Theo thông tin được Business Insider đăng tải, chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây tỷ lệ tai nạn trong lực lượng Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã tăng lên tới 80% so với cùng kỳ trước đó. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.Cũng theo bài viết của Business Insider, tai nạn mới nhất của lực lượng này là vụ chiến đấu cơ F/A-18 va chạm với máy bay tiếp liệu KC-130J hôm 4/12 vừa qua đã khiến một người thiệt mạng trong khi đó 5 người khác vẫn đang mất tích và chỉ có duy nhất một người được cứu sống sau vụ tai nạn. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.Trước đó, vào tháng 6/2017, một phi cơ tiếp liệu trên không khác là KC-130T cũng đã gặp tai nạn ở Misissippi khiến 15 thuỷ quân lục chiến trên chiếc máy bay này thiệt mạng. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.KC-130 là loại máy bay vận tải đã được gia nhập biên chế Quân đội Mỹ khoảng nửa thế kỷ nay và hiện tại đang có tỷ lệ gặp tai nạn cũng như sự cố hỏng hóc khá cao. Tuy nhiên thực tế không chỉ có KC-130 mà dường như mọi loại máy bay của Không quân Thuỷ quân Lục chiến đều đang gặp vấn đề. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.Theo số liệu được Breaking Defense đăng tải hồi tháng 9/2017, trong vòng sáu năm tính tới mùa hè năm 2017 đã có tổng cộng 62 thuỷ quân lục chiến thiệt mạng trong các vụ tai nạn liên quan tới hàng không - trong khi đó con số này ở Không quân Hải quân chỉ là 10. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có phải quy trình bảo dưỡng và vận hành máy bay của Không quân Thuỷ quân Lục chiến có vấn đề khi họ gặp nhiều tai nạn hơn, chết nhiều người hơn gấp 6 lần so với lực lượng Không quân Hải quân Mỹ - lực lượng có đông nhân lực và đông máy bay hơn nên xét về lý thuyết đáng lẽ ra cũng sẽ phải có nhiều tai nạn hơn. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.Chưa dừng lại ở đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng số lượng các vụ tai nạn có người thiệt mạng hoặc có thiệt hại trên 1 triệu USD của Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ cũng đứng kỷ lục, tăng một cách bất thường và xảy ra ở mọi khu vực đóng quân trên thế giới - nghĩa là có thể tai nạn ngay khi tập luyện trong lãnh thổ Mỹ chứ chưa cần ra chiến trường. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.Một trong những lý do được Không quân Thuỷ quân Lục chiến đưa ra đó là do so với Không quân Hải quân Mỹ và Không quân Mỹ, số lượng máy bay "cao tuổi" trong biên chế của Không quân Thuỷ quân Lục chiến là cao hơn nhiều. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.Cụ thể, lực lượng này vận hành nhiều loại máy bay đã ra đời từ thập niên 60, 70 của thế kỷ trước như AV-8B, KC-130 hay MV-22 Osprey - một loại máy bay cực kỳ phức tạp. Cũng bắt đầu từ năm 2013 - khi Quốc Lầu Năm góc cắt giảm ngân sách cho Không quân Thuỷ quân Lục chiến, số lượng các vụ tai nạn của lực lượng này bắt đầu tăng lên chóng mặt. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.Như vậy, có thể kế luận rằng chính từ đợt cắt giảm ngân sách năm 2013 kéo dài tới nay đã dẫn tới việc các loại máy bay đời cũ trong Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ không được bảo dưỡng đủ theo quy trình và cuối cùng dẫn tới việc xảy ra tai nạn triền miên và tỷ lệ tai nạn tăng vọng trong các năm vừa qua. Nguồn ảnh: MilitaryTimes. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đổ bộ đánh chiếm bờ biển dưới sự yểm trợ của Không quân Thuỷ quân Lục chiến.
Theo thông tin được Business Insider đăng tải, chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây tỷ lệ tai nạn trong lực lượng Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã tăng lên tới 80% so với cùng kỳ trước đó. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.
Cũng theo bài viết của Business Insider, tai nạn mới nhất của lực lượng này là vụ chiến đấu cơ F/A-18 va chạm với máy bay tiếp liệu KC-130J hôm 4/12 vừa qua đã khiến một người thiệt mạng trong khi đó 5 người khác vẫn đang mất tích và chỉ có duy nhất một người được cứu sống sau vụ tai nạn. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.
Trước đó, vào tháng 6/2017, một phi cơ tiếp liệu trên không khác là KC-130T cũng đã gặp tai nạn ở Misissippi khiến 15 thuỷ quân lục chiến trên chiếc máy bay này thiệt mạng. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.
KC-130 là loại máy bay vận tải đã được gia nhập biên chế Quân đội Mỹ khoảng nửa thế kỷ nay và hiện tại đang có tỷ lệ gặp tai nạn cũng như sự cố hỏng hóc khá cao. Tuy nhiên thực tế không chỉ có KC-130 mà dường như mọi loại máy bay của Không quân Thuỷ quân Lục chiến đều đang gặp vấn đề. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.
Theo số liệu được Breaking Defense đăng tải hồi tháng 9/2017, trong vòng sáu năm tính tới mùa hè năm 2017 đã có tổng cộng 62 thuỷ quân lục chiến thiệt mạng trong các vụ tai nạn liên quan tới hàng không - trong khi đó con số này ở Không quân Hải quân chỉ là 10. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có phải quy trình bảo dưỡng và vận hành máy bay của Không quân Thuỷ quân Lục chiến có vấn đề khi họ gặp nhiều tai nạn hơn, chết nhiều người hơn gấp 6 lần so với lực lượng Không quân Hải quân Mỹ - lực lượng có đông nhân lực và đông máy bay hơn nên xét về lý thuyết đáng lẽ ra cũng sẽ phải có nhiều tai nạn hơn. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.
Chưa dừng lại ở đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng số lượng các vụ tai nạn có người thiệt mạng hoặc có thiệt hại trên 1 triệu USD của Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ cũng đứng kỷ lục, tăng một cách bất thường và xảy ra ở mọi khu vực đóng quân trên thế giới - nghĩa là có thể tai nạn ngay khi tập luyện trong lãnh thổ Mỹ chứ chưa cần ra chiến trường. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.
Một trong những lý do được Không quân Thuỷ quân Lục chiến đưa ra đó là do so với Không quân Hải quân Mỹ và Không quân Mỹ, số lượng máy bay "cao tuổi" trong biên chế của Không quân Thuỷ quân Lục chiến là cao hơn nhiều. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.
Cụ thể, lực lượng này vận hành nhiều loại máy bay đã ra đời từ thập niên 60, 70 của thế kỷ trước như AV-8B, KC-130 hay MV-22 Osprey - một loại máy bay cực kỳ phức tạp. Cũng bắt đầu từ năm 2013 - khi Quốc Lầu Năm góc cắt giảm ngân sách cho Không quân Thuỷ quân Lục chiến, số lượng các vụ tai nạn của lực lượng này bắt đầu tăng lên chóng mặt. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.
Như vậy, có thể kế luận rằng chính từ đợt cắt giảm ngân sách năm 2013 kéo dài tới nay đã dẫn tới việc các loại máy bay đời cũ trong Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ không được bảo dưỡng đủ theo quy trình và cuối cùng dẫn tới việc xảy ra tai nạn triền miên và tỷ lệ tai nạn tăng vọng trong các năm vừa qua. Nguồn ảnh: MilitaryTimes.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đổ bộ đánh chiếm bờ biển dưới sự yểm trợ của Không quân Thuỷ quân Lục chiến.