Vào tháng 1/1936, Nhật Bản tuyên bố ý định rút khỏi Hiệp ước Hải quân London, cáo buộc cả Mỹ và Anh đang đàm phán thiếu thiện chí. Người Nhật muốn tìm kiếm sự bình đẳng trong xây dựng lực lượng hải quân, điều mà các cường quốc phương Tây không muốn.Sau khi rút khỏi Hiệp ước, các nhà thiết kế thiết giáp hạm của Nhật đã nhanh chóng bắt tay vào thiết kế các tàu chiến mới. Loại đầu tiên là thiết giáp hạm lớp Yamato, trang bị pháo 460 ly; đây cũng là thiết giáp hạm lớn nhất từng được chế tạo. Tuy nhiên, Yamatos không phải là cuối cùng cho tham vọng của Nhật Bản.Hải quân Đế quốc Nhật Bản (IJN) đã lên kế hoạch đóng một lớp siêu thiết giáp hạm khác lớn hơn, có tên A-150 và thậm chí họ còn có những kế hoạch mơ hồ về các tàu lớn hơn nữa, sẽ kế nhiệm lớp A-150. Nhưng sau đó, thế chiến 2 đã bùng nổ, những tham vọng bị tan rã.IJN dự định lớp thiết giáp hạm A-150, sẽ thay thế lớp tàu Yamatos; A-150 được phát triển dựa trên kinh nghiệm của lớp Yamotos. Cùng với lớp tàu Yamatos, những con tàu lớp A-150 được kỳ vọng sẽ cung cấp cho IJN một chiến tuyến bất khả chiến bại, để bảo vệ các thành quả ở Thái Bình Dương, cùng với các vùng lãnh thổ mới giành được ở Đông Nam Á và Trung Quốc.Về lý thuyết, những chiếc A-150 sẽ mang sáu khẩu pháo có cỡ nòng 510 ly trong ba tháp pháo đôi; nhưng nếu có khó khăn kỹ thuật phát sinh, trong quá trình chế tạo siêu pháo như vậy, chúng có thể trang bị vũ khí chính tương tự như lớp Yamatos.Các khẩu pháo 510 mm có thể phá hủy bất kỳ thiết giáp hạm nào hiện có (hoặc đã lên kế hoạch xây dựng) của Mỹ hoặc Anh; nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm đối với các bộ phận mỏng manh hơn của con tàu.Những chiếc thiết giáp hạm A-150 sẽ mang lớp vỏ dày và nặng hơn những người anh em Yamotos; đủ để bảo vệ trước những vũ khí hạng nặng nhất trong kho vũ khí của Mỹ hoặc Anh.Vũ khí trang bị thứ cấp sẽ bao gồm một số lượng đáng kể pháo 99 ly, cỡ nòng tương đối nhỏ; thiết kế này cho thấy, những chiếc A-150 có thể đã dựa vào các tàu hỗ trợ, để bảo vệ chúng khỏi các tàu tuần dương và khu trục hạm của đối phương.Những thỏa hiệp về thiết kế đã hạn chế tính hiệu quả của Yamatos bằng cách giảm tốc độ và tầm hoạt động của chúng, do vậy thiết giáp hạm Yamoto đã không thể theo kịp các tàu sân bay nhanh nhất của IJN. Tuy nhiên những chiếc A-150 có thể sẽ nhanh hơn một chút (30 hải lý/giờ) so với Yamatos, với tầm hoạt động xa hơn, phù hợp hơn cho các nhiệm vụ trên Thái Bình Dương.Việc chế tạo tàu Yamatos đã thách thức năng lực của các ngành công nghiệp đóng tàu và luyện kim của Nhật Bản, và những chiếc A-150 sẽ còn khiến họ căng thẳng hơn nữa. Ví dụ, việc sản xuất nòng pháo 508 ly là vượt quá khả năng công nghiệp của Nhật Bản khi đó, và cần phải có thời gian để phát triển công nghệ.Hiện tại ít có tài liệu về những chiếc thiết giáp hạm kế thừa lớp A-150; nhưng theo một số tài liệu ít ỏi còn sót lại, loại tàu này sẽ lớn hơn, tốc độ nhanh hơn và được trang bị vũ khí mạnh hơn. Lượng choán nước có thể đến 100 nghìn tấn, và mang theo tám khẩu pháo 508 ly trong bốn tháp pháo đôi.Trong mọi trường hợp, những thay đổi về tư duy chiến thuật trong công nghệ hải quân, khiến những chiếc thiết giáp hạm trở nên lạc hậu, trước khi nó đi vào hoạt động, vì khi đó bắt đầu thời đại của tàu sân bay. Do vậy cả thiết giáp hạm lớp Yamoto và A-150 đã không thể đáp ứng được yêu cầu cuộc chiến.Nhật Bản đã đặt hàng hai thiết giáp hạm A-150 trong năm 1942. Chiếc đầu tiên dự định mang tên HIJMS Shinano, và chiếc thứ hai chưa kịp đặt tên. Tuy nhiên, nhu cầu thời chiến cần các tàu nhỏ hơn và năng lực đóng tàu trong chiến tranh của Nhật Bản bị thu hẹp; đồng nghĩa với việc cả