Tưởng như các máy bay tiêm kích MiG-15 cổ đã nghỉ hưu, thế nhưng mới đây Không quân Triều Tiên đã khiến cả thế giới sửng sốt trong một “cuộc thi chiến đấu trên không” triển khai các tiêm kích MiG-15 tham gia thao diễn và chiến đấu. Điều đó chứng to, sau hơn 70 năm, MiG-15 vẫn bền bỉ hoạt động trong Không quân Triều Tiên, vượt quá cả tuổi thọ của chúng được chế tạo (quá lắm tuổi thọ một dòng máy bay sau khi đại tu tăng hạn chỉ chừng 30-40 năm). Nguồn ảnh: SinaKhông những thế, trong khuôn khổ “cuộc thi chiến đấu trên không”, theo các tướng lĩnh Triều Tiên thì đây còn là màn tập dượt đánh tàu sân bay (của nước này thì đã quá rõ ràng). Điều đó có nghĩa là ngoài các tiêm kích MiG-29, MiG-23, cường kích Su-25, Triều Tiên còn “quyết định” đưa cả tiêm kích MiG-15 huyền thoại tham gia trận đánh hàng không mẫu hạm. Nguồn ảnh: SinaThật sự thì quả thực vô cùng khó tin, không rõ bằng cách nào mà Không quân Triều Tiên vẫn còn duy trì được các máy bay tiêm kích MiG-15 trong biên chế. Tất nhiên linh kiện của chúng đã thôi không còn được sản xuất từ cách đây phải 30-40 năm. Chưa kể, hệ số an toàn bay làm thế nào họ có thể đảm bảo được? Trong ảnh, một chiếc MiG-15 của Không quân Triều Tiên nằm trong Bảo tàng. Nguồn ảnh: WikipediaCái tên MiG-15 đã quá nổi tiếng, nó được xem là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ nhất của Liên Xô, là một trong những máy bay phản lực thành công với cánh xuôi. Ước tính 12.000 chiếc đã được sản xuất ở Liên Xô và còn có thêm 6.000 chiếc được chế tạo ở các nước anh em XHCN. Nguồn ảnh: WikipediaMột trong những trận chiến đưa tên tuổi MiG-15 vang danh khắp thế giới, ngân vang mãi tới ngày hôm nay sau hơn 70 năm phục vụ chính là cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Ở đó, các máy bay MiG-15 do phi công Liên Xô - Trung Quốc - Triều Tiên điều khiển đã hạ đo ván 1.300 máy bay chiến đấu của Mỹ và đồng minh. Trong ảnh, biên đội MiG-15 đang lao vào tấn công "pháo đài bay" B-29 của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên năm 1951. Nguồn ảnh: WikipediaXác một máy bay ném bom chiến lược B-29 hạ cánh thất bại xuống căn cứ Iruma, Nhật Bản sau khi bị MiG-15 tấn công trên vùng trời sông Áp Lục. Nguồn ảnh: WikipediaKiểu dáng nhỏ gọn, nhanh nhẹn, cơ động cao của MiG-15 đã trở thành tiêu chuẩn thiết kế cho nhiều dòng máy bay MiG sau này như MiG-17, MiG-19, MiG-21, MiG-23, MiG-29... Nguồn ảnh: WikipediaMáy bay chiến đấu MiG-15 có chiều dài 10,08m, sải cánh 10,08m, cao 3,7m, trọng lượng rỗng 3,6 tấn, trọng lương cất cánh tối đa 6,1 tấn. Nguồn ảnh: WikipediaCùng với kình địch F-86 của Mỹ, MiG-15 đại diện cho sự thành công không thể vượt qua của thế hệ máy bay phản lực đời đầu dùng thiết kế cánh xuôi với cánh và đuôi xuôi một góc 35 độ. Kết hợp với động cơ phản lực, MiG-15 đạt tốc độ rất cao vào thời bấy giờ, thậm chí ngấp nghé vận tốc vượt âm thanh. Nguồn ảnh: WikipediaMiG-15 trang bị động cơ turbojet Klimov VK-1 cho phép đạt tốc