Ban tổ chức Army Games 2021 đã chính thức công bố kết quả môn thi “Cúp biển” ở nội dung bắn pháo hạm AK-176. Theo đó, Đội tuyển Hải quân Việt Nam đã thi đấu hết sức thành công, xuất sắc giành vị trí số 1, chiến thắng Nga và Trung Quốc.Càng vui mừng hơn khi được biết bắn pháo hạm AK-176 là nội dung khó nhất trong số 5 nội dung thi đấu của môn "Cúp biển".Để bắn trúng mục tiêu, pháo và radar phải phối hợp đồng bộ tốt, người điều khiển radar bắt bám và khóa mục tiêu, trong khi kíp trắc thủ phải nắm bắt đúng thời điểm để khai hỏa.Được biết, tại thời điểm kíp chiến đấu Hải quân Việt Nam thực hiện bài thi bắn pháo hạm AK-176, thời tiết ở khu vực thao trường không thuận lợi, sóng gió lớn cấp 5-6, trong khi trời mù, ảnh hưởng lớn tới tầm nhìn. Tuy nhiên vượt qua tất cả, Đội tuyển Hải quân Việt Nam đã giành chiến thắng.AK-176 ra đời khi Liên Xô đặt ra yêu cầu phải phát triển một loại hải pháo có sức mạnh để trang bị cho các tàu chiến nhỏ có lượng giãn nước khoảng 300 tấn.Pháo hạm AK-176 do TSNII Burevestnik thiết kế năm 1971, bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 1977 bởi nhà máy chế tạo máy Gorky.Loại pháo hạm tự động này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt nước và các mục tiêu ven biển, đồng thời hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh trên đất liền một cách hiệu quả.Tổng trọng lượng của toàn bộ hệ thống hải pháo AK-176 lên tới 16,8 tấn.Hệ thống pháo có thể tùy chỉnh tốc độ bắn dễ dàng: 30, 60 và 120 phát/phút. Tuổi thọ của nòng pháo đạt khoảng 3.000 phát bắn.AK-176 được bao bọc bởi 1 tháp kín bảo vệ bên ngoài giúp tránh sự ăn mòn trong môi trường biển, pháo hoạt động tự động hoàn toàn, được điều khiển bởi radar hỏa lực MR-123-02/76.Trong trường hợp radar bị hỏng, hải pháo AK-176 vẫn có thể bắn tốt nhờ hệ thống kính ngắm quang học bên trong tháp pháo.Thậm chí nếu nguồn điện cũng bị hỏng, AK-176 vẫn có khả năng khai hỏa thủ công. Đạn pháo cỡ 76,2mm với sơ tốc đầu nòng đạt 980 m/s.Hải pháo AK-176 có tầm bắn tối đa là 15,5 km và tầm bắn hiệu quả là 10 km. Mỗi hệ thống pháo có sẵn 152 viên trong băng nạp tự động.Hệ thống kiểm soát hỏa lực của AK-176 có tầm trinh sát 45km trong điều kiện không bị gây nhiễu và 30km nếu bị gây nhiễu.Ngoài khả năng tiêu diệt các loại tàu chiến nhỏ, máy bay bay thấp, AK-176 còn có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình tốc độ cận âm.Các cuộc thử nghiệm ở Liên Xô từng được tiến hành cho thấy AK-176 có thể bắn hạ mục tiêu mô phỏng tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ với trung bình khoảng 25 phát bắn.Cuối thập niên 1980, biến thể nâng cấp AK-176M ra đời, nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới đi kèm một thiết bị ngắm vô tuyến và thiết bị đo xa laser tiên tiến hơn.Hiện biến thể mới nhất AK-176M1 được thiết kế với trọng lượng nhẹ và hiệu năng chiến đấu cao hơn nhờ thay đổi toàn bộ hệ thống điều khiển hỏa lực. AK-176M1 đã bắt đầu được biên chế cho những chiến hạm mới nhất của Nga.
