Trong nỗ lực nhằm củng cố cho các đồng minh NATO và Ukraine đề phòng một cuộc xâm lược tiềm tàng từ Nga, chính quyền Tổng thống Biden tuần trước đã thông báo về việc triển khai 1.700 binh sĩ của Sư đoàn Dù số 82 từ Fort Bragg, Bắc Carolina, tới Ba Lan và triển khai một phi đội của Trung đoàn kỵ binh số 2 của Đức đến Romania.Các đơn vị của Sư đoàn Bộ binh 4 (Cơ giới hóa) của Mỹ tại Fort Carson, Colorado cũng ở chế độ sẵn sàng chiến đấu với đầy đủ vũ khí và công nghệ mới. Khủng hoảng lần này cũng là một cơ hội để Mỹ đưa những vũ khí chưa được thử nghiệm trên chiến trường được thực chiến với một đối thủ xứng tầm như Nga.Thứ nhất là tên lửa chống tăng FGM-148, Javelin ban đầu được triển khai vào những năm 1990, có tầm bắn khoảng 2.000 m, nhắm mục tiêu bằng tia hồng ngoại. Javelin từng được sử dụng để phá hủy các boongke, các tòa nhà và các công trình kiên cố khác trong thời kỳ chiến tranh Afghanistan và Iraq, nhưng hiếm khi thực hiện đúng với mục đích mà nó được tạo ra là tiêu diệt xe tăng.Trong số các vũ khí hiện được triển khai tới châu Âu, Javelin sẽ là một hệ thống vũ khí quan trọng. Một nửa số phương tiện vận tải bộ binh Stryker mà Sư đoàn kỵ binh 2 đang sử dụng, được trang bị các bệ phóng Javelin điều khiển từ xa và lực lượng được triển khai tới Romania có thể được trang bị tới 25 khẩu Javelin.Thứ hai là xe chở bộ binh Stryker - Dragoon (ICV-D). Vào giữa những năm 2010, Quân đội Mỹ đã quyết định tăng cường hỏa lực cho Trung đoàn kỵ binh số 2 của Đức. Đó là việc nâng cấp một nửa số xe Stryker của đơn vị bằng tên lửa Javelin, để cải thiện khả năng chống thiết giáp.Pháo 30 mm XM-813 của Stryker Dragoon được thiết kế để chống lại các phương tiện bọc thép hạng nhẹ của đối phương, bao gồm xe chiến đấu bộ binh BMP-2, BMP-3 của Nga và xe bọc thép bánh lốp BTR-80.Trong cuộc chiến chống lại một đối thủ được cơ giới hóa cao như Quân đội Nga, những chiếc Stryker được trang bị tên lửa Javelins sẽ giao tranh với xe tăng của đối phương, trong khi xe thiết giáp Stryker Dragoons sẽ giao tranh với các phương tiện trinh sát và xe chiến đấu bộ binh đi cùng.Tiếp theo là xe chiến đấu bộ binh (ISV), đây là một phương tiện hạng nhẹ được thiết kế để di chuyển lính bộ binh đến mục tiêu một cách nhanh chóng, đặc biệt là bộ binh đường không, giúp bảo đảm tính cơ động trong chiến đấu trên chiến trường.ISV vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và chưa được xác nhận sẽ triển khai đến Đông Âu, nhưng việc mang nó theo sẽ giúp Sư đoàn Dù 82 cơ động nhanh chóng triển khai trên khắp Ba Lan. Ba Lan, một đồng minh NATO có biên giới với Ukraine, đang mong muốn nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong trường hợp xe tăng Nga tiến vào nước láng giềng phía đông.ISV là một chiếc xe chiến đấu không bọc giáp, được thiết kế có thể chở 9 binh sĩ, xe có thể nằm gọn bên trong máy bay trực thăng CH-47 Chinook và có thể thả trên không cùng với lính dù. Chiếc xe này không sử dụng giáp để có trọng lượng nhẹ và tốc độ, cho phép đưa binh lính đến mục tiêu nhanh hơn.Giám đốc Kiểm tra và Đánh giá Hoạt động (DOT & E) của Lầu Năm Góc gần đây đã chỉ trích ISV trong báo cáo mới nhất là "không hoạt động hiệu quả" trong các cuộc tập trận quân sự. Xe