Tại triển lãm Dubai Airshow 2019, hàng loạt khách hàng dành sự quan tâm đặc biệt đến cường kích hạng nặng Su-34 của Nga, trong đó có Iraq, Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan và đặc biệt là Jordan - một quốc gia đồng minh của Mỹ tại Trung Đông.Hiện phái đoàn Nga và Jordan đã tiến hành một số cuộc thảo luận quan trong về thương vụ đầy triển vọng này.Kết quả thảo luận không được hai bên tiết lộ nhưng theo một đại diện của phái đoàn Nga dự Dubai Airshow 2019 cho biết: "Khách hàng Trung Đông rất có thiện chí và những cuộc đàm phán chính thức về hợp đồng mua máy bay Su-34 sẽ được 2 bên chính thức được thực hiện tại Nga trong thời gian tới".Nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi và thương vụ Su-34 với Jordan được ký kết trong thời gian tới, điều này cũng đồng nghĩa với việc Nga đã kiếm được khách hàng thứ 2 cho chiến đấu cơ Su-34 sau hơn chục năm miệt mài chào bán.Giai đoạn 2004-2007, Jordan nhập khẩu số lượng vũ khí tổng giá trị 1,226 tỷ USD, quốc gia cung cấp nhiều nhất là Mỹ với 328 triệu USD (32,2%), vị trí thứ hai thuộc về Nga (252 triệu, 20,55%) và thứ ba là Trung Quốc (185 triệu, 15%), tiếp theo là Bỉ, Hà Lan.Trong giai đoạn 2008-2015, Jordan đã chi 2,08 tỷ USD để mua vũ khí và trang bị quân sự, nước cung cấp nhiều nhất vẫn là Mỹ với giá trị 1,363 tỷ USD (65,5%), Nga đứng thứ hai nhưng giá trị chỉ có 175 triệu USD (8,4%), sau đó là Bỉ, Trung Quốc.Các đơn đặt hàng vũ khí trang bị kỹ thuật của Jordan trong giai đoạn 2012-2016 với thứ tự các nhà cung cấp là Mỹ, Nga và Hà Lan. Tuy nhiên, dường như mọi chuyện đã thay đổi bởi ngoài Su-34, hiện nay Jordan cũng đang muốn mua số lượng lớn tên lửa chống tưng của Nga mà không phải vũ khí Mỹ. Trong số này có tên lửa RPG-32, Kornet...Điều này cho thấy vũ khí Nga đang từng bước giành lấy thị phần tại Trung Đông của vũ khí Mỹ. Nga hiện cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh trong NATO, hệ thống S-400. UAE ngày 17/11 cũng cho biết đang quan tâm đến trực thăng Mi-38 của Nga, trong khi hai bên đang tiếp tục thảo luận việc cung cấp máy bay Su-35 của Nga.Qatar, Ma Rốc, Ai Cập, Iraq cũng được cho là đã bàn thảo về việc mua S-400 của Nga. Theo các quan chức Nga, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất Trung Đông là Saudi Arabia cũng đang tiếp tục thảo luận với Nga để triển khai thỏa thuận mua S400 đã kí vào năm 2017.Vụ tấn công mới đây bằng máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia càng làm thay đổi quan điểm của các nước Trung Đông vốn lâu nay phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí từ Mỹ. Không từ bỏ cơ hội này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ngay lập tức chào hàng với khẳng định vũ khí của Nga có thể bảo vệ an ninh cho Saudi Arabia."Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Saudi Arabia bảo vệ đất nước và người dân. Lãnh đạo Saudi Arabia cần phải đưa ra quyết định khôn ngoan giống như Iran khi mua S-300 và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã mua S-400 của Nga. Hệ thống S400 của Nga sẽ đảm bảo an ninh cho các cơ sở dầu của Saudi Arabia", ông Putin nói.Với xuất khẩu vũ khí của Nga hàng năm sang Trung Đông đạt trên 2 tỷ USD, được cho là mức rất khiêm tốn đối với Mỹ hay các nước châu Âu khác, nhưng việc Nga đang dần chiếm lĩnh thị trường vũ khí truyền thống của Mỹ tại khu vực quan trọng này chắc chắn sẽ khiến Mỹ đứng ngồi không yên.
