Sau khi được giữ gìn trong "két sắt tuyệt mật" suốt gần một thế kỷ, các tài liệu thiết kế chưa từng được biết đến về series pháo tự hành diệt tăng mang tên mã U-20 gần đây đã được công bố. Đây là dự án được triển khai từ mùa hè năm 1940 sử dụng khung gầm xe tăng hạng trung T-34. Nguồn: Tank ArchirveCăn cứ dựa trên bản vẽ và một số tài liệu ít ỏi, giới phân tích quân sự cho hay, khẩu pháo tự hành chống tăng U-20 được thiết kế trên khung gầm xe tăng T-34-76. Nguồn: Tank ArchirveTrên khung gầm, người ta thiết kế một tháp pháo không thể quay được và không có mái che. Kíp pháo thủ 3 người ngồi gọn trong tháp pháo được coi là không quá dày, 45mm mặt trước và 20mm hai bên hông. Nguồn: Tank ArchirveMẫu pháo này được trang bị khẩu pháo cao xạ 85mm 52-K nhưng lại dùng giá pháo của lựu pháo M-30 122mm. Cơ số đạn khoảng 76 viên với 20 viên nằm sẵn trong tháp pháo. Dự án bị hủy bỏ ngay trên bản vẽ vào tháng 4/1942. Nguồn: Tank ArchirveMặc dù mới chỉ được tạo ra trên giấy, tuy nhiên đội ngũ thiết kế còn kịp tạo ra phiên bản cải tiến định danh là U-20-II. Nguồn: Tank ArchirveU-20-II có lớp giáp dày hơn hẳn so với U-20, lên tới 75mm mặt trước và 40mm hai bên hông. Nguồn: Tank ArchirveNgoài U-20, cũng trong giai đoạn này, Liên Xô còn bí mật tiến hành dự án "điên rồ" mang tên SU-2-122 dùng khung gầm T-34 nhưng trang bị tới hai khẩu pháo 122mm kiểu M30 có thể bắn cùng lúc. Dĩ nhiên, dự án này không đi tới đâu. Nguồn: Tank ArchirveTrên khung gầm pháo tự hành SU-85 đã phát triển thành công, người ta còn dự định thiết kế hai mẫu pháo mới với hỏa lực mạnh hơn gồm: SU-D25 với pháo 122mm và SU-D15 với pháo 152mm. Nguồn: Tank ArchirveDẫu vậy, phần lớn các mẫu pháo trên đều chỉ nằm trên giấy đóng dấu “tuyệt mật” và cất trong két sắt, lịch sử pháo tự hành chống tăng Liên Xô đã quá đủ “anh hào” SU-85, SU-100 và đặc biệt là SU-152/ISU-152 với đại pháo đã khiến các xe tăng Đức tan tành xác pháo trên chiến trường. Nguồn: Tank ArchirveThậm chí, cho tới ngày nay, SU-100 vẫn còn được sử dụng trong hoạt động chiến ở một số khu vực trên thế giới. Nguồn: WikipediaMời độc giả xem video pháo tự hành SU-100 phi mã ở thế kỷ 21. Nguồn: Youtube
Sau khi được giữ gìn trong "két sắt tuyệt mật" suốt gần một thế kỷ, các tài liệu thiết kế chưa từng được biết đến về series pháo tự hành diệt tăng mang tên mã U-20 gần đây đã được công bố. Đây là dự án được triển khai từ mùa hè năm 1940 sử dụng khung gầm xe tăng hạng trung T-34. Nguồn: Tank Archirve
Căn cứ dựa trên bản vẽ và một số tài liệu ít ỏi, giới phân tích quân sự cho hay, khẩu pháo tự hành chống tăng U-20 được thiết kế trên khung gầm xe tăng T-34-76. Nguồn: Tank Archirve
Trên khung gầm, người ta thiết kế một tháp pháo không thể quay được và không có mái che. Kíp pháo thủ 3 người ngồi gọn trong tháp pháo được coi là không quá dày, 45mm mặt trước và 20mm hai bên hông. Nguồn: Tank Archirve
Mẫu pháo này được trang bị khẩu pháo cao xạ 85mm 52-K nhưng lại dùng giá pháo của lựu pháo M-30 122mm. Cơ số đạn khoảng 76 viên với 20 viên nằm sẵn trong tháp pháo. Dự án bị hủy bỏ ngay trên bản vẽ vào tháng 4/1942. Nguồn: Tank Archirve
Mặc dù mới chỉ được tạo ra trên giấy, tuy nhiên đội ngũ thiết kế còn kịp tạo ra phiên bản cải tiến định danh là U-20-II. Nguồn: Tank Archirve
U-20-II có lớp giáp dày hơn hẳn so với U-20, lên tới 75mm mặt trước và 40mm hai bên hông. Nguồn: Tank Archirve
Ngoài U-20, cũng trong giai đoạn này, Liên Xô còn bí mật tiến hành dự án "điên rồ" mang tên SU-2-122 dùng khung gầm T-34 nhưng trang bị tới hai khẩu pháo 122mm kiểu M30 có thể bắn cùng lúc. Dĩ nhiên, dự án này không đi tới đâu. Nguồn: Tank Archirve
Trên khung gầm pháo tự hành SU-85 đã phát triển thành công, người ta còn dự định thiết kế hai mẫu pháo mới với hỏa lực mạnh hơn gồm: SU-D25 với pháo 122mm và SU-D15 với pháo 152mm. Nguồn: Tank Archirve
Dẫu vậy, phần lớn các mẫu pháo trên đều chỉ nằm trên giấy đóng dấu “tuyệt mật” và cất trong két sắt, lịch sử pháo tự hành chống tăng Liên Xô đã quá đủ “anh hào” SU-85, SU-100 và đặc biệt là SU-152/ISU-152 với đại pháo đã khiến các xe tăng Đức tan tành xác pháo trên chiến trường. Nguồn: Tank Archirve
Thậm chí, cho tới ngày nay, SU-100 vẫn còn được sử dụng trong hoạt động chiến ở một số khu vực trên thế giới. Nguồn: Wikipedia
Mời độc giả xem video pháo tự hành SU-100 phi mã ở thế kỷ 21. Nguồn: Youtube