phải trả của Quân đội Nga cũng là kinh nghiệm xây dựng quân đội của các quốc gia hiện nay.
Mặc dù mức độ hiện đại hóa của cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21 này, chưa xứng tầm với 2 quốc gia lớn nhất, được thừa hưởng sức mạnh của Quân đội Liên Xô hùng mạnh trước kia. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm rất đáng giá, không chỉ với Quân đội Nga và Ukraine; mà cả với quân đội các quốc gia khác.
Đối với quân đội các nước, thành tích của Quân đội Nga trên chiến trường có nhiều đặc điểm đáng chú ý, đáng để học hỏi. Nhiều bài học xương máu mà Quân đội Nga đã trải qua, cũng là bài học thực tiễn quan trọng trong xây dựng lực lượng quân đội các nước hiện nay và trong thời gian tiếp theo.
Trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Ukraine đã nhiều lần công bố hình ảnh hoặc video phá hủy các phương tiện quân sự của Nga; trong số đó không chỉ có các loại vũ khí bọc thép hạng nặng như xe tăng chiến đấu chủ lực mà còn có cả xác của nhiều loại xe bọc thép bánh lốp cơ động cao của Nga. . .
Theo các nguồn thông tin quân sự được biết, lực lượng chiến đấu của Nga trên chiến trường trên bộ ở Ukraine không chỉ bao gồm các đơn vị vũ trang hạng nặng sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh hạng nặng, mà còn có nhiều các đơn vị cơ giới hạng nhẹ khác.
Quân đội Nga đã huy động một số lượng lớn các đơn vị cơ giới hạng nhẹ, như đơn vị lính thủy đánh bộ, đơn vị đổ bộ đường không và đơn vị phản ứng nhanh. Họ thường sử dụng các loại xe bọc thép bánh lốp như dòng BTR, xe bọc thép cơ động cao "Typhoon-K" và "Tiger" làm trang bị chính.
Do thiết kế bẩm sinh của xe khung gầm, sức chở của xe bọc thép bánh lốp không thể so sánh với xe chiến đấu bánh xích, nên khả năng bảo vệ của xe bánh lốp đương nhiên kém hơn xe bánh xích.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, một phần đáng kể trong số các loại thiết bị kỹ thuật mặt đất mà Quân đội Nga bị mất trong giai đoạn đầu và giữa cuộc chiến là các phương tiện chiến đấu bánh lốp. Xe chiến đấu bộ binh bánh lốp đổ nát, gần như "đâu đâu cũng thấy".
Rõ ràng, Quân đội Nga đã mắc phải một sai lầm lớn, đó là sử dụng binh lính vũ trang nhẹ, để tấn công trực diện vào chiến trường Ukraine được phòng thủ kiên cố; việc triển khai và bố trí này rõ ràng là không phù hợp.
So với xe bọc thép bánh xích, xe bánh lốp có ưu điểm là khả năng triển khai và cơ động nhanh, có lợi cho việc di chuyển nhanh và phản ứng nhanh. Với khả năng như vậy, nên khi truy đuổi hành quân hoặc đối mặt với tuyến phòng thủ yếu của địch, thường có thể đạt được kết quả rất tốt.
Chính vì trang bị như vậy, lực lượng vũ trang nhẹ có nhiệm vụ và vai trò của nó; không được đánh đồng họ với lực lượng thiết giáp hạng nặng. Giữa hai lực lượng này có sự khác biệt rõ ràng về vị trí, nhiệm vụ và chức năng và không thể hoán đổi nhiệm vụ cho nhau.
Lực lượng bộ binh trong binh chủng chiến đấu, chỉ được xếp là bộ binh hạng nhẹ; không phải bộ binh thiết giáp trong quân đội cơ giới hạng nặng. Chiến thuật của hai lực lượng chủ lực này và kẻ thù mà họ phải đối mặt cũng hoàn toàn khác nhau.
Trong chiến lược xây dựng lực lượng của quân đội một số nước lớn, họ đã xây dựng cả các lữ đoàn cơ giới hạng nặng và hạng nhẹ, tùy theo đối tượng tác chiến, cách đánh, trang bị và quan trọng là cả địa hình dự kiến xảy ra tác chiến.
Với các đơn vị cơ giới hạng nặng, có hỏa lực mạnh cả trong tấn công và phòng ngự, nên mục tiêu dù kiên cố vẫn có thể đánh được; nhưng với các đơn vị cơ giới hạng nhẹ, nhiệm vụ thường là thọc sâu, vu hồi, đánh trong hành tiến… nhằm phát huy tối đa khả năng phản ứng nhanh.
Từ nhiệm vụ như trên, nên trang bị các lữ đoàn tổng hợp hạng nhẹ không sử dụng các đơn vị xe tăng bánh xích, mà về cơ bản sử dụng các loại xe tăng bánh lốp và xe bọc thép bánh lốp là trang bị chủ yếu; thậm chí hỏa lực pháo binh cũng là các loại pháo tự hành bánh hơi hoặc pháo xe kéo.
Bài học chiến trường của Quân đội Nga cho thấy, không được dùng quân trang bị nhẹ để đối đầu với tuyến phòng ngự phía trước được bố trí chặt chẽ của địch; chứ đừng nói là để quân trang bị nhẹ, đối đầu với quân trang bị nặng của địch, nếu không kết quả sẽ không mấy khả quan.
Mặc dù các lữ đoàn tổng hợp hạng nhẹ của Quân đội Nga đã được trang bị một số lượng lớn bệ phóng tên lửa chống tăng, pháo xe kéo, pháo phản lực phóng loạt (chủ yếu là BM-21) và các loại vũ khí hỏa lực hạng nặng khác; nhưng điều này không có nghĩa là đơn vị vũ trang hạng nhẹ có thể là đối thủ của các đơn vị hạng nặng.
Vậy hãy để theo triết lý "hãy để những người chuyên nghiệp làm những việc chuyên nghiệp"; khi đối mặt với những trận địa, công sự phòng ngự kiên cố có chiều sâu không dễ đánh, tốt hơn là để lữ đoàn tổng hợp hạng nặng với hỏa lực và có sức mạnh bảo vệ mạnh hơn, tập trung giải quyết.
Còn lữ đoàn tổng hợp nhẹ hoàn toàn có thể tận dụng khả năng cơ động tốt của mình và tấn công vào phía địch theo đường vòng, để tránh tổn thất không cần thiết ở mức độ lớn nhất. Những bài học và cái giá phải trả của Quân đội Nga cũng là kinh nghiệm xây dựng quân đội của các quốc gia hiện nay.