Hôm 30/10 vừa qua, tàu sân bay đắt nhất lịch sử nước Anh chiếc HMS Queen Elizabeth đã rời cảng Portsmouth của nước này ra khơi sau một loạt lùm xùm trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Sina.Chuyến hành trình của HMS Queen Elizabeth được bắt đầu từ 12:00 giờ GMT. Thực tế, HMS Queen Elizabeth không rời cảng Portsmouth một cách có chủ đích mà do thời tiết xấu, biển động mạnh nên tàu sân bay mới nhất này của Anh phải rời cảng này ngoài kế hoạch. Nguồn ảnh: Sina.Khi tàu rời cảng, quá trình hoàn thiện con tàu với hàng trăm kỹ sư vẫn tiếp tục làm việc bên trong. Mặc dù phía Anh dự kiến sẽ đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào biên chế dịp cuối năm nay tuy nhiên khối lượng công việc để hoàn thiện con tàu này còn rất lớn. Nguồn ảnh: Sina.Giới báo chí Anh gọi đây là siêu tàu sân bay Anh Quốc và là niềm tự hào của Nữ Hoàng. Trong lịch sử hào hùng của Hải quân Hoàng gia Anh, chiếc HMS Queen Elizabeth là chiếc tàu chiến lớn nhất từng được đóng, nó có độ giãn nước 70.000 tấn. Nguồn ảnh: Sina.Đặc điểm cực kỳ độc đáo và dễ nhận ra nhất của siêu tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đó chính là nó có tới hai tháp điều khiển khác nhau được đặt dọc theo thân tàu. Hiện vẫn chưa rõ nhiệm vụ chính của cả hai tháp điều khiển này trong việc điều khiển và tác chiến của tàu sân bay. Nguồn ảnh: Sina.Theo thiết kế, tàu sân bay lớn nhất nước Anh sẽ có biên chế thủy thủ đoàn khoảng 679 người trong đó bao gồm cả các sỹ quan chỉ huy. Con tàu mang tên Nữ hoàng Elizabeth này có độ dài 280 mét, lườn rộng 73 mét và mớm nước tới 11 mét. Nguồn ảnh: Sina.Bắt đầu được đóng mới từ năm 2008, chi phí để đóng con tàu này tốn tới 3,1 tỷ Bảng Anh, tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD. Mặc dù chi phí đóng mới cực kỳ tốn kém, tuy nhiên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth lại vẫn sử dụng hệ thống cầu nhảy để cất cánh máy bay thay vì dùng hệ thống phóng máy bay. Nguồn ảnh: Sina.Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cũng không sử dụng động cơ hạt nhân. Hiện tại trên thế giới mới chỉ có Mỹ và Pháp có thể làm chủ được công nghệ đóng tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân. Nước Anh vẫn chưa có khả năng tự đóng được tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.Cận cảnh hệ thống cầu nhảy trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cùng với một phần đường băng trên tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.Con tàu sân bay lớn nhất lịch sử nước Anh này có khả năng chở được tối đa 40 máy bay chiến đấu. Tuy nhiên nhiều thông tin cho rằng HMS Queen Elizabeth có thể mang theo tới 50, thậm chí là 70 chiến đấu cơ các loại. Queen Elizabeth cũng là con tàu đầu tiên trong lớp tàu sân bay cùng tên của Hải quân Hoàng gia Anh. Dự kiến Anh sẽ đóng thêm một chiếc tàu sân bay nữa thuộc loại này. Nguồn ảnh: Sina.
Hôm 30/10 vừa qua, tàu sân bay đắt nhất lịch sử nước Anh chiếc HMS Queen Elizabeth đã rời cảng Portsmouth của nước này ra khơi sau một loạt lùm xùm trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Sina.
Chuyến hành trình của HMS Queen Elizabeth được bắt đầu từ 12:00 giờ GMT. Thực tế, HMS Queen Elizabeth không rời cảng Portsmouth một cách có chủ đích mà do thời tiết xấu, biển động mạnh nên tàu sân bay mới nhất này của Anh phải rời cảng này ngoài kế hoạch. Nguồn ảnh: Sina.
Khi tàu rời cảng, quá trình hoàn thiện con tàu với hàng trăm kỹ sư vẫn tiếp tục làm việc bên trong. Mặc dù phía Anh dự kiến sẽ đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào biên chế dịp cuối năm nay tuy nhiên khối lượng công việc để hoàn thiện con tàu này còn rất lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Giới báo chí Anh gọi đây là siêu tàu sân bay Anh Quốc và là niềm tự hào của Nữ Hoàng. Trong lịch sử hào hùng của Hải quân Hoàng gia Anh, chiếc HMS Queen Elizabeth là chiếc tàu chiến lớn nhất từng được đóng, nó có độ giãn nước 70.000 tấn. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc điểm cực kỳ độc đáo và dễ nhận ra nhất của siêu tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đó chính là nó có tới hai tháp điều khiển khác nhau được đặt dọc theo thân tàu. Hiện vẫn chưa rõ nhiệm vụ chính của cả hai tháp điều khiển này trong việc điều khiển và tác chiến của tàu sân bay. Nguồn ảnh: Sina.
Theo thiết kế, tàu sân bay lớn nhất nước Anh sẽ có biên chế thủy thủ đoàn khoảng 679 người trong đó bao gồm cả các sỹ quan chỉ huy. Con tàu mang tên Nữ hoàng Elizabeth này có độ dài 280 mét, lườn rộng 73 mét và mớm nước tới 11 mét. Nguồn ảnh: Sina.
Bắt đầu được đóng mới từ năm 2008, chi phí để đóng con tàu này tốn tới 3,1 tỷ Bảng Anh, tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD. Mặc dù chi phí đóng mới cực kỳ tốn kém, tuy nhiên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth lại vẫn sử dụng hệ thống cầu nhảy để cất cánh máy bay thay vì dùng hệ thống phóng máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cũng không sử dụng động cơ hạt nhân. Hiện tại trên thế giới mới chỉ có Mỹ và Pháp có thể làm chủ được công nghệ đóng tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân. Nước Anh vẫn chưa có khả năng tự đóng được tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh hệ thống cầu nhảy trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cùng với một phần đường băng trên tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.
Con tàu sân bay lớn nhất lịch sử nước Anh này có khả năng chở được tối đa 40 máy bay chiến đấu. Tuy nhiên nhiều thông tin cho rằng HMS Queen Elizabeth có thể mang theo tới 50, thậm chí là 70 chiến đấu cơ các loại. Queen Elizabeth cũng là con tàu đầu tiên trong lớp tàu sân bay cùng tên của Hải quân Hoàng gia Anh. Dự kiến Anh sẽ đóng thêm một chiếc tàu sân bay nữa thuộc loại này. Nguồn ảnh: Sina.