Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới lại chia thành hai cực sâu sắc, một bên do Mỹ dẫn đầu, bên còn lại do Liên Xô dẫn dắt, hai khối này tạo thành những liên minh quân sự và luôn gầm ghè nhau, những vũ khí mới với nhiều tính năng được trình làng với mục đích áp đảo đối phương. Nguồn ảnh: Digital Combat SimulatorKhông phải Mỹ, cũng không phải Liên Xô là nước đi đầu trong việc phát triển máy bay phản lực. Chính Đức mới là quốc gia định hình và chế tạo chiếc máy bay phản lực Messerschmitt Me 262 đầu tiên. Nguồn ảnh: Fly Away SimulationSự xuất hiện của máy bay chiến đấu phản lực ngay lập tức tạo ra đối trọng trong cuộc chơi trên không. So với máy bay cánh quạt, máy bay phản lực có tốc độ bay lớn, độ leo cao tuyệt vời, và đây là yếu tố sống còn trong không chiến thời kỳ từ cuối thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: JPlanesTừ những gì mà Mỹ và Liên Xô thu được của Đức, họ đã bắt tay vào chế tạo những chiếc máy bay sử dụng động cơ phản lực của mình, trong số này phải kể đến hai đại diện nổi trội là MiG-15 của Liên Xô và F-86 của Mỹ. Nguồn ảnh: Lewis Air LegendsCả hai máy bay đã có cuộc đọ sức ngay trên bầu trời Triều Tiên. Tuy thế so với MiG-15, tiêm kích F-86 vẫn được đánh giá cao hơn, tỷ lệ không chiến trước đối phương cũng tốt hơn. Có rất nhiều kết quả được đưa ra về tỷ lệ thắng thua giữa hai loại máy bay này, tuy nhiên các báo cáo đều có điểm chung là F-86 giành thắng lợi trước MiG-15. Nguồn ảnh: PinterestNorth American F-86 Sabre là một máy bay chiến đấu có tốc độ cận âm được chế tạo cho Không quân Mỹ. Chiếc F-86 được phát triển trong sau Thế Chiến II. Đây là một trong những máy bay tiêm kích phản lực được các nước Phương Tây sản xuất với số lượng nhiều nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nguồn ảnh: PinterestThậm chí những chiếc tiêm kích F-86 còn được chuyển giao công nghệ để sản xuất ngoài biên giới nước Mỹ. Ước tính số lượng F-86 mọi phiên bản được chế tạo lên tới gần 10.000 chiếc. Nguồn ảnh: PinterestCó rất nhiều phiên bản F-86 được sản xuất với trang bị động cơ cũng như vũ khí khác nhau. Nguồn ảnh: RikooooNhững phiên bản F-86 đời đầu chỉ được trang bị 6 súng máy cỡ nòng 12,7mm, tuy nhiên những phiên bản sau này trang bị pháo 20mm, thậm chí một số phiên bản còn được trang bị tên lửa tầm nhiệt để tiêu diệt đối phương. Nguồn ảnh: The Aviation HistoryMáy bay chiến đấu F-86 Sabre được trang bị một động cơ phản lực có lực đẩy lên tới 24.kN giúp máy bay có thể đạt vận tốc 1.106km/h, tầm bay lên tới 2.454km, tốc độ leo cao 45,7m/s, và trần bay 15.100m. Nguồn ảnh: Warbirds NewsTrong hình là cận cảnh buồng lái của tiêm kích đánh chặn F-86 Sabre. Nguồn ảnh: Warbird AlleyF-86 do một phi công điều khiển, máy bay có chiều dài 11,4m, sải cánh 11,3m, chiều cao 4,5m. Trọng lượng rỗng là 5.046kg, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 8.234kg. Nguồn ảnh: World NewsVới nhiều chiến công vang dội, thậm chí nó còn bắn rơi cả MiG-21 trong cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan, F-86 Sabre xứng đáng là lưỡi kiếm sắc bén của Phương Tây trong những năm đầu chiến tranh lạnh cho đến khi những máy bay chiến đấu vượt trội của Liên Xô ra đời. Nguồn ảnh: YouTube
