Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức tuyên bố rằng, trong tháng Ba, Ukraine sẽ nhận thêm 18 xe tăng Leopard-2 từ Đức, 3 xe tăng Leopard-2 từ Bồ Đào Nha và chính quyền Ba Lan tuyên bố chuyển giao thêm 10 xe tăng Leopard-2 còn lại đến Ukraine ngay trong tháng Ba.Như vậy, Quân đội Ukraine sẽ có ít nhất một tiểu đoàn xe tăng Leopard 2 được viện trợ từ các nước phương Tây. Theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức, những chiếc xe tăng sẽ đến Ukraine đã có sẵn kíp lái, cho phép chúng được sử dụng ngay trong chiến đấu.Trước đó, khi Quân đội Ukraine đang trong cơn tuyệt vọng, một tin vui đã đến từ tiền tuyến. Ngày 28/2, ông Yevgeny Prigozhin, chủ tịch công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga cho biết, xe tăng Leopard-2 của Ukraine đã được tìm thấy ở khu vực Bakhmut.Cách đây không lâu, Ba Lan đã cung cấp cho Ukraine lô 4 chiếc Leopard-2 đầu tiên; và đây là loại xe tăng chiến đấu chủ lực có tính năng xuất sắc, vượt qua cả xe tăng T-72 của Quân đội Nga.Các chuyên gia quân sự cho rằng, một chiếc Leopard-2 có thể đối đầu với 3 chiếc T-72. Hiệu suất của Leopard-2 thực sự mạnh mẽ, nhưng trên chiến trường, ngoài hiệu suất vũ khí, nó còn phụ thuộc vào số lượng vũ khí và khả năng sử dụng và chiến thuật.Số lượng tập đoàn quân được Quân đội Nga tập trung ở chiến trường Bakhmut lên tới 13, bao gồm cả nhóm xe tăng tinh nhuệ nhất. Không thể chỉ một vài xe tăng Leopard-2 có thể ngăn cản bước tiến của Quân đội Nga, càng không thể đảo ngược cục diện cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tương lai. Ngoài ra, Quân đội Nga có nhiều trực thăng vũ trang có thể săn và tiêu diệt hiệu quả xe tăng Leopard-2. Ngay cả khi hiệu suất của Leopard-2 là tốt nhất trên thế giới, nó cũng không thể bắn hạ những chiếc trực thăng bay thấp.Điều nguy hiểm hơn là Quân đội Nga được trang bị một số lượng lớn tên lửa chống tăng xách tay và đã đến lúc những tên lửa này phát huy tác dụng. Giống như Quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa chống tăng để tiêu diệt xe tăng Nga khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine; giờ đây đến lượt Quân đội Nga sử dụng tên lửa chống tăng để tiêu diệt xe tăng phương Tây. Ngoài trực thăng vũ trang và tên lửa chống tăng của bộ binh, trong đội hình chiến đấu của Quân đội Nga, có một số lượng lớn máy bay cường kích Su-25, thường được sử dụng cho các hoạt động tấn công trực tiếp các mục tiêu mặt đất ở khu vực xung đột.Từ góc độ nhiệm vụ, máy bay cường kích Su-25 tương tự như máy bay cường kích A-10 của Mỹ, vị trí nhiệm vụ của rất giống nhau; ngoài nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, cả hai loại cường kích này còn được giao nhiệm vụ tìm diệt xe tăng, xe bọc thép và xe cơ giới của đối phương. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, Nga đang sử dụng một số lượng lớn máy bay cường kích Su-25. Và nhiệm vụ của máy bay cường kích Su-25 là tấn công triệt để xe tăng Ukraine, đặc biệt là sau khi xe tăng chiến đấu chủ lực từ các nước phương Tây viện trợ cho Ukraine đã đến chiến trường. Trong một cuộc không kích vừa qua, máy bay cường kích Su-25 của Không quân Nga một lần nữa sử dụng rocket không điều khiển S-8 trong tấn công xuống khu vực nghi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 xuất hiện. Cùng với Su-25, pháo binh Nga cũng liên tục dội pháo xuống khu vực trên.Mặc dù cường kích Su-25 của Nga đã tiến hành bắn phá ác liệt, nhưng do máy bay sử dụng tên lửa không điều khiển S-8, nên có thể chỉ là bắn “hú họa”. Hiện tại tầm bắn của tên lửa S-8 mà cường kích Su-25 sử dụng là khoảng 8 km, chủ yếu để tiêu diệt các mục tiêu là sinh lực lộ của đối phương.Loại tên lửa S-8 của Su-25, thường sẽ được phóng sau khi máy bay bay qua đầu mục tiêu; do S-8 là tên lửa không điều khiển, nên tỷ lệ bắn trúng hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ thao tác của phi công. Và việc Nga muốn sử dụng tên lửa không điều khiển này để tiến công xe tăng Leopard-2 là rất khó.Bản thân máy bay cường kích Su-25 của Nga đã được nâng cấp và đều được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển, do vậy độ chính xác ra đòn của Su-25 nếu sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển để săn xe tăng Leopard-2 của Ukraine sẽ cao hơn.Đồng thời, hỏa lực tên lửa của tên lửa không điều khiển S-8 và pháo 23 mm của nó sẽ quét sạch bộ binh đi cùng xe tăng, do vậy Su-25 đích thực là sát thủ diệt tăng trên chiến trường. Nhưng hiện tại, cường kích Su-25 của Nga thường bay ở độ cao thấp, nên rất dễ bị tấn công bởi tên lửa phòng không của Ukraine. Sự xuất hiện của những chiếc xe tăng chiến đấu mới của phương Tây ở Ukraine là một rắc rối lớn đối với Nga, nếu quân Nga không thể tiêu diệt kịp thời những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực này, thì hoạt động của Quân đội Nga trong tương lai cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức tuyên bố rằng, trong tháng Ba, Ukraine sẽ nhận thêm 18 xe tăng Leopard-2 từ Đức, 3 xe tăng Leopard-2 từ Bồ Đào Nha và chính quyền Ba Lan tuyên bố chuyển giao thêm 10 xe tăng Leopard-2 còn lại đến Ukraine ngay trong tháng Ba.
Như vậy, Quân đội Ukraine sẽ có ít nhất một tiểu đoàn xe tăng Leopard 2 được viện trợ từ các nước phương Tây. Theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức, những chiếc xe tăng sẽ đến Ukraine đã có sẵn kíp lái, cho phép chúng được sử dụng ngay trong chiến đấu.
Trước đó, khi Quân đội Ukraine đang trong cơn tuyệt vọng, một tin vui đã đến từ tiền tuyến. Ngày 28/2, ông Yevgeny Prigozhin, chủ tịch công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga cho biết, xe tăng Leopard-2 của Ukraine đã được tìm thấy ở khu vực Bakhmut.
Cách đây không lâu, Ba Lan đã cung cấp cho Ukraine lô 4 chiếc Leopard-2 đầu tiên; và đây là loại xe tăng chiến đấu chủ lực có tính năng xuất sắc, vượt qua cả xe tăng T-72 của Quân đội Nga.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, một chiếc Leopard-2 có thể đối đầu với 3 chiếc T-72. Hiệu suất của Leopard-2 thực sự mạnh mẽ, nhưng trên chiến trường, ngoài hiệu suất vũ khí, nó còn phụ thuộc vào số lượng vũ khí và khả năng sử dụng và chiến thuật.
Số lượng tập đoàn quân được Quân đội Nga tập trung ở chiến trường Bakhmut lên tới 13, bao gồm cả nhóm xe tăng tinh nhuệ nhất. Không thể chỉ một vài xe tăng Leopard-2 có thể ngăn cản bước tiến của Quân đội Nga, càng không thể đảo ngược cục diện cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tương lai.