hai con tàu đều không được đặt đóng.Hiệp ước Hải quân London đã giúp ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang mà Nhật Bản không thể thắng, dù là vào năm 1921 hay năm 1937. GDP của Nhật Bản vào đầu Thế chiến thứ hai chỉ bằng một nửa so với của Anh và chưa bằng một phần tư của Mỹ; do vậy Nhật Bản càng đầu tư phát triển các "siêu chiến hạm", lại càng sa lầy.Thành công của hải quân Nhật Bản vào đầu Chiến tranh Thái Bình Dương xảy ra vì Nhật Bản đã giành thế chủ động bất ngờ và Hải quân Mỹ chủ quan, coi thường đối thủ châu Á. Nhưng trong bất kỳ cuộc cạnh tranh hải quân kéo dài nào với Mỹ, Nhật Bản đều không thể giành chiến thắng.Khi phát hiện ra Nhật Bản đóng những thiết giáp hạm lớn, Mỹ bắt đầu chế tạo các thiết giáp hạm lớn hơn nữa, cũng như các phương tiện khác để đánh chìm các thiết giáp hạm lớn. Vào năm 1952, Mỹ đã đóng tàu USS Forrestal, chiếc đầu tiên trong lớp 4 hàng không mẫu hạm lớn hơn đáng kể so với các thiết giáp hạm lớp A-150.Nếu chiến tranh thế giới thứ hai không xảy ra, Nhật Bản đã phá sản khi tự chi tiêu cho những con tàu khổng lồ này, do Nhật Bản thiếu năng lực công nghiệp để cạnh tranh với Mỹ. Kể cả Nhật Bản có nắm giữ vùng lãnh thổ họ chiếm được của Đông Á, thì Nhật cũng không thể sánh được với sản xuất công nghiệp của Mỹ trong nhiều thập kỷ.Theo đánh giá của các nhà sử học quân sự, tàu chiến là sự phản ánh (không hoàn hảo) của thực tại nền kinh tế hiện có. Nếu Nhật Bản phát triển lớp tàu A-150 thành công, thì Mỹ sẽ đáp trả Nhật Bản bằng những tàu chiến lớn hơn, mạnh hơn. Do vậy lớp siêu thiết giáp hạm A-150 dù có thành công, cũng không thể cứu vãn được đế quốc Nhật Bản. Nguồn ảnh: Warhistory. Cận cảnh thiết giáp hạm Yamato - niềm hy vọng một thời của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nguồn: TheArchive.
Vào tháng 1/1936, Nhật Bản tuyên bố ý định rút khỏi Hiệp ước Hải quân London, cáo buộc cả Mỹ và Anh đang đàm phán thiếu thiện chí. Người Nhật muốn tìm kiếm sự bình đẳng trong xây dựng lực lượng hải quân, điều mà các cường quốc phương Tây không muốn.
Sau khi rút khỏi Hiệp ước, các nhà thiết kế thiết giáp hạm của Nhật đã nhanh chóng bắt tay vào thiết kế các tàu chiến mới. Loại đầu tiên là thiết giáp hạm lớp Yamato, trang bị pháo 460 ly; đây cũng là thiết giáp hạm lớn nhất từng được chế tạo. Tuy nhiên, Yamatos không phải là cuối cùng cho tham vọng của Nhật Bản.
Hải quân Đế quốc Nhật Bản (IJN) đã lên kế hoạch đóng một lớp siêu thiết giáp hạm khác lớn hơn, có tên A-150 và thậm chí họ còn có những kế hoạch mơ hồ về các tàu lớn hơn nữa, sẽ kế nhiệm lớp A-150. Nhưng sau đó, thế chiến 2 đã bùng nổ, những tham vọng bị tan rã.
IJN dự định lớp thiết giáp hạm A-150, sẽ thay thế lớp tàu Yamatos; A-150 được phát triển dựa trên kinh nghiệm của lớp Yamotos. Cùng với lớp tàu Yamatos, những con tàu lớp A-150 được kỳ vọng sẽ cung cấp cho IJN một chiến tuyến bất khả chiến bại, để bảo vệ các thành quả ở Thái Bình Dương, cùng với các vùng lãnh thổ mới giành được ở Đông Nam Á và Trung Quốc.
Về lý thuyết, những chiếc A-150 sẽ mang sáu khẩu pháo có cỡ nòng 510 ly trong ba tháp pháo đôi; nhưng nếu có khó khăn kỹ thuật phát sinh, trong quá trình chế tạo siêu pháo như vậy, chúng có thể trang bị vũ khí chính tương tự như lớp Yamatos.
Các khẩu pháo 510 mm có thể phá hủy bất kỳ thiết giáp hạm nào hiện có (hoặc đã lên kế hoạch xây dựng) của Mỹ hoặc Anh; nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm đối với các bộ phận mỏng manh hơn của con tàu.
Những chiếc thiết giáp hạm A-150 sẽ mang lớp vỏ dày và nặng hơn những người anh em Yamotos; đủ để bảo vệ trước những vũ khí hạng nặng nhất trong kho vũ khí của Mỹ hoặc Anh.
