Ra đời từ năm 1959, tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới mang tên R-7 được Liên Xô sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Lạnh từ năm 1959 tới năm 1968. Nguồn ảnh: Flickr.Tưởng chừng như sứ mạng lịch sử của tên lửa đạn đạo R-7 sẽ kết thúc sau khi nó bị loại bỏ ra khỏi biên chế lực lượng Quân đội Liên Xô thì bất ngờ thay, tới tận ngày nay loại tên lửa này vẫn còn tiếp tục được sử dụng với sứ mạng đưa con người vào vũ trụ. Nguồn ảnh: Flickr.Là loại tên lửa đẩy 2 tầng có tầm xa lên tới 12.000 km và đạt tải trọng 5300 tấn. Sau khi lực lượng tên lửa chiến lược của Liên Xô được thành lập vào năm 1959, thường xuyên có ít nhất cùng lúc 10 tên lửa R-7 được đặt trọng trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: Flickr.Tuy nhiên, do có quá nhiều điểm yếu về giá thành và quan trọng nhất là thời gian chuẩn bị phóng cần tới... 20 tiếng. Điều này khiến cho R-7 sớm mất đi vị thế của mình và dần bị các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đời sau của Liên Xô lấn át. Nguồn ảnh: Pinterest.Kết quả là R-7 bị loại khỏi biên chế Quân đội liên Xô. Thế nhưng, lại được giao cho một trọng trách khác quan trọng hơn nhiều đó là tận dụng hệ thống tên lửa đẩy để làm phương tiện đưa con người vào vũ trụ. Nguồn ảnh: Pinterest.Nổi tiếng nhất thế giới có thể phải nhắc đến vệ tinh nhân tạo đầu tiên của con người mang tên Sputnik 1 được phóng lên quỹ đạo vào ngày 4/10/1957 bởi chính tên lửa đẩy R-7. Nguồn ảnh: Pinterest.Kế sau đó, vào ngày 3/11/1957, chú chó Laika cũng là sinh vật sống đầu tiên được phóng vào vũ trụ bên trong tàu vũ trụ Sputnik 2 dưới sự hỗ trợ của tên lửa đẩy R-7 đã mở ra cánh cửa cho con người chinh phục không gian. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong thời gian trạm vũ trụ Hòa Bình (Mir) của Liên Xô và Nga sau này vẫn còn được sử dụng, các tên lửa đẩy R-7 cũng được lựa chọn làm động cơ cho tên lửa Soyuz để đưa người và hàng hóa tiếp tế lên quỹ đạo của Mir. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau khi Mỹ, Nga cùng nhiều nước trên thế giới cùng bắt tay vào việc thành lập trạm vũ trụ ISS, một lần nữa tên lửa đẩy R-7 và tàu Soyuz vẫn được tin tưởng lựa chọn làm "cầu nối" giữa vũ trụ và mặt đất. Nguồn ảnh: Wiki.Kỷ lục có lẽ sẽ còn rất lâu nữa mới bị xóa bỏ của tàu vũ trụ Soyuz và tên lửa R-7 đó là 1700 lần phóng kể từ khi được sử dụng. Tới tận ngày nay, Soyuz cùng tên lửa đẩy R-7 vẫn tiếp tục được sử dụng làm phương tiện tiếp tế duy nhất lên trạm vũ trụ ISS kể từ khi chương trình tàu con thoi của Mỹ bị chấm dứt. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới được Nga tiếp tục sử dụng trong công cuộc đưa con người vào không gian.
Ra đời từ năm 1959, tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới mang tên R-7 được Liên Xô sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Lạnh từ năm 1959 tới năm 1968. Nguồn ảnh: Flickr.
Tưởng chừng như sứ mạng lịch sử của tên lửa đạn đạo R-7 sẽ kết thúc sau khi nó bị loại bỏ ra khỏi biên chế lực lượng Quân đội Liên Xô thì bất ngờ thay, tới tận ngày nay loại tên lửa này vẫn còn tiếp tục được sử dụng với sứ mạng đưa con người vào vũ trụ. Nguồn ảnh: Flickr.
Là loại tên lửa đẩy 2 tầng có tầm xa lên tới 12.000 km và đạt tải trọng 5300 tấn. Sau khi lực lượng tên lửa chiến lược của Liên Xô được thành lập vào năm 1959, thường xuyên có ít nhất cùng lúc 10 tên lửa R-7 được đặt trọng trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, do có quá nhiều điểm yếu về giá thành và quan trọng nhất là thời gian chuẩn bị phóng cần tới... 20 tiếng. Điều này khiến cho R-7 sớm mất đi vị thế của mình và dần bị các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đời sau của Liên Xô lấn át. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kết quả là R-7 bị loại khỏi biên chế Quân đội liên Xô. Thế nhưng, lại được giao cho một trọng trách khác quan trọng hơn nhiều đó là tận dụng hệ thống tên lửa đẩy để làm phương tiện đưa con người vào vũ trụ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nổi tiếng nhất thế giới có thể phải nhắc đến vệ tinh nhân tạo đầu tiên của con người mang tên Sputnik 1 được phóng lên quỹ đạo vào ngày 4/10/1957 bởi chính tên lửa đẩy R-7. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kế sau đó, vào ngày 3/11/1957, chú chó Laika cũng là sinh vật sống đầu tiên được phóng vào vũ trụ bên trong tàu vũ trụ Sputnik 2 dưới sự hỗ trợ của tên lửa đẩy R-7 đã mở ra cánh cửa cho con người chinh phục không gian. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong thời gian trạm vũ trụ Hòa Bình (Mir) của Liên Xô và Nga sau này vẫn còn được sử dụng, các tên lửa đẩy R-7 cũng được lựa chọn làm động cơ cho tên lửa Soyuz để đưa người và hàng hóa tiếp tế lên quỹ đạo của Mir. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi Mỹ, Nga cùng nhiều nước trên thế giới cùng bắt tay vào việc thành lập trạm vũ trụ ISS, một lần nữa tên lửa đẩy R-7 và tàu Soyuz vẫn được tin tưởng lựa chọn làm "cầu nối" giữa vũ trụ và mặt đất. Nguồn ảnh: Wiki.
Kỷ lục có lẽ sẽ còn rất lâu nữa mới bị xóa bỏ của tàu vũ trụ Soyuz và tên lửa R-7 đó là 1700 lần phóng kể từ khi được sử dụng. Tới tận ngày nay, Soyuz cùng tên lửa đẩy R-7 vẫn tiếp tục được sử dụng làm phương tiện tiếp tế duy nhất lên trạm vũ trụ ISS kể từ khi chương trình tàu con thoi của Mỹ bị chấm dứt. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới được Nga tiếp tục sử dụng trong công cuộc đưa con người vào không gian.