Ban tổ chức Army Games 2021 đã chính thức công bố kết quả môn thi “Cúp biển” ở nội dung bắn pháo hạm AK-176. Theo đó, Đội tuyển Hải quân Việt Nam đã thi đấu hết sức thành công, xuất sắc giành vị trí số 1, chiến thắng Nga và Trung Quốc.
Càng vui mừng hơn khi được biết bắn pháo hạm AK-176 là nội dung khó nhất trong số 5 nội dung thi đấu của môn "Cúp biển".
Để bắn trúng mục tiêu, pháo và radar phải phối hợp đồng bộ tốt, người điều khiển radar bắt bám và khóa mục tiêu, trong khi kíp trắc thủ phải nắm bắt đúng thời điểm để khai hỏa.
Được biết, tại thời điểm kíp chiến đấu Hải quân Việt Nam thực hiện bài thi bắn pháo hạm AK-176, thời tiết ở khu vực thao trường không thuận lợi, sóng gió lớn cấp 5-6, trong khi trời mù, ảnh hưởng lớn tới tầm nhìn. Tuy nhiên vượt qua tất cả, Đội tuyển Hải quân Việt Nam đã giành chiến thắng.
AK-176 ra đời khi Liên Xô đặt ra yêu cầu phải phát triển một loại hải pháo có sức mạnh để trang bị cho các tàu chiến nhỏ có lượng giãn nước khoảng 300 tấn.
Pháo hạm AK-176 do TSNII Burevestnik thiết kế năm 1971, bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 1977 bởi nhà máy chế tạo máy Gorky.
Loại pháo hạm tự động này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt nước và các mục tiêu ven biển, đồng thời hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh trên đất liền một cách hiệu quả.
Tổng trọng lượng của toàn bộ hệ thống hải pháo AK-176 lên tới 16,8 tấn.
Hệ thống pháo có thể tùy chỉnh tốc độ bắn dễ dàng: 30, 60 và 120 phát/phút. Tuổi thọ của nòng pháo đạt khoảng 3.000 phát bắn.
AK-176 được bao bọc bởi 1 tháp kín bảo vệ bên ngoài giúp tránh sự ăn mòn trong môi trường biển, pháo hoạt động tự động hoàn toàn, được điều khiển bởi radar hỏa lực MR-123-02/76.
Trong trường hợp radar bị hỏng, hải pháo AK-176 vẫn có thể bắn tốt nhờ hệ thống kính ngắm quang học bên trong tháp pháo.
Thậm chí nếu nguồn điện cũng bị hỏng, AK-176 vẫn có khả năng khai hỏa thủ công. Đạn pháo cỡ 76,2mm với sơ tốc đầu nòng đạt 980 m/s.
Hải pháo AK-176 có tầm bắn tối đa là 15,5 km và tầm bắn hiệu quả là 10 km. Mỗi hệ thống pháo có sẵn 152 viên trong băng nạp tự động.
Hệ thống kiểm soát hỏa lực của AK-176 có tầm trinh sát 45km trong điều kiện không bị gây nhiễu và 30km nếu bị gây nhiễu.
Ngoài khả năng tiêu diệt các loại tàu chiến nhỏ, máy bay bay thấp, AK-176 còn có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình tốc độ cận âm.
Các cuộc thử nghiệm ở Liên Xô từng được tiến hành cho thấy AK-176 có thể bắn hạ mục tiêu mô phỏng tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ với trung bình khoảng 25 phát bắn.
Cuối thập niên 1980, biến thể nâng cấp AK-176M ra đời, nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới đi kèm một thiết bị ngắm vô tuyến và thiết bị đo xa laser tiên tiến hơn.
Hiện biến thể mới nhất AK-176M1 được thiết kế với trọng lượng nhẹ và hiệu năng chiến đấu cao hơn nhờ thay đổi toàn bộ hệ thống điều khiển hỏa lực. AK-176M1 đã bắt đầu được biên chế cho những chiến hạm mới nhất của Nga.