Vũ khí trang bị thứ cấp sẽ bao gồm một số lượng đáng kể pháo 99 ly, cỡ nòng tương đối nhỏ; thiết kế này cho thấy, những chiếc A-150 có thể đã dựa vào các tàu hỗ trợ, để bảo vệ chúng khỏi các tàu tuần dương và khu trục hạm của đối phương.
Những thỏa hiệp về thiết kế đã hạn chế tính hiệu quả của Yamatos bằng cách giảm tốc độ và tầm hoạt động của chúng, do vậy thiết giáp hạm Yamoto đã không thể theo kịp các tàu sân bay nhanh nhất của IJN. Tuy nhiên những chiếc A-150 có thể sẽ nhanh hơn một chút (30 hải lý/giờ) so với Yamatos, với tầm hoạt động xa hơn, phù hợp hơn cho các nhiệm vụ trên Thái Bình Dương.
Việc chế tạo tàu Yamatos đã thách thức năng lực của các ngành công nghiệp đóng tàu và luyện kim của Nhật Bản, và những chiếc A-150 sẽ còn khiến họ căng thẳng hơn nữa. Ví dụ, việc sản xuất nòng pháo 508 ly là vượt quá khả năng công nghiệp của Nhật Bản khi đó, và cần phải có thời gian để phát triển công nghệ.
Hiện tại ít có tài liệu về những chiếc thiết giáp hạm kế thừa lớp A-150; nhưng theo một số tài liệu ít ỏi còn sót lại, loại tàu này sẽ lớn hơn, tốc độ nhanh hơn và được trang bị vũ khí mạnh hơn. Lượng choán nước có thể đến 100 nghìn tấn, và mang theo tám khẩu pháo 508 ly trong bốn tháp pháo đôi.
Trong mọi trường hợp, những thay đổi về tư duy chiến thuật trong công nghệ hải quân, khiến những chiếc thiết giáp hạm trở nên lạc hậu, trước khi nó đi vào hoạt động, vì khi đó bắt đầu thời đại của tàu sân bay. Do vậy cả thiết giáp hạm lớp Yamoto và A-150 đã không thể đáp ứng được yêu cầu cuộc chiến.
Nhật Bản đã đặt hàng hai thiết giáp hạm A-150 trong năm 1942. Chiếc đầu tiên dự định mang tên HIJMS Shinano, và chiếc thứ hai chưa kịp đặt tên. Tuy nhiên, nhu cầu thời chiến cần các tàu nhỏ hơn và năng lực đóng tàu trong chiến tranh của Nhật Bản bị thu hẹp; đồng nghĩa với việc cả hai con tàu đều không được đặt đóng.
Hiệp ước Hải quân London đã giúp ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang mà Nhật Bản không thể thắng, dù là vào năm 1921 hay năm 1937. GDP của Nhật Bản vào đầu Thế chiến thứ hai chỉ bằng một nửa so với của Anh và chưa bằng một phần tư của Mỹ; do vậy Nhật Bản càng đầu tư phát triển các "siêu chiến hạm", lại càng sa lầy.
Thành công của hải quân Nhật Bản vào đầu Chiến tranh Thái Bình Dương xảy ra vì Nhật Bản đã giành thế chủ động bất ngờ và Hải quân Mỹ chủ quan, coi thường đối thủ châu Á. Nhưng trong bất kỳ cuộc cạnh tranh hải quân kéo dài nào với Mỹ, Nhật Bản đều không thể giành chiến thắng.
Khi phát hiện ra Nhật Bản đóng những thiết giáp hạm lớn, Mỹ bắt đầu chế tạo các thiết giáp hạm lớn hơn nữa, cũng như các phương tiện khác để đánh chìm các thiết giáp hạm lớn. Vào năm 1952, Mỹ đã đóng tàu USS Forrestal, chiếc đầu tiên trong lớp 4 hàng không mẫu hạm lớn hơn đáng kể so với các thiết giáp hạm lớp A-150.
Nếu chiến tranh thế giới thứ hai không xảy ra, Nhật Bản đã phá sản khi tự chi tiêu cho những con tàu khổng lồ này, do Nhật Bản thiếu năng lực công nghiệp để cạnh tranh với Mỹ. Kể cả Nhật Bản có nắm giữ vùng lãnh thổ họ chiếm được của Đông Á, thì Nhật cũng không thể sánh được với sản xuất công nghiệp của Mỹ trong nhiều thập kỷ.
Theo đánh giá của các nhà sử học quân sự, tàu chiến là sự phản ánh (không hoàn hảo) của thực tại nền kinh tế hiện có. Nếu Nhật Bản phát triển lớp tàu A-150 thành công, thì Mỹ sẽ đáp trả Nhật Bản bằng những tàu chiến lớn hơn, mạnh hơn. Do vậy lớp siêu thiết giáp hạm A-150 dù có thành công, cũng không thể cứu vãn được đế quốc Nhật Bản. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cận cảnh thiết giáp hạm Yamato - niềm hy vọng một thời của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nguồn: TheArchive.