thử nghiệm đã không thể hoàn thành bài kiểm tra độ tin cậy do các vấn đề như “khả năng lái, khung ghế bị nứt và cong, cũng như nứt động cơ và quá nhiệt”.Tuy nhiên, trong khi ISV chắc chắn có những vấn đề cần phải giải quyết, thì vẫn chưa có giải pháp thay thế thực sự nào và Sư đoàn Dù 82 sẽ gặp khó khăn khi chuyển quân vòng quanh Ba Lan nếu không có chiếc xe này.Cuối cùng là máy bay chiến đấu F-35, đây là một máy bay chiến đấu đa năng có thể thực hiện nhiệm vụ không đối không và không đối đất. Không giống như người tiền nhiệm của nó, F-16 Fighting Falcon, F-35 được thiết kế từ đầu như một máy bay chiến đấu tàng hình với tầm quan sát thấp.F-35 đã từng tham chiến ở Afghanistan, tấn công IS ở Syria và Iraq, nhưng trong cả hai trường hợp các cuộc tấn công đều không thể đánh giá hết được khả năng của máy bay, vì kẻ thù không có hệ thống phòng không. F-35 vẫn chưa có cơ hội đối đầu với một đối thủ ngang hàng vận hành các hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu tiên tiến như Nga.Các hệ thống tên lửa đất đối không Tor, Buk và S-400 của Nga là một trong những hệ thống tên lửa đất đối không nguy hiểm nhất trên thế giới, trong khi các máy bay chiến đấu MiG-29, Su-30 và Su-35 Flanker-E của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga là những mối đe dọa đáng gờm xứng tầm với F-35.Liệu những vũ khí này của Mỹ có giúp được gì cho các đồng minh ở Đông Âu, tuy nhiên với nước đi này Mỹ vừa có thể thử nghiệm những vũ khí của mình trước một đối thủ lớn và vừa có thể xoa dịu nỗi lo cho các đồng minh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong nỗ lực nhằm củng cố cho các đồng minh NATO và Ukraine đề phòng một cuộc xâm lược tiềm tàng từ Nga, chính quyền Tổng thống Biden tuần trước đã thông báo về việc triển khai 1.700 binh sĩ của Sư đoàn Dù số 82 từ Fort Bragg, Bắc Carolina, tới Ba Lan và triển khai một phi đội của Trung đoàn kỵ binh số 2 của Đức đến Romania.
Các đơn vị của Sư đoàn Bộ binh 4 (Cơ giới hóa) của Mỹ tại Fort Carson, Colorado cũng ở chế độ sẵn sàng chiến đấu với đầy đủ vũ khí và công nghệ mới. Khủng hoảng lần này cũng là một cơ hội để Mỹ đưa những vũ khí chưa được thử nghiệm trên chiến trường được thực chiến với một đối thủ xứng tầm như Nga.
Thứ nhất là tên lửa chống tăng FGM-148, Javelin ban đầu được triển khai vào những năm 1990, có tầm bắn khoảng 2.000 m, nhắm mục tiêu bằng tia hồng ngoại. Javelin từng được sử dụng để phá hủy các boongke, các tòa nhà và các công trình kiên cố khác trong thời kỳ chiến tranh Afghanistan và Iraq, nhưng hiếm khi thực hiện đúng với mục đích mà nó được tạo ra là tiêu diệt xe tăng.
Trong số các vũ khí hiện được triển khai tới châu Âu, Javelin sẽ là một hệ thống vũ khí quan trọng. Một nửa số phương tiện vận tải bộ binh Stryker mà Sư đoàn kỵ binh 2 đang sử dụng, được trang bị các bệ phóng Javelin điều khiển từ xa và lực lượng được triển khai tới Romania có thể được trang bị tới 25 khẩu Javelin.
Thứ hai là xe chở bộ binh Stryker - Dragoon (ICV-D). Vào giữa những năm 2010, Quân đội Mỹ đã quyết định tăng cường hỏa lực cho Trung đoàn kỵ binh số 2 của Đức. Đó là việc nâng cấp một nửa số xe Stryker của đơn vị bằng tên lửa Javelin, để cải thiện khả năng chống thiết giáp.