Ngoài ra, Quân đội Nga có nhiều trực thăng vũ trang có thể săn và tiêu diệt hiệu quả xe tăng Leopard-2. Ngay cả khi hiệu suất của Leopard-2 là tốt nhất trên thế giới, nó cũng không thể bắn hạ những chiếc trực thăng bay thấp.
Điều nguy hiểm hơn là Quân đội Nga được trang bị một số lượng lớn tên lửa chống tăng xách tay và đã đến lúc những tên lửa này phát huy tác dụng. Giống như Quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa chống tăng để tiêu diệt xe tăng Nga khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine; giờ đây đến lượt Quân đội Nga sử dụng tên lửa chống tăng để tiêu diệt xe tăng phương Tây.
Ngoài trực thăng vũ trang và tên lửa chống tăng của bộ binh, trong đội hình chiến đấu của Quân đội Nga, có một số lượng lớn máy bay cường kích Su-25, thường được sử dụng cho các hoạt động tấn công trực tiếp các mục tiêu mặt đất ở khu vực xung đột.
Từ góc độ nhiệm vụ, máy bay cường kích Su-25 tương tự như máy bay cường kích A-10 của Mỹ, vị trí nhiệm vụ của rất giống nhau; ngoài nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, cả hai loại cường kích này còn được giao nhiệm vụ tìm diệt xe tăng, xe bọc thép và xe cơ giới của đối phương.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, Nga đang sử dụng một số lượng lớn máy bay cường kích Su-25. Và nhiệm vụ của máy bay cường kích Su-25 là tấn công triệt để xe tăng Ukraine, đặc biệt là sau khi xe tăng chiến đấu chủ lực từ các nước phương Tây viện trợ cho Ukraine đã đến chiến trường.
Trong một cuộc không kích vừa qua, máy bay cường kích Su-25 của Không quân Nga một lần nữa sử dụng rocket không điều khiển S-8 trong tấn công xuống khu vực nghi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 xuất hiện. Cùng với Su-25, pháo binh Nga cũng liên tục dội pháo xuống khu vực trên.
Mặc dù cường kích Su-25 của Nga đã tiến hành bắn phá ác liệt, nhưng do máy bay sử dụng tên lửa không điều khiển S-8, nên có thể chỉ là bắn “hú họa”. Hiện tại tầm bắn của tên lửa S-8 mà cường kích Su-25 sử dụng là khoảng 8 km, chủ yếu để tiêu diệt các mục tiêu là sinh lực lộ của đối phương.
Loại tên lửa S-8 của Su-25, thường sẽ được phóng sau khi máy bay bay qua đầu mục tiêu; do S-8 là tên lửa không điều khiển, nên tỷ lệ bắn trúng hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ thao tác của phi công. Và việc Nga muốn sử dụng tên lửa không điều khiển này để tiến công xe tăng Leopard-2 là rất khó.
Bản thân máy bay cường kích Su-25 của Nga đã được nâng cấp và đều được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển, do vậy độ chính xác ra đòn của Su-25 nếu sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển để săn xe tăng Leopard-2 của Ukraine sẽ cao hơn.
Đồng thời, hỏa lực tên lửa của tên lửa không điều khiển S-8 và pháo 23 mm của nó sẽ quét sạch bộ binh đi cùng xe tăng, do vậy Su-25 đích thực là sát thủ diệt tăng trên chiến trường. Nhưng hiện tại, cường kích Su-25 của Nga thường bay ở độ cao thấp, nên rất dễ bị tấn công bởi tên lửa phòng không của Ukraine.
Sự xuất hiện của những chiếc xe tăng chiến đấu mới của phương Tây ở Ukraine là một rắc rối lớn đối với Nga, nếu quân Nga không thể tiêu diệt kịp thời những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực này, thì hoạt động của Quân đội Nga trong tương lai cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.