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới lại chia thành hai cực sâu sắc, một bên do Mỹ dẫn đầu, bên còn lại do Liên Xô dẫn dắt, hai khối này tạo thành những liên minh quân sự và luôn gầm ghè nhau, những vũ khí mới với nhiều tính năng được trình làng với mục đích áp đảo đối phương. Nguồn ảnh: Digital Combat Simulator
Không phải Mỹ, cũng không phải Liên Xô là nước đi đầu trong việc phát triển máy bay phản lực. Chính Đức mới là quốc gia định hình và chế tạo chiếc máy bay phản lực Messerschmitt Me 262 đầu tiên. Nguồn ảnh: Fly Away Simulation
Sự xuất hiện của máy bay chiến đấu phản lực ngay lập tức tạo ra đối trọng trong cuộc chơi trên không. So với máy bay cánh quạt, máy bay phản lực có tốc độ bay lớn, độ leo cao tuyệt vời, và đây là yếu tố sống còn trong không chiến thời kỳ từ cuối thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: JPlanes
Từ những gì mà Mỹ và Liên Xô thu được của Đức, họ đã bắt tay vào chế tạo những chiếc máy bay sử dụng động cơ phản lực của mình, trong số này phải kể đến hai đại diện nổi trội là MiG-15 của Liên Xô và F-86 của Mỹ. Nguồn ảnh: Lewis Air Legends
Cả hai máy bay đã có cuộc đọ sức ngay trên bầu trời Triều Tiên. Tuy thế so với MiG-15, tiêm kích F-86 vẫn được đánh giá cao hơn, tỷ lệ không chiến trước đối phương cũng tốt hơn. Có rất nhiều kết quả được đưa ra về tỷ lệ thắng thua giữa hai loại máy bay này, tuy nhiên các báo cáo đều có điểm chung là F-86 giành thắng lợi trước MiG-15. Nguồn ảnh: Pinterest
North American F-86 Sabre là một máy bay chiến đấu có tốc độ cận âm được chế tạo cho Không quân Mỹ. Chiếc F-86 được phát triển trong sau Thế Chiến II. Đây là một trong những máy bay tiêm kích phản lực được các nước Phương Tây sản xuất với số lượng nhiều nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nguồn ảnh: Pinterest
Thậm chí những chiếc tiêm kích F-86 còn được chuyển giao công nghệ để sản xuất ngoài biên giới nước Mỹ. Ước tính số lượng F-86 mọi phiên bản được chế tạo lên tới gần 10.000 chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest
Có rất nhiều phiên bản F-86 được sản xuất với trang bị động cơ cũng như vũ khí khác nhau. Nguồn ảnh: Rikoooo
Những phiên bản F-86 đời đầu chỉ được trang bị 6 súng máy cỡ nòng 12,7mm, tuy nhiên những phiên bản sau này trang bị pháo 20mm, thậm chí một số phiên bản còn được trang bị tên lửa tầm nhiệt để tiêu diệt đối phương. Nguồn ảnh: The Aviation History
Máy bay chiến đấu F-86 Sabre được trang bị một động cơ phản lực có lực đẩy lên tới 24.kN giúp máy bay có thể đạt vận tốc 1.106km/h, tầm bay lên tới 2.454km, tốc độ leo cao 45,7m/s, và trần bay 15.100m. Nguồn ảnh: Warbirds News
Trong hình là cận cảnh buồng lái của tiêm kích đánh chặn F-86 Sabre. Nguồn ảnh: Warbird Alley
F-86 do một phi công điều khiển, máy bay có chiều dài 11,4m, sải cánh 11,3m, chiều cao 4,5m. Trọng lượng rỗng là 5.046kg, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 8.234kg. Nguồn ảnh: World News
Với nhiều chiến công vang dội, thậm chí nó còn bắn rơi cả MiG-21 trong cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan, F-86 Sabre xứng đáng là lưỡi kiếm sắc bén của Phương Tây trong những năm đầu chiến tranh lạnh cho đến khi những máy bay chiến đấu vượt trội của Liên Xô ra đời. Nguồn ảnh: YouTube