Pháo 30 mm XM-813 của Stryker Dragoon được thiết kế để chống lại các phương tiện bọc thép hạng nhẹ của đối phương, bao gồm xe chiến đấu bộ binh BMP-2, BMP-3 của Nga và xe bọc thép bánh lốp BTR-80.
Trong cuộc chiến chống lại một đối thủ được cơ giới hóa cao như Quân đội Nga, những chiếc Stryker được trang bị tên lửa Javelins sẽ giao tranh với xe tăng của đối phương, trong khi xe thiết giáp Stryker Dragoons sẽ giao tranh với các phương tiện trinh sát và xe chiến đấu bộ binh đi cùng.
Tiếp theo là xe chiến đấu bộ binh (ISV), đây là một phương tiện hạng nhẹ được thiết kế để di chuyển lính bộ binh đến mục tiêu một cách nhanh chóng, đặc biệt là bộ binh đường không, giúp bảo đảm tính cơ động trong chiến đấu trên chiến trường.
ISV vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và chưa được xác nhận sẽ triển khai đến Đông Âu, nhưng việc mang nó theo sẽ giúp Sư đoàn Dù 82 cơ động nhanh chóng triển khai trên khắp Ba Lan. Ba Lan, một đồng minh NATO có biên giới với Ukraine, đang mong muốn nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong trường hợp xe tăng Nga tiến vào nước láng giềng phía đông.
ISV là một chiếc xe chiến đấu không bọc giáp, được thiết kế có thể chở 9 binh sĩ, xe có thể nằm gọn bên trong máy bay trực thăng CH-47 Chinook và có thể thả trên không cùng với lính dù. Chiếc xe này không sử dụng giáp để có trọng lượng nhẹ và tốc độ, cho phép đưa binh lính đến mục tiêu nhanh hơn.
Giám đốc Kiểm tra và Đánh giá Hoạt động (DOT & E) của Lầu Năm Góc gần đây đã chỉ trích ISV trong báo cáo mới nhất là "không hoạt động hiệu quả" trong các cuộc tập trận quân sự. Xe thử nghiệm đã không thể hoàn thành bài kiểm tra độ tin cậy do các vấn đề như “khả năng lái, khung ghế bị nứt và cong, cũng như nứt động cơ và quá nhiệt”.
Tuy nhiên, trong khi ISV chắc chắn có những vấn đề cần phải giải quyết, thì vẫn chưa có giải pháp thay thế thực sự nào và Sư đoàn Dù 82 sẽ gặp khó khăn khi chuyển quân vòng quanh Ba Lan nếu không có chiếc xe này.
Cuối cùng là máy bay chiến đấu F-35, đây là một máy bay chiến đấu đa năng có thể thực hiện nhiệm vụ không đối không và không đối đất. Không giống như người tiền nhiệm của nó, F-16 Fighting Falcon, F-35 được thiết kế từ đầu như một máy bay chiến đấu tàng hình với tầm quan sát thấp.
F-35 đã từng tham chiến ở Afghanistan, tấn công IS ở Syria và Iraq, nhưng trong cả hai trường hợp các cuộc tấn công đều không thể đánh giá hết được khả năng của máy bay, vì kẻ thù không có hệ thống phòng không. F-35 vẫn chưa có cơ hội đối đầu với một đối thủ ngang hàng vận hành các hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu tiên tiến như Nga.
Các hệ thống tên lửa đất đối không Tor, Buk và S-400 của Nga là một trong những hệ thống tên lửa đất đối không nguy hiểm nhất trên thế giới, trong khi các máy bay chiến đấu MiG-29, Su-30 và Su-35 Flanker-E của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga là những mối đe dọa đáng gờm xứng tầm với F-35.
Liệu những vũ khí này của Mỹ có giúp được gì cho các đồng minh ở Đông Âu, tuy nhiên với nước đi này Mỹ vừa có thể thử nghiệm những vũ khí của mình trước một đối thủ lớn và vừa có thể xoa dịu nỗi lo cho các đồng minh. Nguồn ảnh: Pinterest.