độ tối đa đến 1.975km/h, tốc độ tuần tra 840km/h, tầm hoạt động 1.200km và 1.975km với thùng nhiên liệu phụ, trần bay 15,5km, tốc độ leo cao 50m/s. Nguồn ảnh: WikipediaCận cảnh buồng lái máy bay tiêm kích MiG-15, thời kỳ này chưa có radar không đối không nên dù là máy bay phản lực nhưng kiểu không chiến của MiG-15 với F-86 vẫn hệt như thời CTTG 2. Khác chăng là tốc độ các máy bay được tăng lên rất nhiều. Nguồn ảnh: WikipediaBộ vũ khí của MiG-15 gồm 2 pháo 23mm NR23 (80 viên mỗi khẩu) và một pháo 37mm N-37 (cơ số đạn 40 viên). Những vũ khí đó đã cung cấp sức mạnh lớn cho MiG-15 trong vai trò đánh chặn trên không, nhưng chúng có hạn chế về tốc độ bắn khá chậm, điều này gây khó khăn cho việc bắn trúng máy bay quân địch trong các trận chiến trên không với loại máy bay phản lực. Nguồn ảnh: WikipediaMiG-15 cũng có thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất với khả năng mang được 220kg bom hoặc rocket. Nói chung là số lượng rất ít ỏi vì tải trọng vũ khí của MiG-15 vốn dĩ đã rất thấp. Nguồn ảnh: WikipediaChính vì vậy, không rõ Triều Tiên sử dụng MiG-15 cho nhiệm vụ gì trong một chiến dịch không kích đánh chìm tàu sân bay. Mang bom thì quá ít ỏi, dù cho dùng hàng chục chiếc, đánh chặn thì chúng khó lòng sống sót trước các máy bay chiến đấu Mỹ hiện đại. Phải chăng là họ định sử dụng cách đánh…cảm tử. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tưởng như các máy bay tiêm kích MiG-15 cổ đã nghỉ hưu, thế nhưng mới đây Không quân Triều Tiên đã khiến cả thế giới sửng sốt trong một “cuộc thi chiến đấu trên không” triển khai các tiêm kích MiG-15 tham gia thao diễn và chiến đấu. Điều đó chứng to, sau hơn 70 năm, MiG-15 vẫn bền bỉ hoạt động trong Không quân Triều Tiên, vượt quá cả tuổi thọ của chúng được chế tạo (quá lắm tuổi thọ một dòng máy bay sau khi đại tu tăng hạn chỉ chừng 30-40 năm). Nguồn ảnh: Sina
Không những thế, trong khuôn khổ “cuộc thi chiến đấu trên không”, theo các tướng lĩnh Triều Tiên thì đây còn là màn tập dượt đánh tàu sân bay (của nước này thì đã quá rõ ràng). Điều đó có nghĩa là ngoài các tiêm kích MiG-29, MiG-23, cường kích Su-25, Triều Tiên còn “quyết định” đưa cả tiêm kích MiG-15 huyền thoại tham gia trận đánh hàng không mẫu hạm. Nguồn ảnh: Sina
Thật sự thì quả thực vô cùng khó tin, không rõ bằng cách nào mà Không quân Triều Tiên vẫn còn duy trì được các máy bay tiêm kích MiG-15 trong biên chế. Tất nhiên linh kiện của chúng đã thôi không còn được sản xuất từ cách đây phải 30-40 năm. Chưa kể, hệ số an toàn bay làm thế nào họ có thể đảm bảo được? Trong ảnh, một chiếc MiG-15 của Không quân Triều Tiên nằm trong Bảo tàng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cái tên MiG-15 đã quá nổi tiếng, nó được xem là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ nhất của Liên Xô, là một trong những máy bay phản lực thành công với cánh xuôi. Ước tính 12.000 chiếc đã được sản xuất ở Liên Xô và còn có thêm 6.000 chiếc được chế tạo ở các nước anh em XHCN. Nguồn ảnh: Wikipedia