Tại triển lãm Dubai Airshow 2019, hàng loạt khách hàng dành sự quan tâm đặc biệt đến cường kích hạng nặng Su-34 của Nga, trong đó có Iraq, Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan và đặc biệt là Jordan - một quốc gia đồng minh của Mỹ tại Trung Đông.
Hiện phái đoàn Nga và Jordan đã tiến hành một số cuộc thảo luận quan trong về thương vụ đầy triển vọng này.
Kết quả thảo luận không được hai bên tiết lộ nhưng theo một đại diện của phái đoàn Nga dự Dubai Airshow 2019 cho biết: "Khách hàng Trung Đông rất có thiện chí và những cuộc đàm phán chính thức về hợp đồng mua máy bay Su-34 sẽ được 2 bên chính thức được thực hiện tại Nga trong thời gian tới".
Nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi và thương vụ Su-34 với Jordan được ký kết trong thời gian tới, điều này cũng đồng nghĩa với việc Nga đã kiếm được khách hàng thứ 2 cho chiến đấu cơ Su-34 sau hơn chục năm miệt mài chào bán.
Giai đoạn 2004-2007, Jordan nhập khẩu số lượng vũ khí tổng giá trị 1,226 tỷ USD, quốc gia cung cấp nhiều nhất là Mỹ với 328 triệu USD (32,2%), vị trí thứ hai thuộc về Nga (252 triệu, 20,55%) và thứ ba là Trung Quốc (185 triệu, 15%), tiếp theo là Bỉ, Hà Lan.
Trong giai đoạn 2008-2015, Jordan đã chi 2,08 tỷ USD để mua vũ khí và trang bị quân sự, nước cung cấp nhiều nhất vẫn là Mỹ với giá trị 1,363 tỷ USD (65,5%), Nga đứng thứ hai nhưng giá trị chỉ có 175 triệu USD (8,4%), sau đó là Bỉ, Trung Quốc.
Các đơn đặt hàng vũ khí trang bị kỹ thuật của Jordan trong giai đoạn 2012-2016 với thứ tự các nhà cung cấp là Mỹ, Nga và Hà Lan. Tuy nhiên, dường như mọi chuyện đã thay đổi bởi ngoài Su-34, hiện nay Jordan cũng đang muốn mua số lượng lớn tên lửa chống tưng của Nga mà không phải vũ khí Mỹ. Trong số này có tên lửa RPG-32, Kornet...
Điều này cho thấy vũ khí Nga đang từng bước giành lấy thị phần tại Trung Đông của vũ khí Mỹ. Nga hiện cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh trong NATO, hệ thống S-400. UAE ngày 17/11 cũng cho biết đang quan tâm đến trực thăng Mi-38 của Nga, trong khi hai bên đang tiếp tục thảo luận việc cung cấp máy bay Su-35 của Nga.
Qatar, Ma Rốc, Ai Cập, Iraq cũng được cho là đã bàn thảo về việc mua S-400 của Nga. Theo các quan chức Nga, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất Trung Đông là Saudi Arabia cũng đang tiếp tục thảo luận với Nga để triển khai thỏa thuận mua S400 đã kí vào năm 2017.
Vụ tấn công mới đây bằng máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia càng làm thay đổi quan điểm của các nước Trung Đông vốn lâu nay phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí từ Mỹ. Không từ bỏ cơ hội này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ngay lập tức chào hàng với khẳng định vũ khí của Nga có thể bảo vệ an ninh cho Saudi Arabia.
"Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Saudi Arabia bảo vệ đất nước và người dân. Lãnh đạo Saudi Arabia cần phải đưa ra quyết định khôn ngoan giống như Iran khi mua S-300 và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã mua S-400 của Nga. Hệ thống S400 của Nga sẽ đảm bảo an ninh cho các cơ sở dầu của Saudi Arabia", ông Putin nói.
Với xuất khẩu vũ khí của Nga hàng năm sang Trung Đông đạt trên 2 tỷ USD, được cho là mức rất khiêm tốn đối với Mỹ hay các nước châu Âu khác, nhưng việc Nga đang dần chiếm lĩnh thị trường vũ khí truyền thống của Mỹ tại khu vực quan trọng này chắc chắn sẽ khiến Mỹ đứng ngồi không yên.