Xuất hiện từ ngay những ngày đầu trong Chiến dịch "Nhành Ôliu" của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chống lại người Kurd ở vùng Afrin, Syria, pháo lựu tự hành M110 cỡ nòng 203mm hiện là mẫu pháo có cỡ nòng lớn nhất của Ankara đang tham chiến tại bên ngoài lãnh thổ nước này. Nguồn ảnh: Liveua.Dù không hề thiếu trong trang bị các loại pháo hiện đại nhưng không hiểu sao Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sử dụng M110 trong Chiến dịch "Nhành Ôliu", nhất là khi mẫu pháo này có khả năng cơ động rất kém. Hình ảnh pháo tự hành M110 của Thổ Nhĩ Kỳ đang được kéo qua biên giới tiến vào lãnh thổ Syria. Nguồn ảnh: Liveua.M110 là một trong nhiều mẫu pháo tự hành do Mỹ chế tạo có trong biên chế Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và hiện có khoảng hơn 200 đơn vị phục vụ trong các đơn vị pháo binh của Ankara. Nguồn ảnh: Army Recognition.Được Mỹ sản xuất từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, M110 là khẩu pháo tự hành được thiết kế dựa trên thiết kế của khẩu pháo 8 inches do Anh sản xuất từ hồi Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Wiki.Đây cũng là khẩu pháo tự hành từng được Mỹ sử dụng với số lượng hạn chế trong chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, khẩu pháo này còn tham chiến trong cả chiến tranh Iran-Iraq, chiến tranh Lebanon và Chiến tranh Vùng vịnh. Nguồn ảnh: Global.Tầm bắn tối đa của M110 với đạn pháo loại thường lên tới 25.000 mét, trong khi đó tầm bắn tối đa khi sử dụng đạn tăng tầm có thể lên tới 30.000 mét hoặc thậm chí hơn nếu ở trong điều kiện khí hậu tốt và thuận chiều gió. Nguồn ảnh: Pinterest.Tốc độ bắn tối đa của loại pháo này vào khoảng 3 viên cho mỗi 2 phút hoặc một viên cho mỗi 2 phút trong điều kiện thông thường. Do mỗi viên đạn của M110 là quá lớn, quá trình nạp đạn cho khẩu pháo này thực sự vất vả dù trên khẩu pháo này có sẵn hệ thống cẩu mini để hỗ trợ. Nguồn ảnh: Global.Biên chế đầy đủ của khẩu pháo lựu tự hành M110 bao gồm kíp chiến đấu 5 người, trong đó có một lái, hai pháo thủ và hai nạp đạn viên. Nguồn ảnh: DDmura.Khẩu pháo này sử dụng động cơ 8 xi-lanh với 2 trục công suất 405 mã lực, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 54 km/h với điều kiện địa hình tốt. Tầm hoạt động tối đa của khẩu pháo này có thể lên tới hơn 500 km. Nguồn ảnh: Military.Lần cuối cùng quân đội Mỹ sử dụng khẩu pháo này là vào ngày 23/6/1991. Mặc dù đã bị Mỹ loại biên, khẩu pháo này hiện vẫn được sử dụng bởi hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Nhật, Iran, Israel Đài Loan,... Nguồn ảnh: Arcane. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khẩu pháo lựu tự hành M110 của Mỹ khai hỏa.
Xuất hiện từ ngay những ngày đầu trong Chiến dịch "Nhành Ôliu" của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chống lại người Kurd ở vùng Afrin, Syria, pháo lựu tự hành M110 cỡ nòng 203mm hiện là mẫu pháo có cỡ nòng lớn nhất của Ankara đang tham chiến tại bên ngoài lãnh thổ nước này. Nguồn ảnh: Liveua.
Dù không hề thiếu trong trang bị các loại pháo hiện đại nhưng không hiểu sao Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sử dụng M110 trong Chiến dịch "Nhành Ôliu", nhất là khi mẫu pháo này có khả năng cơ động rất kém. Hình ảnh pháo tự hành M110 của Thổ Nhĩ Kỳ đang được kéo qua biên giới tiến vào lãnh thổ Syria. Nguồn ảnh: Liveua.
M110 là một trong nhiều mẫu pháo tự hành do Mỹ chế tạo có trong biên chế Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và hiện có khoảng hơn 200 đơn vị phục vụ trong các đơn vị pháo binh của Ankara. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Được Mỹ sản xuất từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, M110 là khẩu pháo tự hành được thiết kế dựa trên thiết kế của khẩu pháo 8 inches do Anh sản xuất từ hồi Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Wiki.
Đây cũng là khẩu pháo tự hành từng được Mỹ sử dụng với số lượng hạn chế trong chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, khẩu pháo này còn tham chiến trong cả chiến tranh Iran-Iraq, chiến tranh Lebanon và Chiến tranh Vùng vịnh. Nguồn ảnh: Global.
Tầm bắn tối đa của M110 với đạn pháo loại thường lên tới 25.000 mét, trong khi đó tầm bắn tối đa khi sử dụng đạn tăng tầm có thể lên tới 30.000 mét hoặc thậm chí hơn nếu ở trong điều kiện khí hậu tốt và thuận chiều gió. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tốc độ bắn tối đa của loại pháo này vào khoảng 3 viên cho mỗi 2 phút hoặc một viên cho mỗi 2 phút trong điều kiện thông thường. Do mỗi viên đạn của M110 là quá lớn, quá trình nạp đạn cho khẩu pháo này thực sự vất vả dù trên khẩu pháo này có sẵn hệ thống cẩu mini để hỗ trợ. Nguồn ảnh: Global.
Biên chế đầy đủ của khẩu pháo lựu tự hành M110 bao gồm kíp chiến đấu 5 người, trong đó có một lái, hai pháo thủ và hai nạp đạn viên. Nguồn ảnh: DDmura.
Khẩu pháo này sử dụng động cơ 8 xi-lanh với 2 trục công suất 405 mã lực, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 54 km/h với điều kiện địa hình tốt. Tầm hoạt động tối đa của khẩu pháo này có thể lên tới hơn 500 km. Nguồn ảnh: Military.
Lần cuối cùng quân đội Mỹ sử dụng khẩu pháo này là vào ngày 23/6/1991. Mặc dù đã bị Mỹ loại biên, khẩu pháo này hiện vẫn được sử dụng bởi hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Nhật, Iran, Israel Đài Loan,... Nguồn ảnh: Arcane.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khẩu pháo lựu tự hành M110 của Mỹ khai hỏa.