Một trong những trận chiến đưa tên tuổi MiG-15 vang danh khắp thế giới, ngân vang mãi tới ngày hôm nay sau hơn 70 năm phục vụ chính là cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Ở đó, các máy bay MiG-15 do phi công Liên Xô - Trung Quốc - Triều Tiên điều khiển đã hạ đo ván 1.300 máy bay chiến đấu của Mỹ và đồng minh. Trong ảnh, biên đội MiG-15 đang lao vào tấn công "pháo đài bay" B-29 của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên năm 1951. Nguồn ảnh: Wikipedia
Xác một máy bay ném bom chiến lược B-29 hạ cánh thất bại xuống căn cứ Iruma, Nhật Bản sau khi bị MiG-15 tấn công trên vùng trời sông Áp Lục. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kiểu dáng nhỏ gọn, nhanh nhẹn, cơ động cao của MiG-15 đã trở thành tiêu chuẩn thiết kế cho nhiều dòng máy bay MiG sau này như MiG-17, MiG-19, MiG-21, MiG-23, MiG-29... Nguồn ảnh: Wikipedia
Máy bay chiến đấu MiG-15 có chiều dài 10,08m, sải cánh 10,08m, cao 3,7m, trọng lượng rỗng 3,6 tấn, trọng lương cất cánh tối đa 6,1 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cùng với kình địch F-86 của Mỹ, MiG-15 đại diện cho sự thành công không thể vượt qua của thế hệ máy bay phản lực đời đầu dùng thiết kế cánh xuôi với cánh và đuôi xuôi một góc 35 độ. Kết hợp với động cơ phản lực, MiG-15 đạt tốc độ rất cao vào thời bấy giờ, thậm chí ngấp nghé vận tốc vượt âm thanh. Nguồn ảnh: Wikipedia
MiG-15 trang bị động cơ turbojet Klimov VK-1 cho phép đạt tốc độ tối đa đến 1.975km/h, tốc độ tuần tra 840km/h, tầm hoạt động 1.200km và 1.975km với thùng nhiên liệu phụ, trần bay 15,5km, tốc độ leo cao 50m/s. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cận cảnh buồng lái máy bay tiêm kích MiG-15, thời kỳ này chưa có radar không đối không nên dù là máy bay phản lực nhưng kiểu không chiến của MiG-15 với F-86 vẫn hệt như thời CTTG 2. Khác chăng là tốc độ các máy bay được tăng lên rất nhiều. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bộ vũ khí của MiG-15 gồm 2 pháo 23mm NR23 (80 viên mỗi khẩu) và một pháo 37mm N-37 (cơ số đạn 40 viên). Những vũ khí đó đã cung cấp sức mạnh lớn cho MiG-15 trong vai trò đánh chặn trên không, nhưng chúng có hạn chế về tốc độ bắn khá chậm, điều này gây khó khăn cho việc bắn trúng máy bay quân địch trong các trận chiến trên không với loại máy bay phản lực. Nguồn ảnh: Wikipedia
MiG-15 cũng có thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất với khả năng mang được 220kg bom hoặc rocket. Nói chung là số lượng rất ít ỏi vì tải trọng vũ khí của MiG-15 vốn dĩ đã rất thấp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chính vì vậy, không rõ Triều Tiên sử dụng MiG-15 cho nhiệm vụ gì trong một chiến dịch không kích đánh chìm tàu sân bay. Mang bom thì quá ít ỏi, dù cho dùng hàng chục chiếc, đánh chặn thì chúng khó lòng sống sót trước các máy bay chiến đấu Mỹ hiện đại. Phải chăng là họ định sử dụng cách đánh…cảm tử. Nguồn ảnh: Wikipedia